Trong số những vũ khí được trang New Scientist dự đoán sẽ chiếm ngôi
bá chủ thế giới trong tương lai không thể không nhắc tới tên lửa hạt
nhân và bom điện từ.
6. Tên lửa hạt nhân
Các tên lửa hạt nhân có thể mang tới sự hủy diệt chưa từng có ở
bất cứ nơi nào trên thế giới, khiến cho chúng đạt tới mức độ cuối cùng
của sức mạnh quân sự.
Phương thức hoạt động: Một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân được lắp đặt
trên một tên lửa đạn đạo phóng theo phương thẳng đứng. Tên lửa cháy hết
trong khí quyển phía trên, sau đó lao xuống đến đích đã được lập trình
trước, nơi quả bom hạ cánh và phát nổ.
Hạn chế: Những vũ khí đáng sợ như vậy có sức hủy diệt kinh hoàng đến
mức chúng chưa từng được sử dụng trong chiến tranh (hai quả bom nguyên
tử được máy bay Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật năm 1945 có
sức hủy diệt kém hơn). Thêm vào đó, địa điểm phóng và quỹ đạo bay của
tên lửa hạt nhân rất dễ bị phát hiện, dẫn đến khả năng trả đũa bằng mọi
cách từ quốc gia mục tiêu.
7. Súng bắn điện (Taser)
Súng Taser vô hiệu hóa mọi người bằng các phát bắn điện cao áp,
cho phép cảnh sát khuất phục các đối tượng mà không gây chấn thương lâu
dài.
Phương thức hoạt động: Một khẩu súng đặc biệt bắn ra các cực điện như
phi tiêu theo đường thẳng. Các cực điện này sẽ tạo ra xung điện, tạm
thời phá vỡ sự kiểm soát các cơ bắp chủ động ở mục tiêu. Cảnh sát có thể
nhắm bắn vào thân hoặc chân của mục tiêu nhằm tránh gây thương tổn đến
những khu vực dễ bị tổn thương như đầu và cổ của người này. Thiếu sự
kiểm soát cơ bắp, mục tiêu sẽ ngãn lăn xuống đất.
Hạn chế: Những người bị sốc điện vì súng Taser có thể bị thương khi họ
ngã xuống mặt đất. Các cực điện có thể gây tổn thương cổ họng, mắt hoặc
bộ phận sinh dục. Các Xung điện có thể gây ra co thắt cơ hoặc co giật,
thậm chí đã có báo cáo về một số trường hợp tử vong. Một xung điện không
ngăn cản được tất cả mọi người, và hiện có nhiều cáo buộc về việc lạm
dụng súng bắn điện cũng như việc sử dụng chúng để tra tấn.
8. Bom điện từ (bom E)
Các xung điện vi sóng công suất cao có thể triệt hạ máy tính,
thiết bị điện tử và mạng lưới điện, làm tê liệt các hệ thống quân sự và
dân sự.
Phương thức hoạt động: Sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh trường điện từ
trong một xung điện gây các đột biến dòng điện trong dây dẫn. Việc này
gây cháy các thiết bị điện tử vì các chip bán dẫn đặc biệt dễ bị tổn
thương. Các quả bom đặc biệt phát ra các xung điện từ cường độ mạnh
nhất, bao trùm cả khu vực rộng lớn, nhưng các máy bay không người lái
chở theo những máy phát nhỏ hơn có thể xác định chính xác các mục tiêu.
Hạn chế: Các kết quả có thể phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và rất khó
dự đoán. Trang thiết bị quân sự nhạy cảm của đối phương có thể được bảo
vệ. Thêm vào đó, các xung điện vi sóng cũng có thể vô hiệu hóa những
thiết bị điện tử của đồng minh nằm trong phạm vi tấn công.
9. Phòng thủ tên lửa theo lớp
Phòng thủ tên lửa theo lớp mang tới cơ hội tốt nhất để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tấn công thù địch.
Phương thức hoạt động: Các hệ thống chống tên lửa đa lớp được triển
khai để nhắm bắn tên lửa đạn đạo thù địch trong các giai đoạn bay khác
nhau của tên lửa tấn công: (1) giai đoạn đẩy, các động cơ đốt của tên
lửa khiến nó dễ dàng bị phát hiện; (2) giai đoạn giữa, trong khi đầu đạn
lao xuống trong không gian; và (3) giai đoạn cuối, khi nó tiếp cận mục
tiêu. Mỗi giai đoạn, hay mỗi lớp, của hệ thống phòng thủ làm tăng cơ hội
tiêu diệt thành công tên lửa thù địch.
Hạn chế: Phụ thuộc vào hiệu quả của mỗi lớp. Việc xây dựng, thử
nghiệm, triển khai và duy trì hệ thống này cũng rất tốn kém. Giai đoạn
đẩy ban đầu là thời điểm dễ nhất để nhắm mục tiêu, nhưng cần các phản
ứng cực nhanh.
10. Chiến tranh thông tin
Chiến thuật này sẽ cản trở dòng chảy các thông tin quan trọng
đối với hoạt động của đối phương, trong khi bảo vệ các kênh truyền thông
thân thiện.
Phương thức hoạt động: Chiến tranh thông tin đặc biệt nhắm tấn công
mục tiêu là các mạng lưới truyền thông và máy tính. Các tin tặc máy tính
chuyên nghiệp có thể đột nhập và làm quá tải các hệ thống và máy tính
quân sự hoặc phát tán virus máy tính. Những thiết bị làm nhiễu cũng có
thể chặn việc truyền phát của các đài phát thanh và truyền hình. Các
thông tin sai lạc cũng được cố ý truyền bá.
Hạn chế: Nước Mỹ hiện phụ thuộc vào máy tính và các hệ thống truyền
thông nhiều hơn so với hầu hết các đối thủ tiềm năng của họ, khiến chiến
thuật này là mối đe dọa tiềm năng đối với họ. Ngoài ra, chiến tranh
thông tin có tác dụng rất hạn chế trong việc chống lại những đối thủ
công nghệ thấp. Cả hai bên cũng dễ bị tổn hại trước các thông tin sai
lệch.
Nguồn : vietnamnet.vn
bá chủ thế giới trong tương lai không thể không nhắc tới tên lửa hạt
nhân và bom điện từ.
6. Tên lửa hạt nhân
|
Tên lửa hạt nhân được đánh giá là có sức mạnh hủy diệt tối thượng. Ảnh: Science. |
bất cứ nơi nào trên thế giới, khiến cho chúng đạt tới mức độ cuối cùng
của sức mạnh quân sự.
Phương thức hoạt động: Một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân được lắp đặt
trên một tên lửa đạn đạo phóng theo phương thẳng đứng. Tên lửa cháy hết
trong khí quyển phía trên, sau đó lao xuống đến đích đã được lập trình
trước, nơi quả bom hạ cánh và phát nổ.
Hạn chế: Những vũ khí đáng sợ như vậy có sức hủy diệt kinh hoàng đến
mức chúng chưa từng được sử dụng trong chiến tranh (hai quả bom nguyên
tử được máy bay Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật năm 1945 có
sức hủy diệt kém hơn). Thêm vào đó, địa điểm phóng và quỹ đạo bay của
tên lửa hạt nhân rất dễ bị phát hiện, dẫn đến khả năng trả đũa bằng mọi
cách từ quốc gia mục tiêu.
7. Súng bắn điện (Taser)
|
Ảnh minh họa một tình huống cảnh sát sử dụng súng Taser. Ảnh: www.taser.org |
cho phép cảnh sát khuất phục các đối tượng mà không gây chấn thương lâu
dài.
Phương thức hoạt động: Một khẩu súng đặc biệt bắn ra các cực điện như
phi tiêu theo đường thẳng. Các cực điện này sẽ tạo ra xung điện, tạm
thời phá vỡ sự kiểm soát các cơ bắp chủ động ở mục tiêu. Cảnh sát có thể
nhắm bắn vào thân hoặc chân của mục tiêu nhằm tránh gây thương tổn đến
những khu vực dễ bị tổn thương như đầu và cổ của người này. Thiếu sự
kiểm soát cơ bắp, mục tiêu sẽ ngãn lăn xuống đất.
Hạn chế: Những người bị sốc điện vì súng Taser có thể bị thương khi họ
ngã xuống mặt đất. Các cực điện có thể gây tổn thương cổ họng, mắt hoặc
bộ phận sinh dục. Các Xung điện có thể gây ra co thắt cơ hoặc co giật,
thậm chí đã có báo cáo về một số trường hợp tử vong. Một xung điện không
ngăn cản được tất cả mọi người, và hiện có nhiều cáo buộc về việc lạm
dụng súng bắn điện cũng như việc sử dụng chúng để tra tấn.
8. Bom điện từ (bom E)
|
Tác động của bom E có thể bao trùm cả một phạm vi rộng lớn. Ảnh: CTV. |
thiết bị điện tử và mạng lưới điện, làm tê liệt các hệ thống quân sự và
dân sự.
Phương thức hoạt động: Sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh trường điện từ
trong một xung điện gây các đột biến dòng điện trong dây dẫn. Việc này
gây cháy các thiết bị điện tử vì các chip bán dẫn đặc biệt dễ bị tổn
thương. Các quả bom đặc biệt phát ra các xung điện từ cường độ mạnh
nhất, bao trùm cả khu vực rộng lớn, nhưng các máy bay không người lái
chở theo những máy phát nhỏ hơn có thể xác định chính xác các mục tiêu.
Hạn chế: Các kết quả có thể phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và rất khó
dự đoán. Trang thiết bị quân sự nhạy cảm của đối phương có thể được bảo
vệ. Thêm vào đó, các xung điện vi sóng cũng có thể vô hiệu hóa những
thiết bị điện tử của đồng minh nằm trong phạm vi tấn công.
9. Phòng thủ tên lửa theo lớp
|
Sơ đồ mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa theo lớp. Ảnh: WordPress. |
Phương thức hoạt động: Các hệ thống chống tên lửa đa lớp được triển
khai để nhắm bắn tên lửa đạn đạo thù địch trong các giai đoạn bay khác
nhau của tên lửa tấn công: (1) giai đoạn đẩy, các động cơ đốt của tên
lửa khiến nó dễ dàng bị phát hiện; (2) giai đoạn giữa, trong khi đầu đạn
lao xuống trong không gian; và (3) giai đoạn cuối, khi nó tiếp cận mục
tiêu. Mỗi giai đoạn, hay mỗi lớp, của hệ thống phòng thủ làm tăng cơ hội
tiêu diệt thành công tên lửa thù địch.
Hạn chế: Phụ thuộc vào hiệu quả của mỗi lớp. Việc xây dựng, thử
nghiệm, triển khai và duy trì hệ thống này cũng rất tốn kém. Giai đoạn
đẩy ban đầu là thời điểm dễ nhất để nhắm mục tiêu, nhưng cần các phản
ứng cực nhanh.
10. Chiến tranh thông tin
|
Ngay cả nước phát động chiến tranh thông tin cũng có thể chịu hậu quả từ chiến thuật này. Ảnh: MDT. |
đối với hoạt động của đối phương, trong khi bảo vệ các kênh truyền thông
thân thiện.
Phương thức hoạt động: Chiến tranh thông tin đặc biệt nhắm tấn công
mục tiêu là các mạng lưới truyền thông và máy tính. Các tin tặc máy tính
chuyên nghiệp có thể đột nhập và làm quá tải các hệ thống và máy tính
quân sự hoặc phát tán virus máy tính. Những thiết bị làm nhiễu cũng có
thể chặn việc truyền phát của các đài phát thanh và truyền hình. Các
thông tin sai lạc cũng được cố ý truyền bá.
Hạn chế: Nước Mỹ hiện phụ thuộc vào máy tính và các hệ thống truyền
thông nhiều hơn so với hầu hết các đối thủ tiềm năng của họ, khiến chiến
thuật này là mối đe dọa tiềm năng đối với họ. Ngoài ra, chiến tranh
thông tin có tác dụng rất hạn chế trong việc chống lại những đối thủ
công nghệ thấp. Cả hai bên cũng dễ bị tổn hại trước các thông tin sai
lệch.
Nguồn : vietnamnet.vn