Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?
Sau khi đăng ký xong vui lòng vào
thông tin cá nhân ở phần menu bên
góc phải diễn đàn để cập nhật thông tin !

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

xqnoel

    Nghề hướng dẫn viên du lịch: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi

      fairy203
      Member

      Gender : Nữ

      Posts : 6

      Points : 41

      Liked : 1

      : 21/01/1994

      #1

       6/6/2013, 23:40

      Hướng dẫn viên du lịch là 1 việc làm thu nhập khá đòi hỏi bạn phải biết nhiều, hiểu rộng về văn hóa và tâm lý con người, đặc biệt là luôn tự tin trong giao tiếp và biết cách quản lý con người, tổ chức, sắp xếp “nơi ăn chốn ở” cho du khách. Đó chính là những nét đặc trưng của nghề Hướng dẫn viên du lịch.

      Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng cụ thể được các cơ quan liên quan công nhận.

      Hay hiểu theo một cách thương mại hơn, hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến (điểm tham quan) thông qua chuyến đi.
      Đối nghề hướng dẫn viên thì vạn sự khởi đầu muôn lần khó và thử thách luôn “đeo bám”
      Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, vì thế triển vọng của nghề hướng dẫn viên du lịch vô cùng tiềm năng. Làm hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi đây đó nhiều, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền đất nước, được tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới, được ở khách sạn “nhiều sao”. Nếu bạn là một hướng dẫn viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ thì bạn sẽ có nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực của mình.

      Bước vào nghề có dễ?

      Không một công việc nào khi mới bắt đầu là dễ dàng và được thuận lợi như mình mong muốn. Đặc biệt là đối nghề hướng dẫn viên thì vạn sự khởi đầu muôn lần khó và thử thách luôn “đeo bám” trong suốt quá trình hành nghề.

      Bạn phải tập thích nghi với việc đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, tết cũng khó có thể ở nhà.


      Khi đứng trước du khách, hướng dẫn viên “sắm” khá nhiều vai:vừa phải là một nhà văn hóa, một nhà sử học, một nhà ngoại giao và là một nhà kinh doanh tiếp thị sắc sảo.
      Hãy hình dung công việc của một hướng dẫn viên như công việc của một vị đại sứ, giới thiệu hình ảnh, nét đẹp, nét văn hóa và cái nhìn đúng đắn về con người và đất nước của mình. Bạn cần phải hết sức khéo léo để công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

      Để làm được điều đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa về đất nước, về địa phương thật vững, khả năng tinh thông ít nhất một ngoại ngữ và một bản lĩnh nghề nghiệp để bình tĩnh đối phó với những tình huống phát sinh khi dẫn tour.

      Tìm việc làm hướng dẫn viên du lịch với Yêu cầu tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp

      - Kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc, từng địa phương và hiển rõ các địa danh du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…

      - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt, có văn hóa. Ở kỹ năng này đòi hỏi bạn phải am hiểu kiến thức về tâm lý con người, văn hóa cũng như phong tục tập quán của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau để có thái độ ứng xử, phục vụ du khách phù hợp. Trong giây lát bạn không thể thấu hiểu từng người trong hàng trăm người được. Vì thế, bạn phải thực sự linh hoạt và tinh tế trong giao tiếp và ứng xử.

      - Kỹ năng tổ chức, điều hành tour, từ khâu dẫn đoàn đến thuyết minh, rồi sắp xếp bố trí nơi ăn nghỉ… làm hài lòng yêu cầu du khách.

      - Thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt nếu nói được càng nhiều thứ tiếng càng tốt. Nếu thiếu khả năng về ngoại ngữ, cơ hội dẫn các đoàn khách quốc tế sẽ không đến với bạn và tất nhiên trong tuyển dụng, các công ty lữ hành luôn ưu tiên những ứng viên dẫn tour giỏi ngoại ngữ.

      - Kiên trì, chịu khó và luôn hòa đồng với mọi người là đức tính cần có của một hướng dẫn viên du lịch. Là người “làm dâu trăm họ”, cùng lúc khó có thể làm hài lòng hết tất cả mọi người, do đó bạn sẽ là người luôn sẵn sàng đón nhận sự thiếu tế nhị từ du khách.

      - Bạn bắt buộc phải hy sinh những sở thích hay thói quen riêng tư để hành nghề. Bạn vắng nhà liên miên, thường phải gặp gỡ và ở cạnh những người mới quen mà thời gian bạn ở với họ còn nhiều hơn bạn ở với gia đình mình.
      Hướng dẫn viên du lịch phải hi sinh nhiều thứ, nhất là thời gian chăm sóc gia đình, chồng con
      - Bạn phải tỏ ra thật thông minh, nhanh nhẹn giải quyết công việc tạo cho khách tham quan sự yên tâm và tin tưởng nơi bạn. Kinh nghiệm được đúc rút sau mỗi chuyến đi tour sẽ giúp bạn không còn lúng túng trước những tình huống phát sinh ngoài dự kiến.Muốn theo đuổi nghề này bên cạnh những kiến thức và kỹ năng như trên đã nói, bạn cần phải có sức khỏe và không được say xe. Bởi trong suốt chuyến đi, trong khi du khách thỏa sức thư giãn và ngắm cảnh thì bạn phải luôn giữ cho mình tỉnh táo và truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh một cách sống động linh hoạt, làm sao để vừa lòng tất cả mọi du khách, làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng…

      Chuyến đi có thành công hay không, du khách có cảm thấy thoải mái và tiếp nhận hình ảnh tốt về nơi mà họ đến hay không, vai trò của người hướng dẫn viên mang tính quyết định. Chính vì thế, nghề này yêu cầu rất cao ở khả năng giao tiếp và xử lý tình huống nhanh nhạy khi xảy ra sự cố, phải biết hoạt náo, quản trò để tạo nhiều niềm vui cho khách…là cơ sở nền tảng để bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
      Lượng HDV du lịch ở Việt Nam thừa thì rất thừa, nhưng thiếu cũng rất thiếu.
      Tôi là 1 khách du lịch đã được chứng kiến câu chuyện sau:Một HDV xinh đẹp, nói tiếng Anh lưu loát, duyên dáng “khẳng định” chắc nịch: Con nghê chính là con… trâu. Khi khách hỏi thêm, vì sao con trâu lại được “ngồi” ở cửa đình, chùa, HDV tiếp tục “liều mình” phán: “Vì VN là nước có nền văn minh lúa nước, con trâu được coi là “đầu cơ nghiệp”. Thế nên việc con trâu vào đình chùa là chuyện… bình thường”. “Nghe xong, tôi cảm thấy hoang mang vô cùng. Điều tôi lo lắng nhất là câu chuyện ấy nếu được mang về các nước bạn và được kể lại, thì một linh vật như con nghê bỗng trở thành một thường vật, một người bạn của nhà nông. Cô HDV này xinh đẹp, tiếng Anh lưu loát, thậm chí rất hoạt ngôn nhưng không biết gì về văn hóa dân tộc”.

      HDV không phải là siêu nhân nên việc biết hay không biết điều này, điều kia là chuyện không có gì đáng xấu hổ. Tuy nhiên, tâm lý không muốn khách chê cười hay phật ý nên HDV thường hay lấp liếm bằng những việc làm, lời nói cho qua hay cho có, thậm chí chỉ chăm chăm “xui” khách đi chụp ảnh, mua quà lưu niệm để khỏi phải hướng dẫn.

      Cách làm du lịch ở VIệt Nam dường như chỉ chú tâm vào các con số, ví như: lượt khách quốc tế tới VN, hay chỉ chú tâm vào mảng khách sạn, tour và dịch vụ mà chưa có sự quan tâm cần thiết tới yếu tố con người. Khách tới VN trở về thường phàn nàn về chất lượng phục vụ của ngành du lịch, trong đó HDV là đối tượng bị kêu ca nhiều nhất”.Theo thống kê chưa đầy đủ, một nửa số HDV được cấp thẻ hành nghề là thẻ “tạm thời”. Số còn lại hoạt động nghề nghiệp chủ yếu theo mùa vụ đối với khách nội địa và trong nước. Một số lượng HDV không nhỏ là những lao động sống ở nước ngoài lâu năm về nước nên kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hóa của quê hương còn nhiều hạn chế.Hiện nay, có thể thấy, lượng HDV du lịch ở Việt Nam thừa thì rất thừa, nhưng thiếu cũng rất thiếu. Nếu cần một lúc 50 HDV có thể huy động được, nhưng gọi một HDV đủ trình độ để quản lý một đoàn khách đi xuyên Việt hay đủ trình độ để giới thiệu bản sắc dân tộc với du khách thì rất khó. Nhu cầu tuyển dụng quản lý điều hành tour ở các công ty du lịch Việt Nam là có thật nhưng tìm được người đủ năng lực, làm tốt thì xem ra khó tìm như lá mùa thu.

      Câu chuyện chất lượng HDV và sự trở lại của du khách quốc tế đã là một câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tuy nhiên, câu trả lời cho một lối thoát vẫn còn bỏ ngỏ, dù có rất nhiều thứ “ăn xổi” đang được nâng lên quá mức như một cách PR cho ngành du lịch như việc bầu Đại sứ du lịch hay chọn slogan, biểu tượng…

      Nguồn : http://www.timviecnhanh.com/nghenghiep/nghe-huong-dan-vien-du-lich-biet-roi-kho-lam-noi-mai-396
      Web : http://www.timviecnhanh.com
      Tags: Nghề hướng dẫn viên du lịch, tố chất của Hướng dẫn viên du lịch, tuyển dụng, tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch, tìm việc làm, điều hành tour