Việc HLV Wenger cố cầm quyền bằng mọi giá tại Arsenal đang tạo ra gánh nặng cho đội bóng vốn coi ông là một tượng đài.
Bản nháp của Barca
Wenger là người Pháp, mà người Pháp thì vốn lãng mạn và tràn đầy ý tưởng cống hiến. Cái tư tưởng ấy đã thành niềm cảm hứng của Asenal để tạo ra vô khối thành công. Chính vì thế, Arsenal lâu nay có thói quen trao toàn quyền quyết định cho Wenger, từ chuyên môn tới tài chính. Điều đó có cái lợi mà chẳng thiếu cái hại.
“Giáo sư” tuyệt vọng dưới trời mưa trong trận thua Liverpool.
Lợi thì nhìn thấy ngay, dưới bàn tay nhào nặn của Wenger, hàng loạt cầu thủ trẻ có cơ hội thể hiện năng lực và rất, rất nhiều người đã thành tài hoặc trở thành niềm hy vọng sáng giá như Vieira, Henry, Flamini, Cole…
Điển hình nhất là Fabregas, nếu không trưởng thành từ Arsenal qua quá trình đào tạo của Wenger thì F4 (biệt danh của Fabregas) đã không “nên người”. Thế nên hai năm qua, Fabregas cứ rập rình về chuyện “đi, ở” và khi chuyển về Barcelona hè này, câu đầu tiên của tuyển thủ Tây Ban Nha là: “Tôi cảm ơn Wenger. Với tôi, ông ấy như một người cha”.
Thực tế, “người cha” của Fabregas đã mang lại sức sống mới cho Arsenal từ khi lên cầm quân. Nhưng chính sách chuyển nhượng “mua rẻ, bán đắt” của chính Wenger đã khiến Arsenal trở thành một Ajax Amsterdam phiên bản 2 trong lòng nước Anh. Nhờ Wenger mà Arsenal từng suýt (chỉ “suýt” thôi) chạm tay vào vinh quanh ở đấu trường quốc tế (thua Galatasaray ở chung kết UEFA Cup 2000 và Barcelona ở chung kết Champions League 2006), bù lại, họ đã giành đủ các danh hiệu quốc nội.
Nhưng đã 6 năm nay, Arsenal không có được chiếc cúp nào. Các cầu thủ sốt ruột, cổ động viên chán nản, ban lãnh đạo mất niềm tin và giờ thì tất cả đã mệt mỏi với lối chơi và cách làm bóng đá theo kiểu “bản nháp La Masia – Barca”. Arsenal đá đẹp, đá cống hiến, nhưng đá không hiệu quả cỡ Barcelona thì việc họ bị chỉ trích là đương nhiên. Mà trách nhiệm thuộc về ai? Hỏi có lẽ cũng đã là trả lời rồi.
Từ bất bại thành bất lực
Gần 12 năm nay, đá với cựu kỷ lục gia Liverpool trên sân nhà, Arsenal chưa bao giờ thua. Nhưng cuối tuần qua, Arsenal đã thua Liverpool (0 - 2) theo một cách không thể ngây ngô hơn và hành động che tay “vuốt mắt” của ông Wenger đã nói lên tất cả sự chán nản của nhà cầm quân người Pháp.
Chán nản nhưng Wenger vẫn quyết không từ chức dù các tay súng trẻ thành London chỉ có được 1 điểm sau 2 trận tại giải ngoại hạng Anh, lại chưa ghi được bàn nào. Wenger đã nói: “Mọi người hay có thói quen tự đặt mình vào cái thế mà mỗi thất bại là một nỗi hổ thẹn, thậm chí như một thảm họa động đất. Arsenal đương nhiên thất vọng khi thua trận, nhưng chúng tôi mới chỉ ở giai đoạn đầu mùa giải".
Mùa 2003-2004, Wenger đưa Arsenal đi vào huyền thoại khi đoạt chức vô địch Ngoại hạng Anh mà không thua trận nào
Nhưng với những người hâm mộ tràn đầy khát vọng sau 6 năm trắng tay, những ì ạch đầu mùa như thế quả thật là những cái tát vào niềm hy vọng của họ. Hơn nữa, Asenal xưa nay vẫn có thói quen thắng như chẻ tre trong những vòng đầu. May cho ông là giữa tuần trước, Arsenal đã thắng vất vả Udinese ở lượt trận play-off Champions League. Nhưng điểm sáng duy nhất đó không thể cứu vớt cho chuỗi ngày đen tối của đội bóng mang tên “những khẩu thần công”.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các CĐV Arsenal, dù rất tôn trọng Wenger, đã phải nêu ý kiến “mong” ông ra đi để không làm khổ đội bóng nữa. Nhưng sâu xa hơn, nếu Wenger có tiền (điều quá cần thiết trong bóng đá hiện đại, đặc biệt là bóng đá Anh), thì ông đã không “khổ” đến thế. Không được cấp đủ tiền để nâng cao sức mạnh đội bóng trong khi người hâm mộ lại quá kì vọng vào mình, vị “Giáo sư” này đang đứng trước bài toán không có lời giải…
Vậy nên, Wenger hãy ra đi và mang những ý tưởng về sự tận hiến của ông tới những phương trời mới.
Bản nháp của Barca
Wenger là người Pháp, mà người Pháp thì vốn lãng mạn và tràn đầy ý tưởng cống hiến. Cái tư tưởng ấy đã thành niềm cảm hứng của Asenal để tạo ra vô khối thành công. Chính vì thế, Arsenal lâu nay có thói quen trao toàn quyền quyết định cho Wenger, từ chuyên môn tới tài chính. Điều đó có cái lợi mà chẳng thiếu cái hại.
“Giáo sư” tuyệt vọng dưới trời mưa trong trận thua Liverpool.
Lợi thì nhìn thấy ngay, dưới bàn tay nhào nặn của Wenger, hàng loạt cầu thủ trẻ có cơ hội thể hiện năng lực và rất, rất nhiều người đã thành tài hoặc trở thành niềm hy vọng sáng giá như Vieira, Henry, Flamini, Cole…
Điển hình nhất là Fabregas, nếu không trưởng thành từ Arsenal qua quá trình đào tạo của Wenger thì F4 (biệt danh của Fabregas) đã không “nên người”. Thế nên hai năm qua, Fabregas cứ rập rình về chuyện “đi, ở” và khi chuyển về Barcelona hè này, câu đầu tiên của tuyển thủ Tây Ban Nha là: “Tôi cảm ơn Wenger. Với tôi, ông ấy như một người cha”.
Thực tế, “người cha” của Fabregas đã mang lại sức sống mới cho Arsenal từ khi lên cầm quân. Nhưng chính sách chuyển nhượng “mua rẻ, bán đắt” của chính Wenger đã khiến Arsenal trở thành một Ajax Amsterdam phiên bản 2 trong lòng nước Anh. Nhờ Wenger mà Arsenal từng suýt (chỉ “suýt” thôi) chạm tay vào vinh quanh ở đấu trường quốc tế (thua Galatasaray ở chung kết UEFA Cup 2000 và Barcelona ở chung kết Champions League 2006), bù lại, họ đã giành đủ các danh hiệu quốc nội.
Nhưng đã 6 năm nay, Arsenal không có được chiếc cúp nào. Các cầu thủ sốt ruột, cổ động viên chán nản, ban lãnh đạo mất niềm tin và giờ thì tất cả đã mệt mỏi với lối chơi và cách làm bóng đá theo kiểu “bản nháp La Masia – Barca”. Arsenal đá đẹp, đá cống hiến, nhưng đá không hiệu quả cỡ Barcelona thì việc họ bị chỉ trích là đương nhiên. Mà trách nhiệm thuộc về ai? Hỏi có lẽ cũng đã là trả lời rồi.
Từ bất bại thành bất lực
Gần 12 năm nay, đá với cựu kỷ lục gia Liverpool trên sân nhà, Arsenal chưa bao giờ thua. Nhưng cuối tuần qua, Arsenal đã thua Liverpool (0 - 2) theo một cách không thể ngây ngô hơn và hành động che tay “vuốt mắt” của ông Wenger đã nói lên tất cả sự chán nản của nhà cầm quân người Pháp.
Chán nản nhưng Wenger vẫn quyết không từ chức dù các tay súng trẻ thành London chỉ có được 1 điểm sau 2 trận tại giải ngoại hạng Anh, lại chưa ghi được bàn nào. Wenger đã nói: “Mọi người hay có thói quen tự đặt mình vào cái thế mà mỗi thất bại là một nỗi hổ thẹn, thậm chí như một thảm họa động đất. Arsenal đương nhiên thất vọng khi thua trận, nhưng chúng tôi mới chỉ ở giai đoạn đầu mùa giải".
Mùa 2003-2004, Wenger đưa Arsenal đi vào huyền thoại khi đoạt chức vô địch Ngoại hạng Anh mà không thua trận nào
Nhưng với những người hâm mộ tràn đầy khát vọng sau 6 năm trắng tay, những ì ạch đầu mùa như thế quả thật là những cái tát vào niềm hy vọng của họ. Hơn nữa, Asenal xưa nay vẫn có thói quen thắng như chẻ tre trong những vòng đầu. May cho ông là giữa tuần trước, Arsenal đã thắng vất vả Udinese ở lượt trận play-off Champions League. Nhưng điểm sáng duy nhất đó không thể cứu vớt cho chuỗi ngày đen tối của đội bóng mang tên “những khẩu thần công”.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các CĐV Arsenal, dù rất tôn trọng Wenger, đã phải nêu ý kiến “mong” ông ra đi để không làm khổ đội bóng nữa. Nhưng sâu xa hơn, nếu Wenger có tiền (điều quá cần thiết trong bóng đá hiện đại, đặc biệt là bóng đá Anh), thì ông đã không “khổ” đến thế. Không được cấp đủ tiền để nâng cao sức mạnh đội bóng trong khi người hâm mộ lại quá kì vọng vào mình, vị “Giáo sư” này đang đứng trước bài toán không có lời giải…
Vậy nên, Wenger hãy ra đi và mang những ý tưởng về sự tận hiến của ông tới những phương trời mới.
Đức Hiếu