Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?
Sau khi đăng ký xong vui lòng vào
thông tin cá nhân ở phần menu bên
góc phải diễn đàn để cập nhật thông tin !

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

xqnoel

    Học trò mở 'dịch vụ' cho vay nặng lãi

      Xuân Quý
      Administrator

      Gender : Nam

      Posts : 6110

      Points : 3899

      Liked : 4048

      : 05/02/1990

      #1

       26/3/2011, 14:56


      Thấy con có biểu hiện mệt mỏi, sinh nghi chị xin nghỉ làm để điều tra thì mới biết con trai vay của bạn cùng lớp 100.000 đồng nhưng cậu bạn cho vay giao hẹn, sau 1 tuần không trả thì “1 ăn 7”, có nghĩa 100.000 đồng phải trả 700.000 đồng.
      Nhiều phụ huynh ủng hộ và khuyến khích con trẻ học cách kiếm tiền chính đáng với điều kiện không để ảnh hưởng đến viêc học. Nhưng thực tế, thời gian gần đây teen Hà Nội có nhiều kiểu kiếm tiền kỳ quặc, đáng lo ngại nhưng lại nằm ngoài sự kiểm soát của người lớn.
      Cho vay nặng lãi
      Chị Minh, một phụ huynh có con học trường THCS Quang Trung cho biết: H., con chị, mấy hôm nay kêu mệt, không đến trường.
      Thấy con có biểu hiện mệt mỏi, sinh nghi chị xin nghỉ làm để điều tra thì mới biết cậu con trai vay của bạn cùng lớp 100.000 đồng nhưng cậu bạn cho vay giao hẹn, sau 1 tuần không trả thì “1 ăn 7”, có nghĩa 100.000 đồng phải trả 700.000 đồng.
      Cậu con trai chị Minh không thể xoay được tiền trong 1 tuần nên phải nợ 700.000 đồng. Cứ theo “lãi suất” này, cuối tuần tới, cậu ta sẽ phải trả gần 5 triệu đồng.
      Học trò mở 'dịch vụ' cho vay nặng lãi T537125

      Ảnh minh họa
      Mặc dù đã giải quyết nợ nần cho con xong nhưng chị Minh không yên tâm. Chị Minh bức xúc: “Cháu khai với tôi là ở lớp con có vài bạn cho vay với lãi suất như vậy. Sau Tết các bạn có nhiều tiền mừng tuổi đã nghĩ ra cách kiếm thêm tiền như thế. Chuyện này có cả ở các lớp khác”.
      Ở một số trường khác như trường THCS Huy Văn, THCS Hai Bà Trưng, THCS Nguyễn Trãi... một số HS cũng cho biết có chuyện như vậy tuy “lãi suất” có khác nhau hoặc được “linh động” tùy theo “thái độ” của người vay.
      P.T, một HS lớp 7 trường THCS Nghĩa Tân, cho biết: "Sau Tết có bạn được cha mẹ cho đến 7 triệu đồng tiền mừng tuổi. Bạn đó cho vay lấy lãi nhưng cũng có bạn vay tiền, trả 'lãi' bằng hiện vật".
      Ví dụ cho vay 50.000 đồng, khi trả sẽ phải trả tiền gốc và một bộ bài Pokemon. Một bạn khác vay 50.000 đồng của một bạn nữ, khi trả tiền phải kèm theo một túi đựng bút.
      Chuyện bắt “tiền đẻ ra tiền” kiểu trên không phải phụ huynh nào cũng phản đối, thậm chí có người còn khuyến khích vì cho rằng đó là cách “hành xử thông minh”.
      Tham khảo ý kiến của những phụ huynh chờ đón con trước cổng trường THCS Nghĩa Tân, có người phản đối việc trên, nhưng có phụ huynh lại cho biết: "Thỉnh thoảng cháu cũng cho bạn vay tiền, phải trả lãi; cho bạn mượn truyện, phải trả phí. Chúng tôi thấy chuyện đó là bình thường thời nay. Để mặc chúng làm những gì chúng muốn thì ra đời mới đỡ... ngố".
      Cho thuê đồ
      Một cô giáo ở trường THCS Đống Đa, cho biết: "Tôi bất ngờ khi mẹ 1 học sinh nữ xin gặp để trình bày về con. Chị này phát hiện ra mất đến hơn 3 triệu đồng để trong tủ, tra hỏi mãi, con gái mới thú nhận đã lấy".
      "Đau lòng vì chuyện này nhưng chị còn hoảng hốt hơn khi biết con gái lấy tiền của mẹ để trả cho bạn cùng lớp vì đã thuê một máy chơi game (loại cầm tay) của bạn. Tối nào cũng thấy con đóng cửa học bài, rồi hơn 10h tối thì trùm chăn ngủ. Nhưng sau mới biết, con trùm chăn chơi game".
      Giá thuê máy chơi game là 50.000 đồng/tối. Tốn nhiều tiền quá không còn cách nào khác cô con gái đành lấy trộm tiền của mẹ.
      Tương tự, một phụ huynh có con học lớp 9 trường THCS Hai Bà Trưng, kể: "Tôi cấm con gái sử dụng điện thoại cầm tay. Nhiều lần cháu xin dùng điện thoại vì 'các bạn trong lớp có điện thoại cầm tay cả rồi' nhưng tôi thấy trẻ con dùng điện thoại rất phức tạp nên chưa đồng ý. Ai dè, gần đây mới biết cháu thuê điện thoại của bạn".
      "Hàng ngày đến trường cháu cài sim vào điện thoại thuê được để dùng, hết giờ học, lại tháo sim cất đi và trả điện thoại cho bạn. Giá thuê một ngày là 20.000 đồng. Sau khi chuyện bại lộ, cháu khai ở lớp có 3 bạn cho thuê như thế".
      "Những bạn đó có từ 2 chiếc điện thoại trở lên do bố mẹ thường xuyên đổi điện thoại mới cho con, cái cũ đem ra cho thuê".
      “Tôi mới phát hiện con tự đi mua điện thoại bằng tiền mừng tuổi dịp Tết. Nhưng cháu chỉ dùng ở trường, tan học cháu cho bạn khác thuê máy mang về nhà. Một công đôi việc vì cháu sợ mang điện thoại về nhà, bố mẹ biết sẽ tịch thu, cho thuê lại được tiền. Biết chuyện vợ chồng tôi rất choáng!”, một phụ huynh ở khu đô thị Định Công có con học trường THCS Đống Đa chia sẻ.
      Kiểu thu “lệ phí” còn được thực hiện với những “giao dịch” như làm bài tập hộ, giúp bạn “cưa” bạn gái cùng lớp, cho mượn đồ dùng học tập, mượn xe đạp để trốn tiết đi chơi...
      Chuyện tiêu tiền, sử dụng tiền trong giới teen chỉ là một khía cạnh nhỏ phản ánh lối sống, hành xử của học trò thời nay. Đáng tiếc những chuyện này lại xảy ra ngay trước mắt phụ huynh và trong các nhà trường.
      Theo Phụ Nữ Việt Nam