Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?
Sau khi đăng ký xong vui lòng vào
thông tin cá nhân ở phần menu bên
góc phải diễn đàn để cập nhật thông tin !

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

xqnoel

    Chùm ảnh núi lửa

      Xuân Quý
      Administrator

      Gender : Nam

      Posts : 6110

      Points : 3899

      Liked : 4048

      : 05/02/1990

      #1

       24/4/2011, 15:30


      Những ngọn núi lửa kỳ vĩ, ẩn chứa những bí mật rất thú vị. Hãy cùng nhau khám phá hình ảnh đẹp về những ngọn núi lửa nổi tiếng này.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-551-835
      Ảnh: Chris Johns
      Núi lửa ở Thái Bình Dương vẫn âm ỉ cháy với dung nham là Kilauea ở Hawaii. Kilauea là một núi lửa lớn hay thấp, có độ nghiêng thấp, núi lửa này được hình thành hoàn toàn bằng dung nham banzan chảy. Đây là 1 trong 5 núi lửa cấu tạo nên hòn đảo lớn Hawaii.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-560-406
      Ảnh: Carsten Peter
      Tại Perched, thành phố Catania, Ý, núi Etne phun trào một dòng sông dung nham tràn xuống các sườn núi. Mặc dù các nguy cơ, hiểm họa vẫn còn nhưng núi lửa Etna tương đối an toàn hiếm có. Sự phun trào và chảy dung nham chậm mang lại cho con người cơ hội để thoát được.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-769-774
      Ảnh: Olivier Grunewald
      Chớp, sét nhanh gắn liền với núi lửa Tavurvur phun trào những dòng dung nham tại Rabaul Caldera ở Papua New Guinea. Mặc dù là một ngọn núi lửa lightning (phun trào gắn liền với sét) rất phổ biến, nguyên nhân của nó vẫn còn đang là điều bí ẩn. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong một số trường hợp, núi lửa dừng phun là bởi có sự va chạm của đá, tro tàn và băng.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-921-487
      Ảnh: Carsten Peter
      Một dòng dung nham neon - orange đổ xuống như thác tại Ol Doinyo Lengai, thung lũng Tanzania Great Rift, nó được gọi là “ngọn núi của Chúa” trong ngôn ngữ của Maasai. Đó là ngọn núi lửa duy nhất trên Thế giới phun dung nham Natrocarbonatite, một dung nham cực kỳ lỏng và dễ cháy, nó hầu như không có silic.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-789-906
      Ảnh: Carsten Peter
      Một hồ bơi trong bùn sôi gần núi lửa Dallol, tại cộng đồng Danakil Depression của Ethiopia. Miệng núi lửa bùng nổ trong lúc giếng nước ngầm phun ra - nơi mà đá nhão trong lòng đất kết hợp với nước bên dưới bề mặt Trái đất, gây nên một hơi nổ.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-412-793
      Ảnh: Carsten Peter
      Những dây leo trên núi của dung nham trên một miệng núi lửa rất to tại núi lửa Ertale, Ethiopia như hơi nước thoát ra từ một hồ dung nham ở trên miệng núi lửa đã tắt có thể đạt đến nhiệt độ khoảng 1,868oF (1,020oC)
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-984-984
      Ảnh: Frans Lanting
      Dương xỉ phát triển nhanh gần khu vực dung nham nguội của công viên núi lửa Hawaii, Hawaii. Thực vật có thể nhanh chóng mọc trở lại khu vực bị ảnh hưởng bởi sự phun trào của núi lửa. Theo thời gian, dung nham và tro tàn sẽ vỡ ra thành đất đai màu mỡ cho nông nghiệp.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-390-173
      Ảnh: Peter Essick
      Khí và hơi nước bốc lên từ một miệng núi lửa New Zealand. Quốc đảo này sử dụng nhiệt tỏa ra từ Trái Đất để tạo nên 12% nhu cầu năng lượng nó sử dụng.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-449-442
      Ảnh: Stephen Alvarez
      Với tiếng xì của hơi nước, dung nham chảy vào biển Thái Bình Dương ở công viên núi lửa Hawaii, Hawaii. Quần thể đảo Hawaii được hình thành bởi đá được nấu chảy trên hàng triệu năm.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-576-308
      Ảnh: Richard du Toit/Minden Pictures
      Núi lửa Navbiotum nằm im lìm trên bờ Nam của hồ Turkana ở Kenya. Được biết đến với tên là hồ Rudolf, hồ Turkana là hồ ở cực Bắc của thung lũng Great Rift, một vùng núi lửa cao trải dài 6.000km từ Mozambique tới Syria.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-152-473
      Ảnh: Steve and Donna O’Meara
      Dung nham Pahoehoe phun trào trên miệng núi lửa Kilauea ở công viên núi lửa quốc gia Hawaii. Không giống dung nham AA (phát âm là ah ah), dung nham Pahoehoe phun trào tương đối từ từ, cho phép một lớp vỏ cách điện tạo thành nhiệt độ gần 2.1900F (khoảng 1200 độ C). Dung nham AA, di chuyển nhanh hơn và không có thời gian để tạo thành lớp vỏ, dẫn đến luồng hơi lạnh với bố cục góc hơn.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-186-892
      Ảnh: Chris Waythomas/Alaska Volcano Observatory/U.S. Geological Survey
      Núi lửa Pavlof làm tan vỡ đi những đám bụi của tro tàn và hơi nước với chiều cao khoảng 5.490 mét trên Alaska Peninsula phun trào vào tháng 8 năm 2007. Pavolof thuộc một loại núi lửa nguy hiểm nhất – núi lửa Stratovolcano, với tiềm năng phun trào, nổ lớn. Núi lửa Stratovolcano thường có khuynh hướng tạo thành một trong những nơi gọi là phiến đá địa chất lớn của Trái Đất.
      Chùm ảnh núi lửa 090831094402-421-107
      Ảnh: John Stanmeyer
      Cây cỏ xanh tươi mọc bao quanh trên sườn núi Merapi, một ngọn núi lửa rất tích cực ở miền trung Java, Indonesia. Hàng ngàn người, sinh sống nhờ vào đất của núi lửa, sống gần Merapi. Nhiều mạng sống đã vùi lấp dưới sự phun trào thường xuyên của núi lửa.

      • Theo Nationalgeographic.com