Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?
Sau khi đăng ký xong vui lòng vào
thông tin cá nhân ở phần menu bên
góc phải diễn đàn để cập nhật thông tin !

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

xqnoel

    Những Dải Trắng Trên Nền Đen [Full]

      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #1

       11/7/2011, 13:36

      First topic message reminder :

      Anh Hùng
      Tôi là một anh hùng. Làm anh hùng thật dễ. Nếu bạn không tay, không chân – bạn hoặc phải làm anh hùng hoặc phải chết. Nếu bạn không có cha mẹ - bạn phải trông cậy vào đôi tay và đôi chân của mình. Và hãy trở thành anh hùng. Nếu bạn không có tay lẫn chân, thêm vào đó lại còn mồ côi – bạn không còn lối thoát nào hết. Bạn sẽ phải làm anh hùng cho đến cuối đời. Hay là chết. Tôi là một anh hùng. Tôi không còn lối thoát nào khác.

      Tôi, một thằng bé con. Đêm tối. Mùa đông. Tôi cần đi vệ sinh. Có gọi bảo mẫu cũng vô ích.
      Chỉ có một lối thoát – bò tới nhà vệ sinh.
      Đầu tiên, cần phải tuột khỏi giường. Có một cách, là tôi tự nghĩ ra. Tôi bò đến mép giường và xoay ngửa người, lật nhào xuống sàn. Bịch. Đau đớn. Tôi bò tới cửa ra hành lang, dùng đầu đẩy cửa rồi bò từ trong căn phòng tương đối ấm ra ngoài hành lang lạnh lẽo và tối.
      Ban đêm tất cả các cửa sổ đều mở. Lạnh. Rất lạnh. Tôi trần như nhộng.
      Phải bò rất xa. Khi bò ngang phòng nơi các bảo mẫu đang ngủ, tôi đập đầu vào cửa phòng họ, cố gọi nhờ giúp đỡ. Chẳng có ai trả lời. Tôi la lên. Cũng không có ai. Có thể tôi la quá nhỏ.
      Khi bò được tới nhà vệ sinh, tôi đã hoàn toàn đông cứng. Trong nhà vệ sinh các cửa sổ đều mở, trên bậu cửa là tuyết. Tôi leo lên bệ xí. Tôi nghỉ ngơi. Tôi nhất định phải nghỉ ngơi trước khi bò ngược trở lại. Trong lúc tôi nghỉ ngơi, nước tiểu trong bệ xí đã phủ một lớp băng.
      Tôi bò về chỗ cũ. Dùng răng lôi chăn trên giường, cuộn qua quýt quanh người và cố chợp mắt.
      Rồi sáng ra người ta mặc quần áo cho tôi và đưa tôi đến trường. Trong giờ lịch sử, tôi hào hứng kể về những điều khủng khiếp trong trại tập trung của phát xít Đức. Tôi được năm điểm. Tôi luôn được năm điểm môn lịch sử. Tôi luôn được năm điểm trong tất cả các môn. Tôi là anh hùng.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #26

       11/7/2011, 13:43

      Ngôn Ngữ
      Khu nội trú. Nhà dưỡng lão. Nơi ẩn náu, chốn nương thân cuối cùng của tôi. Kết thúc. Ngõ cụt. Tôi ghi vào vở những động từ tiếng Anh bất quy tắc. Trong hành lang người ta đẩy cáng chở người chết. Các ông già, bà già bàn tán thực đơn ngày mai. Tôi ghi vào vở những động từ tiếng Anh bất quy tắc. Những bạn đồng niên tật nguyền của tôi tổ chức họp đoàn. Giám đốc khu nội trú đọc lời chào mừng trong hội trường nhân kỷ niệm ngày Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Tôi ghi vào vở những động từ tiếng Anh bất quy tắc. Ông già, một cựu tù, trong một cuộc rượu đã dùng gậy cổ người hàng xóm trong phòng. Bà già, một cựu công nhân ưu tú, treo cổ trên thành tủ. Một người phụ nữ ngồi xe lăn đã uống một vốc thuốc ngủ để giã từ mãi mãi cái thế giới đúng đắn này. Tôi ghi vào vở những động từ tiếng Anh bất quy tắc.
      Tất cả đều đúng đắn. Tôi không phải là người. Tôi không đáng được hưởng hơn, tôi không trở thành anh thợ lái máy cày hay nhà khoa học. Người ta cho tôi ăn vì thương hại. Tất cả đều đúng đắn. Phải như thế. Đúng đắn. Đúng đắn. Đúng đắn.
      Chỉ có những động từ là không đúng đắn. Chúng ngoan cố nằm trong vở, xuyên qua tiếng đài rè lạo xạo. Tôi lắng nghe những động từ bất quy tắc của tiếng Anh. Đọc chúng là một phát thanh viên không đúng đắn của một nước Mỹ không đúng đắn. Một con người không đúng đắn trong một thế giới đúng đắn đến trong suốt, tôi bền bỉ học tiếng Anh. Tôi học chỉ để không phát điên, để không trở thành người đúng đắn.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #27

       11/7/2011, 13:44

      Cây Gậy
      Nhà dưỡng lão. Một nơi khủng khiếp. Con người ta trở nên nhẫn tâm vì bất lực và tuyệt vọng, tâm hồn của họ bị bao bọc bởi một lớp áo giáp không thể xuyên thủng. Chẳng điều gì có thể khiến họ ngạc nhiên. Một cuộc sống bình thường trong một nhà dưỡng lão bình thường.
      Bốn bà phục vụ đẩy chiếc xe cút kít chở các tấm trải giường. Ông già ngồi trong xe gào lạc cả giọng. Ông đã sai. Lỗi là tại ông. Trước đó ông bị gẫy chân và bà phụ trách đã ra lệnh chuyển ông lên tầng ba. Tầng ba đối với một người gãy chân là án tử hình.
      Những bạn rượu và người quen đều ở lại tầng hai. Ở tầng hai thức ăn còn được phát thường xuyên và các bà phục vụ còn đi đổ bô. Những người bạn đi lại được có thể nhờ bác sĩ hay bà phục vụ mua hộ bánh ở cửa hàng. Ở tầng hai bảo đảm ông có thể sống sót với đôi tay lành lặn, cố gắng trụ trì cho đến khi chân lành, cho đến khi lại được tính là người đi được, được giữ lại trong danh sách những người sống.
      Ông già hét lên hăm doạ về những chiến công trên mặt trận của mình, giải thích về thâm niên thợ mỏ bốn mươi năm. Nghiêm khắc đe doạ sẽ kiện lên lãnh đạo cấp cao hơn. Đôi tay run rẩy chìa vốc huân chương, huy chương về phía các bà phục vụ. Dở hơi! Ai thèm cái đồ vớ vẩn ấy của ông ta!
      Chiếc cút kít thẳng tiến về phía thang máy. Các bà phục vụ chẳng đếm xỉa gì đến những lời phản đối của ông, họ vẫn tiếp tục làm công việc của mình. Tiếng kêu của ông già nhỏ dần. Ông thôi không đe doạ nữa, chỉ còn van nài, tuyệt vọng níu kéo cái cuộc sống chẳng cần cho ai. Ông cầu xin đừng đưa ông lên tầng ba vào ngày hôm nay, hãy đợi thêm vài ngày nữa. “Chân sẽ lành thôi, rồi tôi sẽ đi được mà” – người thợ mỏ đã uổng công cố gắng hòng khiến các bà phục vụ mủi lòng. Rồi ông ta khóc. Một giây, chỉ một giây thôi, ông chợt nhớ ra mình đã từng là con người. Ông nhoài người khỏi xe cút kít, bám chặt cứng vào cánh cửa thang máy. Nhưng đôi tay già yếu làm gì được với những bà phục vụ lực lưỡng? Và ông già khóc lóc rên rỉ bị đẩy vào thang máy. Vậy là xong. Đã có một con người. Và không còn nữa.
      Người ta lọt vào sống thường xuyên ở trại chúng tôi theo những cách khác nhau. Có người được người thân đưa tới, có người tự đến vì quá mệt mỏi với gánh nặng của cuộc sống tự do. Nhưng cảm thấy tự tin và nhẹ nhàng hơn cả trong nhà dưỡng lão là những cựu tù nhân. Những người đã ngồi tù, những con sói già, ở ngoài tự do đã không kiếm nổi cho mình nhà cửa, gia đình, rơi vào chỗ chúng tôi ngay sau khi mãn hạn tù.
      Tiếng ồn ào la lối từ sáng sớm. Các bà phục vụ la hét chửi mắng tục tĩu một ông già khô quắt hay đi lại. Họ la chửi uổng công. Thực ra ông ấy chẳng hề muốn thêm việc cho họ. Tất cả vẫn như mọi khi. Họ chơi bài với nhau trong phòng, uống vodka. Quân bài không đồng chất hay người cùng phòng định ăn gian – không ai biết được. chỉ có điều ông già dùng gậy đập vào đầu người bạn rượu đến nỗi máu chảy từ cái đầu vỡ dây ra cả trong phòng, cả nhà vệ sinh nơi ông già đánh bài – nạn nhân chạy vào, cả hành lang dẫn từ phòng đến nhà vệ sinh. Ông ấy không muốn làm dây bẩn sàn nhà, không hề muốn, chẳng may thành như thế.
      Ông già ngay sau khi đến nhà dưỡng lão đã đổ đầy chì vào cây gậy nhôm thông thường, đi đâu cũng chống gậy. Thâm niên ba mươi năm ngồi tù đã dạy ông quan tâm đến sự an toàn của cá nhân. Và cây gậy nặng tiện lợi cũng có ích khi ẩu đả. Ông ta yêu quý thứ vũ khí đó, ông ta thích thú khi có trong tay vật bảo đảm tuyệt đối cho sự bất khả xâm phạm của mình. Còn việc cái sàn bị dây bẩn ông đã thành thực xin lỗi. Người ta tha lỗi cho ông, nhưng để tránh tai hoạ người ta vẫn chuyển ông đến một phòng riêng.
      Như mọi khi, các bà phục vụ làm ầm lên từ sáng sớm. Cũng bình thường. Chẳng có gì đáng sợ. Ông già cựu tù bị đột quỵ. Đột quỵ là chuyện nghiêm trọng. Ông già tỉnh dậy, phần bên phải của nửa người không chịu nghe theo sự điều khiển của bộ não bị tổn thương. Tay phải thẳng đơ, chân phải nặng trịch không nhúc nhích. Nụ cười nửa bên mặt và bản án đáng sợ - tầng ba. Bà phụ trách tất bật chạy và ra chỉ thị. Các bà phục vụ đã ăn sáng xong, đi thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo một cách vui vẻ, chẳng vội vã. Chẳng đi đâu mà vội, ông già không thể biến đi đâu được.
      Có điều người cựu tù không vội về thế giới bên kia. Ông ta vẫn chưa chán nhìn mặt trời, vẫn chưa uống hết định mức vodka. Ông ta rên khó nhọc, nắm chiếc gậy bằng tay trái, nằm và chờ đợi. Các bà phục vụ tới. Họ ngạc nhiên nhìn ông già với cây gậy giơ cao. Người cựu tù phủ đầu, không để bọn họ kịp phản ứng, nhìn những người mới bước vào và cất lời. Cái nhìn sắc nhọn ảo não của một con thú bị dồn bắt, cây gậy nặng không hề run rẩy trong tay con người cao tuổi.
      - Sao hả? Đến lôi đi hả đồ chó? Nào, lại đây! Mày đầu tiên hả, hay mày? Tao hứa tao sẽ đánh bể đầu. Nếu không giết cũng làm cho tàn phế.
      Ông ta tự tin nhìn thẳng vào họ. Ông hiểu rằng mình đang liều mạng. Ông, một người liệt, có thể làm gì được với bốn người phụ nữ thôn quê khoẻ mạnh? Nếu họ cùng một lúc xông tới giằng lấy cây gậy. Nhưng chẳng ai muốn là người đầu tiên. Họ sợ bị thương, họ sợ cây gậy của ông ta. Tên cựu tù sẽ ra đòn, sẽ không nương tay.
      Những người phụ nữ đồng loạt bước ra không do dự. Bà phụ trách chạy trong hành lang, la mắng, thuyết phục. Vô ích. Họ khuyên bà ta nên là người đầu tiên xông vào lão cựu tù và tước cây gậy của ông ta. Phẫn nộ, bất lực, bà phụ trách gọi cảnh sát khu vực.
      Cảnh sát khu vực, một người đàn ông nghiêm túc, còn vài năm nữa thì nghỉ hưu. Ông tới khi được gọi khẩn cấp – phong cách lính, súng lục trong bao da. Ông bước vào phòng người cựu tù, nhìn kẻ vi phạm trật tự công cộng. Trên giường là một ông già gầy quắt, và không hiểu tại sao lại cầm cây gậy trong tay.
      - Ông vi phạm trật tự chung hả?
      - Ông nói gì vậy thưa ông? Trật tự nào cơ? Ông không thấy tôi bị liệt sao?
      Viên cảnh sát cúi xuống bên người bệnh, gạt tấm chăn đắp.
      - Họ gọi bác sĩ chưa?
      - Y tá có đến, có chích cho một mũi thuốc.
      - Họ muốn gì ở tôi?
      - Ông hãy lấy cây gậy của ông ta, còn lại chúng tôi tự giải quyết – bà phụ trách xen vào câu chuyện.
      - Bà kia, hãy lui ra cho, không được cản trở việc tiến hành nghiệp vụ điều tra – viên cảnh sát lớn tiếng đe dọa bà ta. Ông đóng cửa lại, kéo ghế gần giường và ngồi xuống.
      - Cớm trong trại cũng không độc ác bằng họ - người cựu tù bắt đầu thanh minh – họ muốn chuyển tôi lên tầng ba. Đó là chỗ của những người sắp chết.
      - Vì sao?
      - Ai mà biết được. Bọn đàn bà…
      - Bọn đàn bà – cảnh sát khu vực trầm ngâm nhắc lại – tôi không hiểu được họ.
      Cả hai cùng yên lặng. Viên cảnh sát đứng lên, bước ra khỏi căn phòng.
      - Các vị, tôi đã tiến hành giáo dục người được bảo trợ của các vị, ông ta hứa sẽ sửa chữa và không vi phạm trật tự chung nữa. Còn nếu như ông ta có vi phạm điều gì nghiêm trọng, các vị cứ yên tâm, chúng tôi sẽ đến lập biên bản và bắt ông ta phải chịu trách nhiệm theo pháp luật một cách nghiêm khắc nhất.
      Người cảnh sát khu vực sửa lại mũ, nhìn mấy bà cô mặc áo choàng trắng một cách thiếu thân thiện rồi đi ra cửa. Còn ông già đã dần hồi phục. Có thể là do những mũi chích của cô y tá tốt bụng, mà cũng có thể là khát vọng sống của một con thú đã kéo ông ta về từ thế giới bên kia, nhưng ông ta rồi cũng ngồi dậy được, đứng được. Và cứ đi lại trong nhà dưỡng lão, kéo lê cái chân liệt, tay trái cầm chặt cây gậy. Một cây gậy tốt, nặng, một vật rất tuyệt, hiệu quả.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #28

       11/7/2011, 13:44

      Nữ Tội Đồ
      Nhà dưỡng lão. Ngày chuyển thành đêm, đêm chuyển dần sang ngày. Các mùa trong năm hoà lẫn vào nhau, thời gian cứ trôi. Chẳng có gì xảy ra, chẳng có gì ngạc nhiên. Vẫn những khuôn mặt ấy. Vẫn những câu chuyện ấy. Nhưng đôi khi một thực tế thân quen hiện lên, trỗi loạn và cho thấy điều gì đó khác thường, không thể nhét vừa vào những khái niệm đơn giản và quen thuộc.
      Bà sống trong nhà dưỡng lão từ lâu, dường như từ ngày nó được thành lập. Một người phụ nữ khiêm nhường và lặng lẽ, một con người nhỏ nhoi trong thế giới rộng lớn và tàn nhẫn. Một người phụ nữ nhỏ bé. Bà có chiều cao không hơn một đứa trẻ lên năm. Tay và chân nhỏ xíu được nối bằng những khớp xương yếu ớt nên bà không thể đi được. Nằm úp mặt trên một tấm ván thấp có trục bi, bà dùng chân đẩy lên sàn và di chuyển theo cách đó.
      Người phụ nữ ấy làm việc trong xưởng phục vụ nghi lễ. Có một xưởng như vậy trong cái nhà dưỡng lão buồn thảm của chúng tôi. Trang trí áo quan, vòng hoa giả và những thứ đồ tế loè loẹt khác do các bà già của trại làm cho tất cả những người chết của thành phố nhỏ. Có thể đặt vòng hoa ở xưởng trong nghĩa trang, nhưng mọi người đều công nhận rằng vòng hoa ở đó đắt hơn, làm cẩu thả, thiếu đi sự kính cẩn cần có đôi với những thứ tế nhị và quan trọng như vậy. Năm này qua năm khác bà làm những bông hoa bằng giấy, đính nó vào trong vòng hoa đám ma – sự thể hiện kính cẩn mối quan tâm đôi với người đã mất.
      Chẳng ai xúc phạm người phụ nữ bất hạnh, các nhân viên nhà dưỡng lão không để ý đến chiếc xe trườn chậm chạp trong hành lang của bà, bà không nhờ ai giúp đỡ, tự đến nhà vệ sinh và nhà ăn. Những kẻ say rượu hung hăng thỉnh thoảng lại khủng bố cư dân của nhà dưỡng lão, cũng không động đến sinh linh yếu ớt ấy.
      Bà cứ sống như thế. Ban ngày làm hoa cho người chết, ban đêm thùa những chiếc khăn lót hay thêu gối. Ngày ngày qua ngày khác, năm này qua năm khác. Sống bình thường. Căn phòng nhỏ dần được bà trang bị cho phù hợp với vóc dáng khiêm tốn của mình. Đệm trên sàn, chiếc bàn thấp, chiếc ghế búp bê, những chiếc khăn lót thêu hoa và những chiếc gối thêu nổi.
      Bà sống quá lâu, quá lâu. Đã hơn bốn mươi tuổi nhiều rồi. Đã sống quá đủ. Trong một cuộc họp thường lệ, ban lãnh đạo cho rằng đã đến lúc chuyển bà ấy lên tầng ba. Một việc làm theo kế hoạch. Nhịp độ bình thường của một cỗ máy hoạt động chuẩn xác. Trên tầng ba người ta sẽ đặt bà lên chiếc giường người lớn thông thường trong căn phòng có ba người sắp chết và để cho bà chết từ từ. Người ta sẽ lấy mất của bà thứ của cải cuối cùng: tự do tự phục vụ bản thân.
      Bà đã lặng lẽ sống cuộc đời dằng dẵng của mình, chưa bao giờ yêu cầu cái gì ở lãnh đạo, vậy mà bỗng nhiên lại đăng ký xin gặp giám đốc. Bà ngồi hàng giờ xếp hàng và đợi bằng được quyền theo luật định của mình, van xin trong nước mắt đừng đuổi bà ra khỏi căn phòng nhỏ, van xin hãy để bà sống nốt thời gian còn lại trong không gian quen thuộc. Người ta đã lắng nghe như thường lệ, đã từ chối như thường lệ và cuối cùng thì đuổi bà ra khỏi hàng người chờ được tiếp.
      Vào cái đêm trước ngày ấn định chuyển chỗ, bà đã treo cổ trên nắm tay cửa. Nữ tội đồ.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #29

       11/7/2011, 13:44

      Người Sĩ Quan
      Người ta đưa đến nhà dưỡng lão một người mới. Người đàn ông to lớn cụt chân ngồi trên chiếc xe lăn thấp tè. Ông tự tin liếc quanh và chậm chạp đi vào phòng. Ông định vị được ngay, không cần mách bảo. Ông đi khắp toà nhà ba tầng của chúng tôi, không vội vã, từ phòng này sang phòng khác. Bắt đầu từ nhà ăn. Lúc đó đang là bữa trưa. Ông xem người ta cho ăn gì, khẽ cười khẩy buồn rầu, không ăn. Ông đi thang máy lên tầng ba – tầng của những người phải chết, tầng của những người sắp chết. Ông ngó vào từng phòng, không hoảng hốt, ồn ào, không bịt mũi ghê tởm, không quay lưng lại sự thật. Ông nhìn thấy những người già cả đáng thương nằm bất động trên giường, nghe thấy những tiếng rên rỉ, kêu la. Đến chiều ông quay trở về phòng của mình, nằm trên giường.
      Một căn phòng tốt ở tầng hai. Với một người cùng phòng. Trên cửa co treo tấm bảng đẹp đẽ có dòng chữ “Cựu chiến binh Chiến Tranh Vệ Quốc sống ở đây”. Những điều kiện sống bình thường. Có thể tới nhà ăn ngày ba lần, ăn những gì được cho ăn, chiều chiều xem vô tuyến cùng với mọi người. Một phần lương hưu thừa đủ để trang trải những nhu cầu không phức tạp của người luống tuổi – thuốc lá, trà, bánh ngọt. Nếu muốn, chẳng ai và chẳng có điều gì có thể ngăn ông mua vodka và uống với người cùng phòng, nói chuyện về quá khứ, kể cho nhau nghe họ là ai trong quá khứ, họ đã chiến đấu và chiến thắng ra sao, đã luôn chiến thắng. Có thể đẩy xe tới nhà vệ sinh chừng nào đôi tay còn cho phép, chừng nào tay còn giữ nổi cái thìa, chừng nào còn đủ sức để ngày ngày chiến đấu vì quyền được thấy mình là con người.
      Chiều hôm đó họ không có vodka. Cùng phòng là một người tốt bụng. Chấp nhận cuộc sống do nhà nước đài thọ, ông già lặng lẽ lắng nghe chuyện người mới đến suốt từ chiều đến nửa đêm. Bằng giọng chỉ huy, người đàn ông cụt chân rành rọt kể chi tiết toàn bộ đời mình. Nhưng dù cho ông có bắt đầu như thế nào thì câu chuyện vẫn quay về một mối: trong chiến tranh, ông đã từng là sĩ quan trinh sát xa.
      Những sĩ quan trinh sát xa. Những chiến sĩ đã được thử thách, những người dũng cảm, giỏi nhất trong số những người giỏi, những người số một. Ưu tú. Họ đột nhập vào khu vực của kẻ thù, vượt qua những bãi mìn, tiến sâu vào lòng địch. Không phải ai cũng quay trở về, những người quay trở về lại tiếp tục đi vào lòng địch. Chiến tranh là chiến tranh. Họ không lẩn tránh cái chết, họ thực hiện nhiệm vụ, làm theo chỉ thị. Cái chết không phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một người. Họ sợ bị bắt làm tù binh – nhục nhã, bị lăng nhục, bất lực. Trong trinh sát xa không có tù binh và thương binh. Theo chỉ thị, người làm chậm bước tiến của toàn đội phải tự sát. Một người chết còn hơn là tất cả đều chết. Một người tự bắn mình, những người khác đi tiếp, thực hiện nhiệm vụ, giết giặc. Trả thù cho Tổ quốc mình, cho những đồng đội đã hy sinh, cho những người đã tình nguyện rời bỏ cuộc sống vì nghĩa lớn. Nếu vết thương nặng đến mức người lính không thể tự bắn mình, bên cạnh luôn có một người bạn, anh ta sẽ buộc phải giúp. Một người bạn thật sự, không phải xã giao, không phải cùng hội rượu hay chỉ là người hàng xóm ở cầu thang bên cạnh. Đó là người sẽ không phản bội, người sẽ chia sẻ miếng bánh cuối cùng, viên đạn cuối cùng.
      Người sĩ quan cứ kể mãi, kể mãi. Chuyện vấp bãi mìn, chuyện yêu cầu người bạn “Hãy bắn đi”. Tai nạn xảy ra cách biên giới không xa, người bạn vác ông về được với đồng ngũ, mười cây số - không sâu trong lòng địch. Chuyện ông sợ phải trở thành gánh nặng suốt đời ra sao, rồi làm việc trong hợp tác xã, khâu thú nhồi bông. Lấy vợ, nuôi các con khôn lớn. Con cái tốt chỉ có điều chúng không còn cần tới một ông già cụt chân.
      Và gần sáng, người sĩ quan đã tự cứa cổ mình bằng con dao nhíp. Cứa rất lâu. Con dao nhỏ cùn đụt. Vậy mà người cùng phòng đáng thương không nghe thấy gì hết trong giấc ngủ rất tỉnh của người già. Không một tiếng động, không một tiếng rên.
      Người sĩ quan trinh sát xa đã chết. Một cái chết đúng đắn, theo điều lệ. Chỉ có điều không có người bạn bên cạnh, một người bạn thật sự, người hút với ông điếu thuốc cuối cùng, đưa cho ông khẩu súng và ý tứ lùi lại, không làm phiền. Không có người bạn bên cạnh, không có. Thật buồn.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #30

       11/7/2011, 13:45

      Người Cho Ăn
      Các bà già thường chết vào mùa xuân. Họ chết vào bất cứ thời gian nào trong năm, chết thường xuyên, nhưng chết nhiều nhất chính là vào mùa xuân. Mùa xuân, trong các căn phòng ấm hơn, mùa xuân, người ta mở toang cửa sổ và cửa ra vào để không khí trong lành ùa vào cái thế giới ngột ngạt của trại điều dưỡng. Mùa xuân, cuộc sống được cải thiện. Nhưng họ ngoan cố níu kéo cuộc sống suốt cả mùa đông, chờ đợi mùa xuân chỉ để được thả lỏng, để trao mình cho tự nhiên và ra đi thanh thản. Trong nhà dưỡng lão, các ông già ít hơn nhiều. Họ chết mà không quan tâm gì đến sự thay đổi của mùa. Họ không cố gắng sống đến mùa xuân. Nếu cuộc sống từ chối họ ân huệ cuối cùng là chai vodka hay đồ nhắm ngon, họ đi về thế giới bên kia mà không hề chống cự.
      Tôi ngồi trong sân nhà dưỡng lão. Ngồi một mình. Tôi không buồn, tuyệt nhiên không thấy buồn. Tôi ngắm nhìn mùa xuân. Tôi còn trẻ, tôi tin rằng sẽ còn sống được trên đời này không chỉ một năm nữa. Đối với tôi mùa xuân không có ý nghĩa nhiều như đôi với những người già.
      Trên cửa xuất hiện một người. Một bà già lọm khọm đang di chuyển, tay vịn vào lưng ghế. Bằng những động tác giật cục, bà nhấc cả người lên, thóang đứng trên đôi chân, tay đẩy chiếc ghế lên trước vài phân. Rồi lại nặng nhọc tì vào ghế, chậm chạp lê đôi chân tới chiếc ghế. Bà nhìn xung quanh, không nhận ra khuôn mặt quen nào, quả quyết tiến về phía tôi. Lại một người trò chuyện, lại một câu chuyện nữa. Bà già tới bên tôi, đặt chiếc ghế đối diện với xe lăn của tôi, chậm chạp và nặng nề ngồi xuống.
      Suốt thời gian chiến tranh bà làm việc trong hợp tác xã. Làm việc từ sáng đến chiều. Không được trả tiền. Chỉ có một mục đích: tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. ngày công lao động được trả bằng gạo tấm. Tấm dùng để nấu cháo. Chỉ có cháo, không có gì khác. Thậm chí bánh mì cũng không. Sau chiến tranh có dễ thở hơn - chồng bà trở về khoẻ mạnh và nguyên vẹn. Bà cùng chồng lên thành phố. Chồng bà lái xe, bà làm việc trong nhà máy may mặc. Ở thành phố, chồng bà nhanh chóng trở thành kẻ nát rượu, rồi chết. Người phụ nữ nhớ đến cuộc sống ở thành phố như những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Bà làm việc ngày tám tiếng, còn lại được tự do. Trong nhà máy, ngày nào cũng có bữa trưa, súp, món chính và nước quả. Rất ổn. Sau giờ làm việc cả tập thể kéo nhau đi đào móng cho một công trình mới, tự nguyện, không lấy tiền. Đó gọi là “Tiếng gọi của Đoàn thanh niên.” Bà tự hào kể tên những công trình trong thành phố có sự đóng góp của bà. Họ đào móng cho đến tận chiều muộn, mùa đông trên công trường bật đèn pha, và ai cũng tự nguyện, vui vẻ. Đêm đến bà trở về nhà, ăn chút gì đó rồi ngả vật ra giường. buổi sáng lại tới nhà máy. Chủ nhật đi xem phim. Cuộc sống thật tốt đẹp.
      Bà về hưu năm sáu mươi tuổi. Mắt kém, không còn làm trong nhà máy may mặc được nữa. Nửa năm sau bà bị đột quỵ. Hàng xóm đưa bà đến nhà dưỡng lão. Bà nghĩ, thế là hết. rồi người cùng phòng đòi uống. Bà từ từ ngồi dậy, giúp bạn, bản thân cũng uống, hình như thấy có khá hơn. Bà đi xem xét nhà dưỡng lão. Tốt rồi, có mái nhà che thân, có cái ăn. Chỉ có một điều – tất cả đều ổn khi chân còn đứng được. Nếu khuỵu xuống, sẽ chẳng có ai tới giúp. Họ sẽ đặt đĩa cháo lên chiếc tủ con cạnh giường – rồi muốn sống thế nào cũng mặc. Dù có kêu hay không cũng sẽ chẳng có ai tới giúp. Bà hoảng sợ. Đôi tay quen làm việc đòi hoạt động. Bà đi tới các phòng, đút cho các người liệt ăn. Sau bữa sáng, bà bắt đầu đi. Chưa kịp đút bữa sáng cho tất cả, đã đến giờ ăn trưa, rồi bữa tối. Ngày lại ngày, từ bữa sáng cho đến bữa tối. Bà không kịp đút cho tất cả. Bà tự hứa sẽ chỉ đút cho những người yếu nhất, những người sắp chết. Những người khoẻ mạnh hơn, bà dúi vào tay họ mẩu bánh mì của bữa trưa. Có bánh mì trongtay – sẽ không thể nào chết được.
      Các căn phòng rất hôi hám, mùi của thối rữa và cái chết. Các bà già rất hay đòi bô, một số người đòi thay đồ. Bọn họ thường đòi bô nhiều hơn đòi ăn, nhiều hơn đòi uống. Bà không chịu. Bà thầm nhủ sẽ chỉ đút ăn thôi.
      Bà ngó vào phòng hỏi có cần đút ăn không. Họ có phản ứng khác nhau trước câu hỏi vô hại ấy. Một vài người kiêu hãnh trả lời bằng giọng lạnh lùng cố ý rằng trong phòng tất cả đều đi lại được, mắng mỏ người phụ nữ đút cơm, dùng những từ tệ hại. Cho rằng đó là điềm xấu: nếu người phụ nữ đút cơm đến phòng sẽ có người chết. Bà không giận, lại đi tiếp, từ phòng này qua phòng khác.
      Thảm hại nhất là những người rất cần giúp đỡ. Những người khi còn khoẻ đã từng mắng bà già đút cơm, xua đuổi và chửi mắng bà, nay rơi vào tình trạng bất lực, lại kêu gào giúp đỡ lớn tiếng nhất, họ van nài được cho ăn, giận dữ khi bà không kịp tới vào bữa trưa. Họ nuốt chửng những thìa thức ăn, mắt liếc khẩu phần ăn xem bà già đút cơm có lấy trộm miếng nào không. Những người như vậy nằm rất lâu, trong cứt đái, da thối rữa, lở loét. Nhưng vẫn sống. Sống hàng năm trời. Sống, mất trí, không nhận ra người giúp đỡ mình, nhưng vẫn há miệng trước thìa cháo, tham lam nuốt, ánh mắt thất thần dán vào vô định.
      Trời tối dần. chúng tôi không để ý nửa ngày đã trôi qua.
      - Bà ơi, bà đã đút cho mọi người bao nhiêu năm rồi?
      - Ba mươi hai năm. Đến lễ Phục sinh sẽ là ba mươi ba năm. Ta có ghi lại hết. Tính hết.
      - Bà đúng là anh hùng – tôi khâm phục thốt lên – Ba mươi hai năm! Vô tư phục vụ mọi người.
      - Vô tư ư?
      Bà già đút cơm rung người cười khẽ không thành tiếng. Vội vàng làm dấu thánh ba lần liền, thì thầm cầu nguyện.
      - Bọn trẻ các người thật là ngốc nghếch. Không hiểu gì về cuộc sống cũng như cái chết.
      Bà ta nghiêm khắc nhìn tôi bằng cặp mắt bé tí độc ác. Chăm chú xem xét đôi tay tôi.
      - Tự ăn à?
      - Tự ăn.
      Bà thở dài. Rõ là bà rất muốn chia sẻ bí mật của mình với ai đó. Không nhìn vào mắt tôi, bà già liến thoắng nói một hơi, rõ ràng và cẩn trọng:
      - Cậu nói là vô tư ư? Có lý do đấy. Người ta đã muốn cho ta tiền. không phải tất cả những người liệt giường đều mồ côi cả đâu. Họ hàng của họ đến, nhét những đồng tiền bẩn thỉu vào tay ta. Nhưng ta không nhận. Nếu họ bỏ vào túi mà ta không biết, ta đưa hết cho các cụ, đến tận xu cuối cùng. Những người đã không còn biết gì, ta mua kẹo và cho họ ăn đến cái cuối cùng. Ta chẳng cần tiền của họ cũng như ơn nghĩa của họ. Ta đã thề. Khi ta mới đến đây ta đút ăn cho mọi người vì ngu ngốc, chả có ý gì. Và một lần, khi ta đến đút cho một bà già, bà ta lại nói “Đưa bô đây”. Ta trả lời rằng ta không đưa bô, chỉ đút ăn. Bà ấy nói, tốt thôi, đút đi. Bà ta ngậm bánh mì đầy mồm, nhai và nhổ vào mặt ta. Nhổ đầy mặt ta. Còn bây giờ, bà ta nói, hãy buộc khăn mùi xoa cho thật chặt dưới cằm cho tôi để khi tôi chết mồm không bị há ra. Bà ta nói, tôi sẽ không ăn nữa. Sáng nào ta cũng tới chỗ bà ta, biết đâu bà ta nghĩ lại, nhưng bà ấy chỉ nhìn ta nghiêm khắc và quay đi. Bà ta nằm hai tuần, chết dần. Khi đó ta thề rằng sẽ đút cho tất cả nếu kịp. Sau bà ấy, nhiều người khác cũng từ chối ăn, ta đã quen rồi. Ta chỉ nhớ người đầu tiên. Và ta cũng đã thề sẽ chết lặng lẽ, không giày vò. Ta yếu ớt, ta không đủ sức để nhổ bánh mì. Còn nằm liệt và vệ sinh ngay tại chỗ thì thật đáng sợ. Lúc đó ta rất hoảng sợ. Vậy mà cậu nói là vô tư.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #31

       11/7/2011, 13:45

      Giấy Phép Ra Vào
      Nhà dưỡng lão. Không phải ký túc xá, không phải bệnh viện. Hàng rào chắc chắn bằng những khối bê tông cốt sắt, cổng bằng thép. Trại nằm cách xa thành phố. Bên cạnh là nhà tù dành cho thường phạm. Nơi đó thì rõ rồi, có tù nhân, có giây thép gai. Các tù nhân thật sung sướng, mãn hạn, họ sẽ được tự do. Chúng tôi chẳng có gì để hy vọng. một khu cách ly. Người lạ không được vào. Người sống trong đó không có quyền bước ra khỏi cổng nếu không có giấy phép của giám đốc. Một cái giấy phép thông thường, có chữ ký và đóng dấu. Canh cổng cẩn mật là một người từng là cai ngục của trại bên cạnh. Ông ta đã già để có thể phục vụ trong ngành Công an, còn đôi với cái cổng của chúng tôi, ông ta vẫn còn phù hợp. Ngồi và mở cổng cho lãnh đạo. Một công việc bình thường, quen thuộc, hơn nữa lại có một khoản không tồi thêm vào lương hưu.
      Người nào nhanh nhẹn hơn hay khoẻ mạnh hơn thì trèo qua hàng rào hay đào tường. Đối với chúng tôi, những người tật nguyền ngồi xe lăn, lão gác cổng bất hạnh đó là một con chó dữ thật sự.
      Một thanh niên tật nguyền gọi taxi. Anh đã thoả thuận trước với đám bạn để họ đưa anh vào xe. Ba ngày trước chuyến đi, anh ta đã kiếm được một giấy phép ra vào. Mọi chuyện đều ổn, đều theo kế hoạch, ở đây mọi người cho anh vào xe, nơi đến sẽ có người đón. Anh ta đã ngồi trong xe, xe lăn gấp lại để trong thùng xe.
      Họ tiến lại cổng. Bác tài bật đèn hiệu. Một lão già thấp lùn bước ra khỏi chòi canh, không vội vã, đôi mắt độc ác sắc lẻm.
      - Ai trong xe?
      Bác tài không hiểu câu hỏi.
      - Một người.
      - Có giấy phép ra vào không?
      Người lái xe lúng túng lấy của người thanh niên tàn tật giấy phép ra vào, đưa cho lão. Lão ta chăm chú xem xét tờ giấy bằng con mắt thạo đời.
      - Được rồi, hãy để anh ta đi qua. Tôi nhận ra anh ta, thường xuyên lảng vảng quanh cổng. Chỉ có điều lần trước anh ta ngồi xe lăn và không có giấy phép ra vào.
      - Nhưng lần này thì có. Ông mở cổng đi.
      - Anh không hiểu tôi rồi. Trong giấy ghi là “cho phép đi ra khỏi khu vực nhà dưỡng lão”. Đây là giấy tờ. Tôi phải thực hiện đúng theo như vậy. Nếu anh ta muốn ra, hãy để anh ta đi ra, không muốn thì thôi. Ngồi trong xe, anh ta sẽ không thể ra khỏi trại.
      Bác tài tức giận. Người đàn ông đứng tuổi không quen thất bại. Ông ta lái xe tới khu nhà của nhà dưỡng lão, đi bộ vào bên trong. Sau nửa tiếng giải thích với giám đốc nhà dưỡng lão, trong tay ông ta vẫn là tờ giấy phép ra vào ấy, nhưng có thêm một dòng ngoài đề bằng bút mực “và xe đi ra”. Trong góc được dóng thêm một cái dấu tròn của trại. người thanh niên tật nguyền vui mừng. Hôm đó có lẽ giám đốc đang vui. Theo luật, phải huỷ giấy cũ, viết đơn xin cấp giấy phép mới và đợi mấy ngày để giải quyết một việc phức tạp như vậy. Xe tiến lại gần cổng lần thứ hai. Lão thường trực chăm chú nghiên cứu tờ giấy đã được sửa, trả lại nó cho bác tài và miễn cưỡng đi mở cổng.
      Họ đi trong im lặng độ mấy phút. Bỗng bác tài dừng xe lại. Tay xiết chặt vô lăng, ông ta thở hắt ta. Không nhìn người hành khách, ông nói vào không khí trước mặt, giận dữ, căng thẳng.
      - Này chàng trai, đừng giận, ta sẽ không lấy tiền của cậu đâu. Không phải bởi vì cậu tàn tật. Thời trẻ ta đã ngồi tù ba năm, ta nhớ đến hết đời. Kể từ khi đó ta căm thù bọn cớm.
      Ông tắt đồng hồ tính tiền, nhấn ga. Chiếc xe lao đi hết tốc lực, rời xa nhà dưỡng lão, xa trại giam, xa lão gác cổng khốn kiếp. Thật tuyệt. Tự do.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #32

       11/7/2011, 13:45

      Thằng Ngốc
      Bến xe buýt. Tôi và vợ định đi đâu đó. Chúng tôi đợi xe. Cuối cùng xe cũng tới, sau vô lăng là một thanh niên trẻ đeo kính mốt màu đen. Alla dùng tay đỡ tôi, đặt chân phải lên bậc, chuyển toàn bộ trọng lượng lên đó. Bỗng anh tài xế mỉm cười với chúng tôi, nhấn ga. Alla xoay nửa người vì xe lắc mạnh, cô khuỵu gối nửa vòng, vẫn dìu tôi trên tay. Cô không ngã, những buổi tập judo không phải vô ích. Cô đứng dậy và đặt tôi vào lại xe lăn.
      Một người đàn ông say rượu đang đứng trên bến xe không nhịn được cười phá lên. Ông ta cười hồi lâu rất khoái trá rồi tiến lại phía chúng tôi. Alla lùi lại, cô không hiểu tại sao tôi lại có thể nói chuyện với những loại người như vậy.
      - Hắn là thằng ngu – ông ta nói với tôi – thằng ngu.
      - Tại sao?
      - Bởi vì anh có xe lăn, anh có thể ngắm mặt trời, những con chim trên mặt đường kia, còn hắn sẽ thế nào sau tai nạn, không ai biết được, nghề của hắn rất nguy hiểm.
      Tôi hiểu ra. Mỉm cười. Quả thật hắn là thằng ngốc.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #33

       11/7/2011, 13:45

      Đất Sét
      Nặn bố thì thật dễ. Dễ hơn cả nặn một cái nấm.
      Chỉ cần nặn hai cục hình tròn bằng đất sét.

      Khi còn bé, chúng tôi nặn đất sét. Cô giáo to béo chia cho chúng tôi mỗi người hai cục đất sét. Một cục phải nặn thành hình ống dài, cục kia thành một cái bánh rán mỏng. Nếu gắn ống và bánh rán lại với nhau sẽ thành một cái nấm. Một nhiệm vụ đơn giản đôi với lũ trẻ sắp lớn.
      Tôi đặt tay lên đất sét. Tách hai cục đất sét ra. Cố gắng nặn đất sét trên bàn. Vô ích. Tôi đẩy cục đất sét lăn trên bàn, nó chẳng mỏng đi cũng chẳng dầy hơn. Tôi quay sang cục thứ hai, kết quả cũng tương tự.
      Mỗi đứa trẻ hoàn thành công việc một kiểu. Có đứa làm được cây nấm thẳng và đẹp đẽ, có đứa cây nấm nhỏ và cong queo. Cô giáo đến bên từng đứa, ai cũng được cô khuyên, người thì được cô sửa lại mũ nấm, người được sửa lại chân nấm. Cô giáo lại gần tôi.
      - Xem cháu làm được gì nào? – cô dịu dàng hỏi.
      Tôi chống hai cục đất sét lên nhau. Theo tôi dù sao như vậy cũng có chút giống cái nấm.
      - Đây là cái gì vậy? Cháu đang nặn gì đây?
      Cô giáo cầm chỗ đất sét của tôi, nặn bằng những động tác nhanh nhẹn khéo léo của đôi tay lành lặn.
      - Giờ cháu hiểu phải làm như thế nào chứ?
      Tôi gật đầu. Giờ tôi đã hiểu.
      - và bây giờ, các cháu, chúng ta sẽ xem cây nấm của ai đẹp nhất. Cây nấm đẹp nhất là của Ruben.
      Tôi nhìn lên bàn. Chiếc nấm đứng trước mặt tôi quả là thẳng thớm và đúng nhất. Tôi chẳng thiết. Đó không phải là chiếc nấm của tôi.

      Con tôi nặn bố nó. Nặn bố thật dễ. Dễ hơn nặn cái nấm. Cần phải nặn hai cục đất sét hình tròn. Hai cục giống nhau, hai bánh của xe lăn.

      Và bây giờ, các cháu, chúng ta sẽ xem cây nấm của ai đẹp nhất.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #34

       11/7/2011, 13:46

      Không Bao Giờ
      Không bao giờ. Một từ thật đáng sợ. Đáng sợ nhất trong tất cả các từ ngữ của con người. Không bao giờ. Từ này chỉ sánh được với từ “cái chết”. “Cái chết” – một “không bao giờ” to tướng. Một “không bao giờ” vĩnh viễn, cái chết xoá sạch mọi ước mơ và cơ hội. Không còn “có thể” hay “giá như” nào nữa. Không bao giờ.
      Tôi không bao giờ có thể lên đỉnh Everest. Không có tập luyện lâu dài, những cuộc kiểm tra sức khoẻ, những chuyến đi, khách sạn. Tôi sẽ không phải nguyền rủa thời tiết, đường trơn và những sườn núi dốc đứng. Không có những cái đích trung gian, những ngọn núi lớn nhỏ, không có gì hết. Có thể nếu gặp may, nếu rất gặp may, khi nào đó tôi sẽ được đến Tây Tạng. Nếu gặp may hơn nữa, tôi sẽ được đưa lên trực thăng chở đến nơi tập kết đầu tiên, đến nơi “không thê” đầu tiên và cuối cùng. Tôi sẽ nhìn thấy núi, thấy những người leo núi điên rồ, dám thức chính mình và thiên nhiên. Sau khi trở về, nếu họ gặp may và quay xuống núi an toàn, họ sẽ kể cho tôi nghe một cách sung sướng và thoáng chút lúng túng về những điều đã xảy ra ở nơi đó, bên ngoài nơi “không bao giờ” của tôi. Họ sẽ đối xử thân thiện với tôi, tôi biết. Chính tôi cũng điên rồ giống như họ. Mọi chuyện sẽ thật tuyệt vời. Chỉ có điều bản thân tôi sẽ không bao giờ được lên tận đỉnh núi.
      Tôi không bao giờ được ngồi tàu lặn lặn xuống điểm sâu nhất của đại dương. Tôi sẽ không nhìn thấy, dưới đáy biển tuyệt vời ra sao. Những gì mà tôi có thể là xem băng video – sự khẳng định cụ thể lòng kiên trì và anh hùng của ai đó.
      Và người ta cũng sẽ không cho tôi vào vũ trụ. Thực sự tôi cũng không muốn phải nôn oẹ vì chóng mặt khi bơi trong chiếc hộp kim loại chật chội. Hoàn toàn không muốn, nhưng thật bực mình. Có ai đó đang bay trên kia, trên đầu tôi, còn tôi thì không thể.
      Tôi không bao giờ có thể bơi vượt qua được eo biển Manche. Và bơi qua Đại Tây Dương bằng thuyền cũng không được. Lạc đà Sahara và chim cánh cụt Nam cực không cần sự quan tâm của tôi.
      Tôi không thể đi biển bằng tàu đánh cá, không nhìn thấy cá voi đang bơi, con cá voi bình thản, tự tin về sự đặc biệt của mình. Người ta sẽ đem cá đến tận nhà cho tôi, trong trạng thái tuyệt nhất, đã được chế biến và ăn ngay được. Đồ hộp, lúc nào cũng đồ hộp.
      Tôi chạm vào cần điều khiển điện của chiếc xe lăn. Dùng răng cắn ống hút nhựa, bỏ vào ly. Biết làm sao, đồ hộp thì đồ hộp. Tôi chậm chạp uống thứ rượu nho đỏ - mặt trời đóng hộp của đất nước Argentina xa xôi. Nhấn nút điều khiển bật ti vi. Bật tiếng. Trên kênh nào đó có truyền hình trực tiếp ngày lễ thanh niên. Những hình người trong vi vi hạnh phúc, họ hát và nhảy múa. Máy quay cận cảnh. Chàng thanh niên người xăm trổ, đeo hoa tai kia, tôi tin rằng anh ta cũng đang cố gắng chạy trốn khỏi cái “không bao giờ” của mình. Nhưng điều đó không làm tôi thấy nhẹ nhõm hơn.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #35

       11/7/2011, 13:46

      Chiến Hữu
      Tôi và bạn bè từ ngoại ô trở về. Không có xe buýt, trời nóng khủng khiếp. Cố bắt xe chạy ngang qua cũng chẳng ích gì. Ba thanh niên lực lưỡng và một người tật nguyền ngồi xe lăn – thử hỏi ai sẽ chở chúng tôi?
      May mắn bất ngờ - một chiếc xe quân đội. Chẳng có lựa chọn nào khác, phải cố mà nhồi lên. Mấy chàng trai nhấc tôi và chiếc xe lăn lên tay, cố gắng tranh cãi với lái xe. Lái xe khẳng định điều gì đó liên quan đến “không được phép” với lại “điều lệ”. Từ sâu trong xe một quân nhân lao tới chỗ lái xe với tiếng kêu “chiến..hữu”. Anh ta say bí tỉ và rất bực bội. Họ cãi nhau một hồi và chúng tôi được đi.
      Những người lính tân binh nhường chỗ cho chúng tôi. Tôi ngồi ghé mông trên ghế hẹp chật chội, người đau đớn. “Chiến hữu” tiến lại. Anh ta đứng không vững, áo sơ mi phanh ra, bên trong là chiếc may ô lính thuỷ.
      - Cựu binh Afganistan?
      - Không.
      - Điều đó không quan trọng. Trước khi xảy ra chiến tranh Afganistan, tôi cũng không biết thế nào là người tàn tật. Rồi sau đó bạn bè lần lượt trở về, cụt tay, cụt chân, mù mắt. Rất nhiều người không chịu được đã gục ngã. Còn cậu thì sao?
      - Mọi chuyện của tôi đều bình thường, có vợ, có việc làm.
      - Cậu cố lên, hãy gắng sống.
      Xe về tới thành phố. Họ khênh tôi xuống. Anh ta hét điều gì đó qua cửa kính.
      Tôi vẫn nhớ anh, chiến hữu.
      Tôi nhớ hết. Nhớ chiếc áo lót lính thuỷ của anh, cặp mắt điên dại của anh.
      Tôi vẫn nhớ anh, chiến hữu.
      Tôi gắng sống.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #36

       11/7/2011, 13:46

      Big Mac
      Nữ minh tinh màn bạc răng trắng thia lia thông báo cho tôi từ màn hình về ưu việt của nền dân chủ Mỹ. Tôi không nghe cô ta. Tôi biết hết những điều cô ta nói. Tôi tin cô ta đúng. Cô ta có thể tự hào về tổ quốc mình, về hiến pháp, quốc ca, quốc kỳ. Cô ấy có “Tuyên ngôn nhân quyền”, có tượng nữ thần tự do và “Mc Donald”.
      Cô ta hào hứng kể cho tôi về hệ thống quầy ăn nhanh danh tiếng. Một thằng hề buồn bã với nụ cười ngô nghê nhìn tôi từ tấm áp phích sặc sỡ. Bánh kẹp và nước có ga – điều gì có thể giản tiện hơn? Một phụ nữ Mỹ với thân hình cân đối mặc bộ đồ công sở cố gắng thuyết phục tôi một cách vô ích rằng chiếc bánh kẹp này là bánh kẹp ngon nhất, nước có ga này là nước có ga ngon nhất thế giới. Chuyện vặt! Chất lượng thức ăn không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi.
      Tôi biết rằng tất cả các cửa hàng “Mc Donald” đều phù hợp các tiêu chuẩn thế giới về khả năng có thể tiếp cận không hạn chế. Tôi biết rằng chiếc xe lăn của tôi sẽ thoải mái lọt qua tất cả các cửa. Những người phục vụ thân thiệt nhất thế giới sẽ giúp tôi sử dụng nhà vệ sinh, sẽ cắt chiếc bánh Big Mac nổi tiếng thành miếng nhỏ, sẽ cho ống hút thuận tiện vào ly coca cola và lên mồm cho tôi.
      Thế thôi. Thế là đủ. Hơn cả đủ. Đó là món quà tặng quá lớn đôi với một người liệt. Bánh kẹp và nước ga. Bánh mì và nước. Nền tảng của mọi nền tảng. Quyền được bảo đảm của mỗi một công dân – có chỗ dưới ánh mặt trời.
      Dân chủ.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #37

       11/7/2011, 13:47

      I Go
      Tiếng Anh. Ngôn ngữ của giao tiếp quốc tế, của công việc. Có thể dịch ra tiếng Nga hầu như tất cả. Từ thơ của Shakespeare đến hướng dẫn sử dụng tủ lạnh. Hầu như tất cả. Hầu như.

      Xe lăn. Xe lăn của Mỹ. Trong tay tôi là chiếc cần điều khiển. Chiếc xe ngoan ngoãn đưa thân hình bất động của tôi đi trong thành phố nhỏ của Mỹ.
      Tôi vượt đèn đỏ qua đường. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Tôi băng qua con phố đầu tiên trong cuộc đời mình. Chiếc xe lăn vẫn chưa hoàn toàn tuân theo bàn tay liệt của tôi.
      Xe dừng cả lại.
      Từ trong chiếc xe dừng ở hàng ngoài cùng bên trái thò ra anh lái xe hớn hở, vẫy tay và nói điều gì đó khích lệ.
      Một viên cảnh sát bước tới. Qu vẻ mặt ngơ ngác của tôi, anh ta đóan được tại sao tôi vi phạm luật lệ.
      - Ngài ổn cả chứ?
      - Vâng.
      - Ngài đã hành động đúng khi quyết định ra đường. Chúc ngài may mắn!

      Người phụ nữ trên chiếc xe lăn lao ngang qua tôi với vận tốc lớn. Bà ta ngậm ống thở. Lưng xe lăn ngả ngang đến mức bà ta phải nhìn đường qua chiếc gương gắn trên xe. Trên thành xe là hàng chữ to, rực rỡ “Tôi yêu cuộc sống”.

      Một nhà hàng Trung Quốc không lớn. Cánh cửa hẹp, bốn chiếc bàn. Người phục vụ chạy ra.
      - Tôi lấy làm tiếc. chúng tôi chính thức xin lỗi ngài. Rất tiếc, xe lăn của ngài không lọt qua cửa được. Nếu không phiền, ngài có thể qua phòng bên. Tôi cam đoan với ngài, ngài không mất gì cả, cũng thực đơn như vậy, bài trí cũng thế, vẫn đầu bếp đó. Chúng tôi có chứng chỉ, ngài có thể xem. Không có sự phân biệt đối xử nào cả.
      Tôi lúng túng thử làm yên lòng anh ta, khẳng định rằng tôi không phiền khi phải vào phòng bên cạnh. Anh ta tiễn tôi đến tận lối vào phòng bên cạnh. Gian phòng này rộng hơn một chút. Người phục vụ dẫn tôi đến chiếc bàn trống, kéo ghế cho tôi. Một vài khách hàng rụt chân khỏi lối đi, một vài những chẳng hề chú ý đến chiếc xe lăn của tôi. Khi xe đè lên chân ai đó, họ kêu lên. Còn phải nói, trọng lượng chiếc xe không phải nhỏ. Chúng tôi trao đổi những lời xin lỗi. Người phục vụ ngạc nhiên nhìn tôi:
      - Tại sao ngài cứ luôn miệng xin lỗi thế? Ngài cũng có quyền ăn trong nhà hàng này như họ.

      Cô gái Mỹ ngồi xe lăn tự hào chỉ cho tôi chiếc xe minibus có thiết bị nâng và kể rằng tất cả các hãng taxi của Mỹ đều có những chiếc minibus như vậy.
      - Chẳng lẽ không thể cải tiến những chiếc xe hơi bình thường thành xe cho người tàn tật được sao? Sẽ rẻ hơn – tôi hỏi.
      Cô gái lúng túng nhìn tôi vẻ khó chịu.
      - Nhưng xe hơi cải tiến chỉ chở được một người ngồi xe lăn. Nếu đó là chàng trai và cô gái thì sao? Theo anh, họ phải đi trong hai chiếc xe ư?

      Có thể dịch ra tiếng Nga hầu như tất cả. Từ thơ của Shakespeare cho đến hướng dẫn sử dụng tủ lạnh. Hầu như tất cả. Hầu như.
      Tôi có thể nói nhiều về nước Mỹ. Có thể kể mãi không thôi về những chiếc xe lăn, về thang máy “biết nói”, về đường bằng, đường dốc xe minibus có thiết bị nâng. Về những lập trình viên hỏng mắt, những nhà khoa học bại liệt. Về chuyện tôi đã khóc khi người ta nói với tôi, ngày mai tôi phải trở về Nga và tôi phải để xe lăn lại.
      Nhưng cảm giác của tôi khi lần đầu tiên di chuyển điều kỳ diệu của công nghệ Mỹ, có thể chuyển tải hay nhất bằng một câu tiếng Anh ngắn và súc tích “I go”. Và câu này không thể dịch ra tiếng Nga được
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #38

       11/7/2011, 13:47

      Quê Hương
      Tôi và Catia vào mua thực phẩm trong một cửa hàng nhỏ. Catia đi vào sâu trong cửa hàng, tôi dừng lại ở cửa. Tất cả séc du lịch đều đề tên Catia, bởi tôi ký rất vất vả. tôi vất vả lắm mới giữ được bút và chữ ký của tôi kiểu gì cũng thể gây tin tưởng được. Catia chọn đồ ăn, lại chỗ người bán hàng để thanh toán. Đứng sau quầy là một người Ả rập. Ông ta nhiệt tình chứng minh với Catia điều gì đó, tuyệt vọng ra hiệu. Catia không biết tiếng Anh, người nói lại phải là tôi.
      Tôi nhấn cần điều khiển, tiến lại quầy. Catia lui lại.
      - Có chuyện gì thế?
      - Tôi không thể nhận séc của ngài. Tôi chỉ nhận séc có trị giá không quá mười đô la, ngài lại đưa ra séc năm mươi đô la.
      Tôi đang ở nước Mỹ. Tôi ở Mỹ đã hai tuần. Tôi bình thản. Một lần nữa lại chạm cần điều khiển xe lăn. Lưng xe dựng lên gần thẳng đứng. Tôi tiến sát quầy.
      - Tôi hiểu rồi, ngài muốn nói séc là đồ giả. Xin hãy nhìn tôi. Ngài cho rằng tôi có khả năng làm đồ giả? Tôi giống hoạ sĩ lắm hay sao? Tôi giống tên lừa đảo sao? Hãy nhìn chiếc xe lăn. Ngài có biết nó giá bao nhiêu không? Hôm qua tôi đã mua thực phẩm chỗ ngài, hôm kia cũng mua, hôm nay mua và hy vọng cả ngày mai cũng sẽ mua. Đây là nước Mỹ. Ngài bán, tôi mua. Có hai lựa chọn. Nếu như séc thật, ngài sẽ bán cho tôi, nếu séc giả và do tôi tự vẽ, xin hãy gọi cảnh sát.
      Ông ta nhìn tôi tỏ vẻ thiện cảm. Rõ ràng là ông thoả mãn với cách giải quyết này.
      - Thôi được, tôi nhận séc. Cậu là người Palestine?
      - Không, người Tây Ban Nha.
      - Từ Tây Ban Nha?
      - Từ Nga.
      - Bao giờ về nhà?
      - Sau ba ngày nữa.
      - Chắc là cậu nhớ quê hương, muốn về nhà.
      - Không, không nhớ.
      - Tại sao?
      - Nơi đó tồi tệ. Không có những chiếc xe lăn, lề đường như thế này, không có cửa hàng như của ông. Tôi chẳng hề muốn về. Nếu được, tôi sẽ ở lại đây mãi mãi.
      Ông lắc đầu trách móc. Nhìn tôi độ lượng và thoáng buồn:
      - Cậu bé, cậu bé tí xíu ơi. Cậu hiểu gì về cuộc đời? Không nên sống ở đây. Con người giống như thú dữ. Chỉ vì một đô la người ta cũng sẵn sàng hại nhau. Tôi làm việc mười bốn tiếng mỗi ngày, ky cóp tiền. Tôi sẽ dành dụm thêm ít nữa và quay về quê hương, về Palestine. Ở đó đang bắn nhau. Chỗ cậu không có bắn nhau phải không?
      - Không.
      Chúng tôi trả tiền, chào tạm biệt và bước đi. Tôi lăn xe ra khỏi cửa hàng. Quay xe nhìn người Palestine trung niên qua lớp kính. Một con người hạnh phúc. Ông ta có quê hương.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #39

       11/7/2011, 13:47

      Tự Do
      San Francisco. Thành phố mơ ước của tôi, một thành phố trong địa ngục tư bản. Thành phố của những con người bị ruồng bỏ và kỳ lạ.
      Tôi đứng trên vỉa hè. Tôi đang sống ngày cuối cùng trên đất Mỹ. Ngày mai người ta sẽ đưa tôi ra sân bay, đưa lên máy bay. Máy bay sẽ đưa tôi tới Nga theo lịch trình. Ở nơi đó, tại nước Nga xa xôi, người ta sẽ đặt tôi cẩn thận trên đi văng và giam hãm tôi suốt đời giữa bốn bức tường. Những người Nga tốt bụng sẽ cho tôi ăn, uống vodka với tôi. Nơi đó tôi sẽ no và có thể sẽ thấy ấm áp. Nơi đó sẽ có tất cả trừ tự do. Người ta sẽ cấm tôi được nhìn mặt trời, dạo chơi trên phố, ngồi trong quán cà phê. Sẽ hạ cố giải thích rằng những thứ thừa thãi đó dành cho các công dân bình thường, hoàn thiện. Họ sẽ cho thêm một ít thức ăn và vodka và sẽ nhắc lại một lần nữa về sự vô ơn của tôi. Họ sẽ nói rằng tôi muốn quá nhiều, rằng phải chịu đựng một chút, một chút thôi, khoảng năm mươi năm nữa. Tôi sẽ chấp nhận tất cả và gật đầu quả quyết. Tôi sẽ ngoan ngoãn làm theo những gì người ta bảo và sẽ câm lặng chịu đựng bị lăng nhục và hạ nhục. Tôi sẽ coi sự thiếu hoàn thiện của mình như cái ác tất nhiên và sẽ chết từ từ. Và khi đã chán ngấy cái cuộc sống chó má này, tôi sẽ xin một ít thuốc độc, dĩ nhiên, người ta sẽ từ chối. Một cái chết nhanh chóng bị cấm ở cái đất nước xa xôi và nhân đạo đó. Tất cả những gì tôi được cho phép – tự đầu độc một cách chậm chạp bằng vodka và hy vọng vào chứng viêm dạ dày hay đột quỵ.
      Tôi đứng trên vỉa hè. Nếu đẩy thật mạnh cần điều khiển điện, động cơ mạnh mẽ sẽ đưa tôi tới nơi vô định. Máy bay sẽ bay không có tôi. Sau vài ngày xe lăn sẽ hết điện. Không có tiền và giấy tờ tôi sẽ không sống nổi ở cái đất nước tàn nhẫn và tuyệt vời này. Nhiều nhất mà tôi có thể hy vọng, đó là thêm một ngày tự do, rồi sau đó là cái chết.

      Đây là nước Mỹ. Ở đây có thể bán mua mọi thứ. Đất nước đáng sợ, tàn nhẫn. Không thể mong đợi vào sự thương hại. Nhưng tôi đã ngấy đến tận cổ sự thương hại từ khi còn ở nước Nga. Tôi thích mua bán sòng phẳng.
      Đây là nước Mỹ.
      - Bán gì?
      - Một ngày tự do. Tự do thật sự. Mặt trời, không khí. Đôi trai gái hôn nhau trên ghế đá. Hippy chơi đàn ghi ta. Quyền được nhìn thấy thêm một lần nữa cô bé chìa tay cho sóc ăn. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời được nhìn thấy thành phố ban đêm, ánh sáng của hàng nghìn chiếc đèn pha xe hơi. Lần cuối cùng được nhìn những tấm bảng nê ông, mơ về hạnh phúc không thể có là được sinh ra trên đất nước kỳ diệu này. Một thứ hàng hoá thật sự, chất lượng. Sản xuất tại Mỹ.
      - Bao nhiêu?
      - Ít hơn cuộc sống một chút.
      - Tôi mua, không cần thối lại.

      Rồi sau đó, ở nước Nga, cả tháng tôi uống vodka từ sáng đến tối, khóc khi đêm về và trong cơn say cố gắng lần mò tìm cần điều khiển của chiếc xe lăn không tồn tại. Và ngày nào cũng ân hận rằng, trong giây phút quyết định đã lựa chọn sai lầm.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #40

       11/7/2011, 13:47

      Novotrercaxxc
      Tôi sinh ra ở Moskva. Moskva – thủ đô của nước Nga.Ở trường chúng tôi biết tất cả về Moskva. Chúng tôi biết những bài hát về Moskva, đọc thơ về Moksva. Người ta nói với chúng tôi rằng Moskva là thành phố tuyệt diệu nhất, đẹp nhất trên thế giới. Tôi không biết, tôi mới chỉ đi ngang qua Moskva, cũng như chỉ đi ngang qua Saint-Peterburg. Tôi sẽ không tranh cãi, rất có thể tất cả những điều người ta nói cho chúng tôi đều là sự thật. Có thể đúng là như vậy. Nhiều người tin điều đó, ít ra là những người Moskva.
      Tôi đã đến ba thành phố trên thế giới: Novotrercaxxc, Berkeley va1 Madrid. Nhưng đầu tiên là Novotrercaxxc.
      Tôi biết về Novotrercaxxc từ lâu. Có rất nhiều huyền thoại về Novotrercaxxc. Người ta nói rằng trong cô nhi viện ở Novotrercaxxc, ngày nào cũng được ăn khoai tây, cả mùa đông lẫn mùa hè. Người ta nói rằng ở Novotrercaxxc có trồng cà chua. Không chỉ có cà chua. Mơ, dưa hấu và dưa bở có mọc trong thành phố thần thoại này, quả óc chó và bắp, ớt ngọt và bầu. Tất cả những thứ đó tôi đã được nếm thử đôi lần trong đời, tôi cho rằng những rau quả đó mọc ở phương Nam. Tôi đã tìm Novotrercaxxc trên bản đồ thế giới, tôi biết rằng đó là thành phố nằm ở phía nam nước Nga. Người ta còn nói rằng những người hoàn toàn không thể đi lại được chuyển tới Novotrercaxxc, tới nhà dành cho người già và người tàn tật. Một ngôi nhà gạch ba tầng. Ở đó có thể đi trên xe lăn, ở đó có người phục vụ, có bác sĩ, ở đó người ta sống lâu và không có ai chết nhanh chóng. Tất nhiên mọi chuyện có vẻ như cổ tích, bịa đặt, một giấc mơ không thật sự. Thì đã làm sao? Tôi tin có thành phố Novotrercaxxc. Tôi rất cần, vô cùng cần phải tin vào điều đó.
      Đôi khi những giấc mơ trở thành hiện thực: mẩu giấy xổ số vô nghĩa biến thành một đống tiền, cây dương xỉ nở hoa và có một bà tiên đến với kẻ mồ côi. Vào một ngày đẹp trời, một ngày không tưởng và không thể; có một ông bác nào đó ở Moskva đã ký một tờ giấy rất quan trọng và người ta chuyển tôi đến Novotrercaxxc. Tất cả những gì tôi đã tin tưởng một cách ngây thơ hoá ra đều là sự thật, thậm chí cả về khoai tây và mơ.
      Tôi còn trẻ và tương đối khoẻ mạnh. Tôi hy vọng sẽ còn đến nhiều thành phố khác của thế giới. Tôi sẽ nhìn thấy Paris và Tokyo, Rome và Sidney, Buenos-Aires và Berkeley. Nhất định tôi sẽ tới Berkeley một lần nữa. Tôi tin tất cả những thành phố đó thật sự có tồn tại trên đời này. Tôi tin như đã từng tin vào Novotrercaxxc.
      Tôi sinh ra ở Moskva, tôi thật không may đã sinh ra trong cái thành phố đáng sợ đó. Tôi gặp may chính ở Novotrercaxxc. Novotrercaxxc – thành phố tuyệt vời. Tôi sẽ chết nếu như nước Nga không có Novotrercaxxc
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #41

       11/7/2011, 13:48

      Màu Đen
      Trong cuộc sống, dải trắng và dải đen luôn nối tiếp nhau, thất vọng sẽ đến thay cho chỗ thành công. Tất cả đều thay đổi. tất cả phải thay đổi. Điều đó là cần thiết, điều đó là quy luật. Tôi biết điều đó, tôi không phản đối. Tôi chỉ còn biết hy vọng. Hy vọng ở điều kỳ diệu. Tôi thành tâm mong ước, khát khao cháy bỏng dải đen của tôi sẽ kéo dài lâu hơn, không bị thay bằng màu trắng.
      Tôi không thích màu trắng. Trắng là màu của bất lực và tuyệt vọng, màu của trần bệnh viện và tấm trải giường. Sự quan tâm chăm sóc được bảo đảm, sự yên lặng thanh thản – không có ý nghĩa gì hết. Sự vô nghĩa bất tận của cuộc sống ở bệnh viện.
      Màu đen – màu của đấu tranh và hy vọng. Màu của bầu trời đêm, cái nền tự tin và rõ ràng cho những giấc mơ, những quãng nghỉ tạm thời giữa những khoảng thời gian ban ngày màu trắng dài vô tận của sự ốm yếu thể chất. Màu của mơ ước và thần thoại, màu của thế giới nội tâm sau những cặp mi khép chặt. Màu của tự do, màu tôi chọn cho chiếc xe lăn điện của mình.
      Rồi khi tôi đi qua dãy những hình nhân thiện chí vô cảm mặc áo choàng trắng và cuối cùng tới được kết thúc của mình, đến với đêm tối vĩnh cửu của riêng tôi, phía sau tôi chỉ còn lại những con chữ. Những con chữ của riêng tôi. Những con chữ đen của tôi trên nền trắng. Tôi hy vọng thế.


      Kết Thúc (END)
      #42