Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?
Sau khi đăng ký xong vui lòng vào
thông tin cá nhân ở phần menu bên
góc phải diễn đàn để cập nhật thông tin !

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

xqnoel

    [Full] Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết

      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #1

       27/7/2011, 20:18

      First topic message reminder :

      Tác Giả: Chanrithy Him

      Cuộc hôn nhân tương lai của cha mẹ tôi đã được quyết định sẵn từ khi hai người còn bé. Cha mẹ của cả hai người bảo họ rằng ngày sau họ sẽ lấy nhau. Cả hai gia đình đều thuộc loại khá giả vì thế cuộc hôn nhân này được chuẩn bị rình rang. Có người cho rằng họ được kết đôi với nhau vì hai anh em Kong Houng và Kong Lorng không muốn tài sản của họ bị phân tán. Bằng cách đó của cải của gia đình vẫn được tập trung. Và trong truyền thống Cambodia, anh em họ lấy nhau là chuyện thường.
      May thay tình cảm của cha tôi cũng phù hợp với ý tưởng của các vị tiền bối. Khi Pa mười bảy tuổi, ông yêu Mak, bà là một cô gái sáng láng, ý tưởng mạnh mẽ. Khi còn bé, bà thường lén đến chùa để học đọc và viết tiếng Khmer, và đọc tiếng Pali, ngôn ngữ được dùng trong kinh sách của Cambodia. Lớn hơn bà còn học được tiếng Pháp nữa, vốn là một điều cấm đối với phụ nữ. Thường thì cha mẹ không muốn con gái mình học chữ vì sợ nó sẽ viết thư tình trước khi họ có cơ hội thu xếp cho con một cuộc hôn nhân thích hợp. Bằng mọi cách, Mak đã thách đố điều đó, bí mật tự học một mình.
      Đó là cô gái mà Pa yêu thương – một cô gái trẻ trung, sáng láng, dám nói ý kiến mình. Xem ra khó có vẻ là một cô dâu kín đáo, e dè theo truyền thống Cambodia. Nhưng chính Pa cũng là người biết mình muốn gì. Ông kiên nhẫn chờ cha mẹ mình thực hiện lời hứa, thu xếp để cưới Mak. Theo truyền thống, họ phải sang gia đình Mak để xin làm lễ hỏi chính thức. Nhưng nghi thức ấy kéo dài quá lâu. Pa không thể chờ đợi được. Ông bèn đến nhà người cô ông yêu mến nhất là bà Om, ở làng Srey Va. Ông xin bà đứng làm chủ hôn cho mình, để xin bà Srem và ông Lorng. Hiểu rõ cả tận đáy sâu của tình yêu và nỗi sợ hãi của đứa cháu mình – sợ bất cứ người đàn ông nào vào lúc nào đó sẽ xin cưới Mak – bà cô này liền lấy thuyền đến làng Prey Ronn. Thật ra trông bà chẳng giống sứ giả tình yêu một chút nào, nhưng bà rất hữu hiệu.
      Cha mẹ Mak đồng ý cho xúc tiến đám cưới. Nhưng truyền thống Cambodia thì phải bắt buộc tuân theo. Cha mẹ Pa, tức Kong Houng và Yiey Khmeng được yêu cầu phải có sự chấp thuận chính thức của cha mẹ Mak. Được phép, thế là vào tuổi mười bảy, cuối cùng Pa đạt được ước nguyện, ông lấy Mak, một cô dâu mới mười bốn tuổi và còn hơi bối rối.
      Pa mang vợ về Year Piar sống với cha mẹ mình. Hoặc vì sợ hãi, hoặc đơn giản chỉ vì bà còn quá trẻ không thích hợp được với cuộc sống gia đình, Mak lập tức bỏ chạy về lại với cha mẹ mình. Nhưng bà ngạc nhiên vì mẹ bà lập tức mang bà trở lại về nhà chồng ngay. Về sau Mak thường cười về chuyện này. Nhưng bà cũng nhớ rõ những nghĩa vụ nặng nề mà mẹ chồng trông chờ ở bà.
      Quả thật bà Khmeng hẳn đã chờ đợi rất nhiều ở Mak, quên bẵng là Mak còn quá trẻ. Theo phong tục Cambodia, nơi trán của những đứa bé mới sinh được đánh dấu bằng một thứ nước từ rễ cây gọi là Paley có màu vàng nghệ. Đây là nơi phần mềm trên đầu đứa bé, và người ta tin rằng nước rễ cây sẽ giúp cho sọ của nó cứng hơn. Tất nhiên khi đứa bé lớn lên thì chất bột trên trán cũng rớt đi. Khi Mak lấy chồng, có thể nói chất bột paley trên trán bà vẫn chưa rơi hết, nhưng điều đó cũng không khác biệt gì mấy. Các bà mẹ chồng thường đòi hỏi rất nhiều, và họ chi phối tất cả. Một người đàn bà không chỉ lấy chồng, mà còn lấy cả gia đình chồng. Thế nhưng Pa không nhìn theo cách đó, ông là người đàn ông có gan quay lưng với những tập tục mà ông không đồng tình. Vào thời gian đó, họ có hai người con, cả hai đều chết. Đứa con thứ ba là một đứa bé gầy nhom, ốm yếu. Pa và Mak ít hy vọng đứa bé gái này sống sót, nhưng cô bé này đã làm cha mẹ ngạc nhiên, cô có tên tục là Chea, có nghĩa là “lành”. Với đứa con thứ ba ốm yếu này, Pa và Mak rời Year Piar.
      Họ khởi đầu cuộc hành trình, bỏ lại phía sau sự bảo đảm về mặt tài chính của gia đình để đi tìm con đường riêng, để tạo ra một cuộc sống riêng của mình. Họ đi đến Phnom Penh. Cay đắng trước những đòi hỏi không nhượng bộ của cha mẹ họ, Pa và Mak thực hiện lời thề trên cầu Preah Monivong: nếu không thành công trong cuộc đời, họ sẽ không bao giờ trở lại Year Piar để gặp lại cha mẹ họ nữa. Họ sẽ tự sát, nhảy xuống dòng nước sâu đang chảy dưới chân họ.
      Và giờ chỉ trong tuổi ngoài hai mươi, họ không còn bối rối vì lời thề nữa. Họ xây một căn nhà ở Takeo. Pa là một người chồng và người cha tốt. Ở tuổi hai mươi lăm, ông đã thành công trong việc cưu mang một gia đình đang phát triển. Quả thực cha mẹ tôi không những làm ngạc nhiên cha mẹ của Pa mà cả cha mẹ của Mak nữa. Một ngôi nhà là một biểu tượng của địa vị xã hội. Ngay cả cha mẹ của họ cũng tự hỏi “Chúng lấy tiền đâu mà xây một ngôi nhà lớn như vậy?”
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #26

       27/7/2011, 20:29

      Mak đã giẫm lên con đường quanh co và đã nói dối bọn Khmer Đỏ. Thái độ yêu nước giả tạo của Mak do gợi ý từ lời mật báo của Som đã cứu cả gia đình chúng tôi. Mặc dù sợ hãi và bây giờ bà theo Khmer Đỏ, bà Som vẫn còn có tình người, vẫn còn trung thành với Kong Houng, người chủ cũ của bà, và vì thế, vẫn còn giúp cho gia đình, cho con và cháu của ông.
      Bọn Khmer Đỏ trong làng còn muốn gặp Yiey Khmeng, mẹ của Pa, để thẩm vấn bà những điều liên quan về chỗ ở của chú Seng. Để chuẩn bị trước, cả bà, Kong Houng, Mak và các thân nhân khác đã thảo luận Yiey Khmeng nên nói với chúng như thế nào. Dẫu sao đã ở trong luật lệ của chúng, chúng tôi vẫn phải tìm cách để sống sót qua trò chơi sinh tử này. Lệnh Khmer Đỏ triệu tập Yiey Khmeng khiến cho Kong Houng nổi giận “Tao đã trả lời cho họ về thằng Seng rồi, cả Atidsim cũng đã trả lời rồi. Bây giờ họ còn muốn gì nữa? Bọn này thật không hiểu nổi”.
      Yiey Khmeng trở về sau cuộc thẩm vấn, bà run rẩy, khích động và rã rời. Bà chậm chạp thì thào “Họ hỏi tôi vô số câu hỏi. Một người hỏi xong, các người khác tiếp tục thẩm vấn. Họ luôn miệng hỏi Seng bây giờ ở đâu. Một người trong số họ thậm chí còn gọi tôi là Mae [2]. Hắn bảo, Mae, con trai má hiện giờ ở đâu, trước đây anh ta làm gì trong thành phố. Và hắn còn châm chọc, Mae hãy bảo cho Angka Leu biết hắn đang ở đâu và hắn đã làm gì – nếu má không muốn con trai má vào nằm trong thùng xăng. Má có muốn con trai vào nằm trong thùng xăng không Mae?”
      “Tại sao họ cứ hỏi những điều đó?” Bà nói tiếp “Những người đó thật ác. Tôi chỉ bảo họ rằng tôi không biết Seng đang ở đâu hay nó đã làm gì. Tất cả những gì tôi biết trước đây là thấy nó cắp sách đến trường hàng ngày. Thế là một người trong số họ nổi giận và nói “Bà là loại người mẹ gì vậy? Bà không biết con bà làm gì à? Đồng chí, bà nói láo! Thôi đừng hỏi thêm bà ta làm gì nữa, khi con trai bà ta có mặt tại đây, cứ bỏ hắn vào thùng xăng là xong!” Nói xong hắn đùng đùng đi ra khỏi căn lều. Mấy người đó thật là ác!”
      Yiey Khmeng thở dài, cúi mặt đăm đăm nhìn xuống sàn nhà.
      Im lặng. Quyền lực đen tối của Khmer Đỏ đã khiến cho chúng tôi câm lặng, làm cho chúng tôi thành hoang tưởng. Cúng tôi đã học cách vừa đi vừa nhìn ngoái lui xem có tên chhlop nào đi theo không. Điều đó chẳng bao lâu trở thành như bản năng thứ hai vậy. Cái cộng đồng đại gia đình tụ họp về đây của chúng tôi con số lên đến 43 người. Tất cả phần lớn sống nhờ vào vườn cây của ông nội tôi, mà bây giờ nó cũng đã bắt đầu mang dấu hiệu khai thác của chúng tôi; chuối trụi hết thân và lá, đu đủ và dứa cũng bị chén sạch. Thế mà chúng tôi vẫn phải tìm cái ăn để sống sót.
      “Athy, con có muốn ăn armmiage dầm muối không?” Một ngày nọ Mak hỏi tôi, tinh thần có vẻ rất phấn chấn.
      “Ồ, Mak, con thích ăn armmiage dầm muối với cá nướng lắm. Thật ngon, phải không Mak?” Miệng tôi ứa nước bọt khi nghĩ đến món đó, armmiage là một loại cây cải màu xanh giống như cải xoong.
      “Con có muốn đi hái cây này để Mak dầm muối cho con ăn không? Cây này mọc hoang dọc lối đi bên cạnh nhà người ta đấy. Hôm qua lúc đi làm, mẹ có hái một ít. Nó trông như thế này này. Giờ con đi hái nó cho mẹ”.
      Tôi hăm hở nhờ mẹ tôi cho cái gì đó để tôi bỏ armmiage vào. Mak bèn thắt nút lên hai đầu của chiếc khăn rồi choàng qua cổ tôi tạo thàn hai cái túi. Bà đưa cho tôi một cây armmiage để tôi đem theo phòng khi tôi không nhớ hình dáng nó ra sao. Từ nhà này sang nhà khác, tôi quan sát mọi cây cỏ mọc trên lối đi hay trong sân nhà. Mak nói đúng khi bảo rằng có nhiều cây armmiage mọc hoang. Cây này mọc khắp nơi, dọc đường đi hay trước nhà người ta. Sau khi hái một mảng, tôi nhìn lên và thấy còn nhiều cây này mọc trước mặt, một số mọc thành bụi, một số mọc rải rác. Cả hai túi đều đầy, nhưng tôi vẫn còn tiếp tục hái. Tôi biết thứ này rất ngon một khi đem ngâm muối để ăn.
      Tôi đang cúi mình bên vệ đường cạnh một góc căn nhà nọ thì nghe một lọat âm thanh giọng nói của phụ nữ.
      “Còn ai thả bom nữa? “ Một giọng giận dữ lên tiếng. “Chính là hắn, Aseng thả bom chứ còn ai. Chính gia đình chúng ta, con cái chúng ta đã bị hắn giết một cách man rợ. Khi nào hắn về đây, ta sẽ tra tấn hắn để cho hắn biết mùi đau khổ”.
      Giọng nói giận dữ của bà ta khiến tôi ngước nhìn lên. Tên mà người đàn bà kia thốt ra nghe quen thuộc, tôi nhận ra họ đang nói về chú Seng của tôi. Người phụ nữ đưa ra những nhận xét giận dữ đầu tiên là Yiey Chea, người phụ nữ mà sau đó tôi tìm ra là có bà con với chúng tôi – bà ta thật ra là cô của chú Seng. Khi tôi gặp bà lần đầu tiên, tôi thấy bà dễ thương và bà tỏ ra thân thiện với Mak. Bây giờ tôi thấy ngạc nhiên và sợ hãi do vẻ ác độc trong giọng nói của bà và của những người kia. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu vì Khmer Đỏ đã hoạt động, khiến cho gia đình này chống lại gia đình kia nhân danh Angka Leu.
      “Cũng chẳng cần tốn nhiều sức để giết hắn. Mỗi người trong bọn ta cứ đái lên đầu hắn là hắn sẽ chết ngay!” Một người đàn bà già hơn cất giọng chua cay với bước xuống bậc cấp dốc đứng như thang trước nhà.
      Có mười lăm phụ nữ tuổi trạc năm mươi, sáu mươi mặc quần áo đen đi ra khỏi nhà. Có vẻ như họ vừa có mít tinh xong. Tôi thấy sợ Yiey Chea, sợ bà ta nhận ra tôi và buộc tôi tội gián điệp. Với hai chiếc túi đầu rau nặng gẫy cổ, tôi bước ra xa, cố tỏ ra bình thường khi ngẫm lại tất cả những điều họ vừa nói.
      Thả bom thân nhân bà con mình? Tôi suy nghĩ. Chú Seng đâu có thả bom, chính là B-52 đấy chứ. Tôi thấy bối rối vì những lời kết án và châm chọc của họ, nhưng tôi thấy bối rối nhiều nhất là do lòng thù ghét của họ đối với chú tôi, khiến họ đưa ra những lời buộc tội mà chính họ không biết được sự thật.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #27

       27/7/2011, 20:29

      Khmer Đỏ giờ đây tập trung vào việc biến những người dân thành thị chạy ra thành người lao động. Thoạt tiên, hầu hết những người trưởng thành đều bị bắt đi đào kênh thuỷ lợi, một công việc nặng nhọc mà chỉ dùng bằng cuốc. Mọi người phải làm việc. Mẹ tôi và các cô phải đi thu nhặt phân bò và phân trâu rải rác trong làng và chuyển chúng ra đồng lúa. Mak được người ta phát cho một cái thúng để đi bưng phân. Đặt thúng lên đầu, đầu bà chỉ cách lớp phân súc vật qua cái thúng và một lớp khăn xếp lại thành hình cái gối đặt dưới thúng. Khi Mak đi ngang qua vườn Kong Houng, tôi hỏi Mak “Mak, cái gì trong thúng vậy?”
      “Chỉ là phân bò thôi, koon”. Bà hạ cái thúng xuống cho tôi thấy.
      “Hơ, hơ!” Tôi kêu lên và nhảy lùi lại trước đống phân đen và nhão. Mak thì cười. Bà tủm tỉm đặt lại cái thúng lên đầu, tiếp tục công việc, một công việc chẳng giống tí gì với bất cứ công việc nào bà đã làm trong đời. Tôi chạy đi tìm Avy, người em gái bảy tuôi của tôi và kể cho nó nghe chuyện đống phân trên đầu của Mak. Nó nhăn mũi và chúng tôi bật cười trước bài học mới của cuộc sống.
      Nhưng còn nhiều bài học tiếp theo nữa. Có một cuộc mít tinh của trẻ em và người ta bảo tôi đi dự. Tôi diện chiếc váy màu xanh nước biển đẹp nhất của mình và chiếc áo trắng rất dễ thương. Tôi còn mang đôi giầy da mà Mak mua cho tôi ngày trước khi Khmer Đỏ chiếm chính quyền. Tôi đến dự một mình. Tôi ngạc nhiên thấy trẻ con từ mười đến mười ba tụ tập ở một vựa lúa giữa các đụn cỏ khô. Giữa các đụn rơm ngả nghiêng, đám “trẻ con thành thị” đứng tách riêng khỏi đám trẻ địa phương, áo quần vá chằng vá đụp, rộng thùng thình và rách rưới, tóc tai không chải. Tôi nhận ra rằng ý tưởng của mình về một cuộc mít tinh không bao giờ giống với quan niệm của Khmer Đỏ cả.
      Ba người phụ nữ mặc đồ màu tối, bạc màu, khăn rằn cũ kỹ quấn trên đầu ra lệnh cho chúng tôi đi theo họ ra cánh đồng lúa nằm cách làng chừng hai dặm. Tôi không muốn đi với họ, và tôi nhớ điều họ đà làm với Pa. Tôi sợ phải chống đối và điều đó làm tôi tủi hổ. Tôi đành tiếp tục đi theo lũ trẻ, phần lớn là những đứa trẻ ở địa phương, những nô lệ trung thành của Khmer Đỏ. Chúng chạy chân trần trên con đường đất nổi cao giữa những ruộng lúa như thể mặt đất sù sì dưới chân là tấm nệm êm của chúng vậy. Khác với chúng, đám trẻ con thành thị đi thong thả như đang đi chợ.
      Giống như cá gặp nước, đám trẻ con trong làng lao nhanh xuống ruộng lúa sũng nước vừa mới cày – một thửa ruộng màu nâu ngập nước với những bó mạ non xanh mướt. Theo sau đám phụ nữ, những đứa trẻ trong làng lũ lượt lội xuống thửa ruộng đầy bùn. Đây là công việc chúng quen từ bé nên chúng biết phải làm gì khi lanh lẹ vãi các bó mạ ra khắp cánh đồng. Rồi chúng trồng thành luống thành hàng. Bàn chân toả ra, cẳng dang rộng, chúng gập người xuống để cắm vài cây mạ vào trong bùn bằng một tay, tay kia vẫn giữ bó mạ. Đối với chúng, đây có vẻ là một trò chơi thú vị. Còn đối với tôi, công việc đồng áng này rất chán nản, chẳng có gì thú vị. Một trong những người phụ nữ gào lên với chúng tôi: bọn trẻ con thành phố, xuống ruộng đi! Chúng tôi ngần ngừ, đặc biệt là tôi, bởi vì tôi sợ làm bẩn bộ quần áo đi học của mình.Nhưng tôi không còn chọn lựa nào khác. Tôi nín hơi và thận trọng bước xuống ruộng, sau khi bị mấy người đàn bà kia hối thúc liên hồi, để lại đôi giày học trò trên bờ ruộng phía sau lưng tôi.
      Tôi sửng sốt trước cách họ nói với tôi, không có cái giọng ấm cúng, thân thiện mà người lớn thường dùng khi nói chuyện với trẻ con là “cháu” hay “con gái”. Tôi không nhớ nổi người đàn bà đã gào lên một cách thô lỗ với tôi ra lệnh cho tôi phải làm cái này cái nọ. Trong Sangkum mun (xã hội trước) thì hẳn Mak hoặc Pa đã can thiệp, phản bác và điều chỉnh thái độ của những người đàn bà này. Tôi kéo váy lên, ước chi Khmer Đỏ chưa bao giờ hiện hữu, ước rằng họ vô hại như kẻ xấu trong phim ảnh, sẽ biến mất khi đèn bật sáng.
      Tôi đứng chờ trong nước ruộng quánh và lạnh, bùn bắt đầu làm cho da chân tôi nhức nhối, một người phụ nữ trao cho tôi một bó mạ thon. Tôi khép váy vào giữa hai chân, giữ cho nó an toàn phía trên cao mặt bùn. Người phụ nữ bày cho tôi trồng mạ một cách nhanh nhẹn, khéo léo.
      Tôi cố làm theo bà, nhưng các thân cây không dễ gì đứng yên, chúng nổi lên trên mặt nước như những bong bóng. Tôi chỉ ước ao tôi làm được như những người kia, chân nhấc được ra khỏi bùn và lướt đi nhẹ nhàng, nhưng chân tôi thì cứ như dính chặt vào mặt ruộng. Tôi toát mồ hôi đầm đìa, đưa tay quẹt trán, và cố nuốt tiếng kêu thét vào trong họng. Không giống như mấy đứa trẻ nông thôn, tôi không đứng dang chân ra, thay vì vậy, tôi đứng hai mắt cá khép vào nhau – tư thế cẩn thận khi mặc váy. Mấy đứa trẻ thành phố khác cũng làm như vậy. Lưng và chân tôi đau nhức vì phải cúi xuống một góc rất nhọn, như thể phải cúi chào ai đó sát đất mãi mãi vậy. Một trong mấy đứa trẻ thành phố là tôi vì thế tụt lại phía sau đám trẻ nông thôn rất xa.
      Tôi chi mới tiến được vài tấc trong khi chúng đã cấy xong được nửa cánh đồng. Chúng làm nhịp nhàng và nhanh nhẹn trong khi chân chúng lướt trên đám bùn. Tôi quan sát công việc của chúng, cố làm theo, nhưng vẫn không làm được. Tôi lại nghiên cứu về tư thế, kỹ thuật, nhưng tôi vẫn chưa hình dung ra được. Rồi chuyện này bắt đầu ám ảnh tôi, như tôi cố làm chủ trong trò chơi nhảy dây đơn giản vậy. Nếu bọn chúng có thể làm được, thì mình cũng có thể làm được. Tôi cố cấy nhanh, nhưng gặp cây mạ nổi lên trên mặt nước khiến tôi hầu như suýt té sấp mặt vào nước bùn.
      “Chuyển chân của mày ra như thế này này”, một bàn tay của ai đó nắm lấy chân phải của tôi. Tôi ngạc nhiên thấy một trong những người phụ nữ kéo chân phải của tôi tách khỏi chân trái.
      Bọn trẻ cùng làm việc với tôi đồng thanh bật cười khúc khích. Tôi đưa mắt nhìn lên và thấy bọn trẻ làng đang nhìn tôi với vẻ thích thú, cả bọn trẻ thành phố cũng vậy. Tôi cũng cười với chúng và thấy bớt tủi nhục, giận dữ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy người đàn bà nọ không mắng tôi chậm chạp. Thay vì vậy, mấy người phụ nữ và bọn trẻ làng lặng lẽ cấy mạ quanh chỗ tôi và chỗ của bọn trẻ thành phố khác, trồng khắp cả vùng còn trống cho đến khi chúng tôi xong việc. Chúng vớt những gốc mạ nổi cũng như những cọng rơm lại để vào một chỗ. Từ khi chân tôi bị kéo dang ra, chiếc váy mềm của tôi đã bị nhúng vào bùn, nhưng bây giờ tôi không lo âu nhiều về áo quần mình nữa. Tôi nghĩ mình sẽ giặt chiếc váy và tẩy vết dơ trên áo. Tôi đã điều chỉnh cho thích hợp với những điều mà mình không thể thay đổi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #28

       27/7/2011, 20:29

      Đến lúc cả bọn chúng tôi trồng hết ruộng mạ, lê bước qua bốn cánh đồng, tôi mệt lả. Tôi đói và cả người dính đầy mồ hôi vì làm việc dưới ánh nắng. Một phần trong tôi cảm thấy hãnh diện vì tôi đã học được cách trồng lúa, nhưng đồng thời tôi cũng căm ghét lối sống này. Ở đây, đã đi lùi lại, như mấy đứa trẻ trong làng, vừa bước giật lùi vừa trồng mấy luống mạ vậy. Một lần nữa, tôi ước ao được trở lại trường và đời sống trước đây của mình – để học về các vì vua đã chết mà trước đây tôi thấy chán ngắt, giờ lại thấy hấp dẫn.
      Nhưng hôm nay anh Than gặp phải một bài học mà có lẽ từ trước đến giờ là chấn động nhất. Anh là một trong số một nhóm học sinh trẻ được lệnh đi phá các đền chùa, miếu thờ được gọi là Ronng Neak Ta, những nơi đặc biệt dưới bóng râm khổng lồ của một cây Po (cây đa) già, tàn rộng, uy nghi, nơi người ta tin rằng linh hồn người chết trú ngụ. Những miếu này được làm từ các hộp gỗ nhỏ có hình dáng một ngôi nhà, được gắn chặt vào giữa các nhánh cây lớn hoặc trong hốc thân cây lớn. Tại mỗi hộp người ta đặt một lon thiếc đổ đầy cát để cắm nhang vào khi cúng vái. Khi đến miếu Ronng Neak Ta, người ta mang theo thực phẩm, nến và nhang. Tại đây người ta thổ lộ tâm can với linh hồn chủ trì của miếu, và khẩn cầu cho mình được sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc.
      Anh Than rất bối rối khi anh kể cho Mak và những người bà con trong nhà nghe về nhiệm vụ trong ngày hôm nay của anh. Bằng búa tạ và cuốc, họ đập nát những đền miếu đã được dựng nên từ nhiều năm. Họ đi từ làng này sang làng khác, thúc giục bọn con trai kêu la hò hét khi họ đập đổ chùa miếu, giống như một bộ phận đi reo hò, cổ vũ cho tội ác. Mọi người dân đều chấn động, không nói được nên lời. Anh Than nói, vẻ mặt như muốn hỏi Làm như vậy có được không. Không khó lắm để nhớ đến anh Tha dã chết chỉ vì tiểu tiện nhầm lên mộ của ai đó. Nhưng vào tuổi mười một anh Than hiểu rằng anh chẳng có tiếng nói nào khi đó là việc của Khmer Đỏ. Cuối cùng anh nhún vai “Họ bắt chúng con làm…Hò hét chúng con phải phá hoại…Giờ con rất lo âu các linh hồn sẽ nổi giận…” Anh nhíu mày. Nếu họ bác bỏ đời sống tôn giáo, nếu họ không sợ các linh hồn nổi giận, tại sao họ không tự mình huỷ hoại chùa miếu?
      Khmer Đỏ không chỉ muốn chế ngự đời sống tâm linh bên trong của chúng tôi mà cả vẻ bên ngoài của chúng tôi nữa. Họ yêu cầu đàn bà con gái phải để tóc ngắn. Quy định này là một sự xúc phạm có tính tóan vào nền văn hoá của chúng tôi, vốn ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của mái tóc dài. Nếu chúng tôi không tự cắt tóc ngắn ngang trái tai, họ cảnh báo, họ sẽ cắt thay cho chúng tôi. Các chị Chea, Ra, Ry bèn quyết định để Mak cắt tóc. Má tôi lấy kéo và cẩn thận tỉa đều mái tóc trước đây xoã xuống phía sau đầu của mấy chị. Tóc rụng, lại một mất mát khác. Tôi nhìn các chị một cách tò mò, như thể các chị bây giờ mang đầu tóc giả của Khmer Đỏ vậy. Tóc tôi thì chỉ mới chạm vai, tôi sợ cái ngày tôi phải theo các chị cắt tóc cho ngắn. Còn bây giờ thì tôi chưa đủ lớn để làm cho người ta lo âu. Thợ cắt tóc của Khmer Đỏ thì cắt tóc chẳng cần phải tính toán gì. Họ chỉ cần chụp một cái vỏ dừa khô hình vỏ sò lên đầu, bất cứ sợi tóc nào thòi ra liền cắt luôn thành một đường tóc rất thô. Kiểu tóc này rất dễ nhận ra, với những cuộn tóc không đều xoã xuống chỗ dài chỗ ngắn, một tác phẩm của một đứa bé lên năm tuổi.
      Bọn Khmer Đỏ biết cách tác động lên dân chúng thật sâu. Cái đầu là phần thiêng liêng nhất trong thân thể đôi với một người Cambodia. Bị đánh vào đầu, hoặc một người nhỏ tuổi hơn hay kẻ thù chạm vào đầu là một sự sỉ nhục lớn lao. Thế mà những kẻ cai trị chúng tôi tỏ ra coi thường đời sống của người Cambodia trước đây. Chỉ có lịch sử của cái bây giờ và ở đây mà thôi.
      Mỗi ngày bon Khmer Đỏ lại đưa ra các luật mới. Bây giờ chúng còn muốn kiểm soát ngôn ngữ thoát ra từ miệng chúng tôi. Chúng tôi phải dùng cách xưng hô của nông thôn để gọi, như gọi mẹ là Mae, gọi cha là Pok. Chúng tôi được quyền chọn lựa khác là gọi cha mẹ bằng “đồng chí”, một từ lạ tai, lạnh lùng mà nghe phát âm ra tôi đã thấy buồn cười. Vô lý biết bao! Trong nền văn hoá của chúng tôi, chúng tôi có đến bốn hay năm từ dùng để miêu tả việc ăn, khi nói với người lớn tuổi hơn, với vị sư hay với một vị vua. Thế mà đột nhiên chính cái ngôn ngữ ấy thay đổi mà không ai hỏi ý kiến chúng tôi. Ấy vậy mà, khi đứng sắp hàng chờ lãnh khẩu phần gạo, tôi nghe mấy đứa trẻ thành thị khác dễ dàng nói năng theo cách nói mới ấy. Dẫu sao, điều này làm tôi thú vị, lòng hăng hái của tuổi trẻ bằng cách này hay cách khác cũng phải tràn ra mà.
      “Đồng chí Mak? Nói cái này nhé?” Tôi nói cộc lốc với mẹ tôi, khiến bà cười. Thật dễ thương khi nhìn nụ cười quen thuộc của bà. Điều này khuyến khích chúng tôi làm tới. Các chị tôi và tôi diễu với nhau bằng cách áp dụng những từ mới. Chúng tôi gọi nhau là “Đồng chí Athy” hay “đồng chí Chea” bằng vẻ châm chọc duyên dáng. Đó chính là nỗ lực chúng tôi nhằm đối phó với những điều mình không thể thay đổi. Dẫu vậy, khi không người lạ, chúng tôi vẫn gọi người trong gia đình theo cách như cũ. Chúng có thể lấy đi ngôn ngữ gia đình của chúng tôi nơi công cộng, nhưng chúng không thể lấy đi chính gia đình, chất keo đã gắn kết chúng tôi. Cách xưng hô đó là của riêng chúng tôi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #29

       27/7/2011, 20:30

      Thay vì sử dụng tiền tệ, Khmer Đỏ lại phân phối khẩu phần bằng thóc. Số thóc này lấy trực tiếp từ kho thóc thặng dư trước họ đã tịch thu từ Kong Houng – đến hàng trăm hàng ngàn ký thóc. Họ phân phát thóc cho chúng tôi bằng thúng nan. Người lớn nhận khẩu phần nhiều hơn khẩu phần một đứa trẻ chín tuổi như tôi. Chúng tôi phải tự biến phần thóc của mình bằng cách chà. Phải quan sát và học hỏi. Tôi phải chủ động, thích nghi để sống còn. Tôi giúp mẹ và các chị chà thóc. Hạt thóc vàng chưa xay được đổ vào trong một cái cối khổng lồ bằng xi măng chôn trong dất, trên đó treo một cây cột lớn và nặng, thẳng đứng nối với một thanh ngang. Chúng tôi cùng bước lên một đầu của thang ngang này, rồi nhả ra. Cây cột đập mạnh xuống cái cối như một chiếc càhy khổng lồ, làm hạt rời khỏi vỏ. Rồi chúng tôi xẩy trấu, lấy hạt ra khỏi vỏ, rồi lập đi lập lại việc này. Còn về thức ăn, chúng tôi đi đánh cá lúc rảnh, điều này càng lúc càng hiếm hoi. Chúng tôi cũng hái rau nơi vườn cây ăn trái của Kong Houng vốn đang tàn tạ nhanh chóng và những cây rau khác mọc hoang trên đồng hoặc chung quanh các ngôi nhà trong làng.
      Khẩu phần lúa được cấp không bao giờ đủ ăn. Thường thường, Mak rời nhà sau khi giúp chúng tôi dọn bữa ăn lên trên chiếc bàn gỗ. Trước đó, mỗi khi chúng tôi đòi thêm cơm, mẹ buồn rầu đặt muỗng xuống và chia phần của bà cho chúng tôi. Về sau, mẹ thường chạy đi đâu đó khi đến giờ ăn. Mẹ bảo chúng tôi cứ ăn, đừng đợi bà. Chúng tôi nghe lời, ăn hết không để phần lại cho mẹ. Tôi bắt đầu nhận ra rằng Mak không bao giờ ăn cả. Tôi không bao giờ nghĩ nhiều về chuyện này, nhưng tự hỏi làm sao Mak không bao giờ tỏ ra đói bụng cả.
      Mãi sau tôi mới tìm ra. Hóa ra vào những lúc đó, Mak đã đi quanh làng Year Piar xin thức ăn từ những người phụ nữ trong làng mà Mak từng quen biết. Mẹ đi xin thức ăn tức là mẹ đã hạ mình trước những người phụ nữ đó. Điều này làm tôi đau như bị dao cắt. Từ nay trở đi, tôi biết rằng không thể có một tương lai nào dưới chế độ Khmer Đỏ.
      Bây giờ là tháng mười, bốn tháng sau khi cha tôi bị hành quyết. Nhiều tin đồn lan truyền. Rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ bị di chuỷên đi nơi khác. Đi đâu? Mak hỏi quanh, nhưng không một ai biết cả.
      Vào đêm trước khi rời khỏi nơi đây, Mak nằm mơ thấy Pa. Ông xuất hiện, không có đầu. Ông bước về phía Mak và cố dùng tay kể cho bà một số chuyện, nhưng Mak không thể hiểu. Khi mẹ hỏi ông vài điều, ông đứng đó, không đầu, nhưng lắng nghe. Rồi ông biến mất vào đêm tối, để cho Mak gào thét xin ông quay lại. Cơn ác mộng này là một điềm báo tăm tối đôi với tất cả chúng tôi.
      Ngày hôm sau chúng tôi cùng nhau ăn bữa ăn bằng cháo gạo nấu với rau, có thêm phần thân chuối và cá. Không ai nói gì ngoại trừ vài tiếng cụt lủn như đưa giùm cái đũa, cái chén…Tôi thấy sợ hãi. Tôi sụp xuống khóc. Các chị tôi cũng vậy. Xuyên chiếc lều mở toang, nơi chúng tôi vừa ngồi ăn, tôi đưa mắt ngắm vườn cây sau nhà, cái khoảng đất trống trước đây dứa đã từng mọc ở đấy. Hàng cây ăn trái, những cây me im mát, tôi dùng mắt vuốt ve chúng, như thể nói lời từ biệt với nơi trú ngụ, nơi tôi tìm thấy chỗ ẩn mình, một nơi hầu như nằm bên ngoài cuộc cách mạng.
      Ngay cả ông bà tôi, Kong Houng và Yiey Khmeng bây giờ cũng phải rời nhà, nơi ông đã đấu tranh để bảo vệ suốt những năm tháng qua. Đôi với gia đình tôi, sự ra đi này là cái bắt đầu cho một sự thực trần trụi. Đuổi chúng tôi ra khỏi nhà của Kong Houng, vốn được xây nên làm quà cưới Yiey Khmeng, tiêu biểu cho một điều gì còn hơn cả sự trục xuất. Nó lột bỏ khỏi chúng tôi cái ấn tượng cuối cùng về một cuộc sống bình thường, cắt đứt sợi dây nối chúng tôi với cộng đồng gia đình. Từ đây, chúng tôi bị ném ra như một nắm gạo theo những hướng bất định. Khi chúng tôi tới đây, Pa bên cạnh chúng tôi. Giờ thì ông đã khuất. Rời bỏ nơi này, tôi mang một ký ức luôn hiện hữu làm tổn thương tôi đến tột độ. Ở Cambodia chúng tôi tin rằng linh hồn của những người thân đã khuất chăm sóc chúng tôi. Đôi với tôi, đây là nơi linh hồn cha tôi trú ngụ. Rời nơi này, tôi thấy tôi đang rời bỏ ông.
      Khi các chị Chea, Ra, Ry và tôi đi ra, chúng tôi đứng chờ Mak, Avy và mấy anh em trai theo kịp chúng tôi, tôi lại bật khóc. Tôi nghĩ đến những từ tôi không thể nói ra miệng. Bọn Khmer Đỏ sẽ giết chúng tôi. Tôi không muốn chết, không muốn bị giết bằng cuốc như Pa đã bị. Nước mắt tôi làm lây lan, châm ngòi cho nôĩ sợ hãi và đau đớn nơi chị Chea. Chị cũng khóc. Mấy người còn lại cũng làm theo. Chị Chea quàng tay qua vai tôi. Chúng tôi cùng khóc cho đến khi không còn khóc được nữa. Nỗi sợ vẫn còn, nhưng nước mắt thì đã cạn.
      Hướng xuống con đường làng đầy bụi đất, chị Chea và chị Ra mang đồ đạc của chúng tôi bằng cách thô sơ nhất – vali và túi bằng chăn buộc lại cột vào hai đầu chiếc đòn gánh. Mak thì đội trên đầu một túi quần áo, dẫn đầu chúng tôi như con gà mẹ dẫn bầy gà con. Đi qua làng Year Piar rồi các làng khác, tôi vừa đi vừa cầu Phật. Xin phù hộ chúng con, phù hộ chúng con. Rồi tôi khấn linh hồn Pa chở che chúng tôi như tôi thường nghe người lớn khấn vái linh hồn tổ tiên họ che chở và đem lại may mắn.
      Chúng tôi vượt qua nhiều cánh đồng, ngang qua một loạt các ngôi làng nhỏ cho đến khi thấy một đám người phờ phạc như những linh hồn vất vưởng dang tụ tập chờ bên cạnh đường xe lửa nơi một cánh đồng cằn cỗi. Ngồi chồm hỗm và đứng quanh đó là hàng trăm người bồn chồn đợi dọc theo đường xe. Đột nhiên cán bộ Khmer Đỏ trong đồng phục đen và súng trường trên vai như từ hư không xuất hiện, nhào ra dọc theo các toa xe. Một số chạy đến cuối xe lửa, một vài người mở cửa toa xe ở trước mặt chúng tôi.
      “Lên xe, lên xe đi!” Họ hét lên, tay vẫy trên không.
      Chúng tôi vâng lời, chen chúc nhau leo lên các toa chở hàng. Phần lớng chúng tôi là phụ nữ. Mẹ đưa tay nắm con, con vói tay tìm mẹ. “Mak, koon, lẹ lên, đợi đã” là những tiếng duy nhất thốt ra khi dòng người cuồn cuộn tràn vào các toa hàng. Sau đó là tiếng khóc. Bọn Khmer Đỏ bắt đầu tách các thành viên của gia đình vào các toa khác nhau, ngẫu nhiên như người ta phân các đàn gia súc ra vậy. Bây giờ Angka Leu mới chính là gia đình của bạn. Các bà mẹ thì van nài, trẻ con thì kêu khóc. Rồi một loạt súng làm họ yên lặng hẳn. Ngồi chồm hổm trên sàn gỗ trong toa tàu với Mak cùng các chị và anh em trai, tôi nhẹ nhõm khi thấy mình đã vào được trong toa, bị ép chặt giữa những người xa lạ.
      Cánh cửa của toa đóng lại. Chúng tôi di chuỷên về phía trước, nhưng không đến nơi nào cả. Tôi nhìn những tia nắng chiếu xuyên qua vết nứt nơi cánh cửa kéo của toa tàu. Không thể nhìn thấy một chi tiết nào bên ngoài, cả một mẩu phong cảnh cũng không. Rồi ngày nhạt đi, đêm tới, phủ lên toa tàu vốn đã tối đen một tấm chăn mực. Quanh tôi, thân người chen chúc, va chạm bừa bãi, chân người này gác lên đầu một người khác đang ngủ. Thường thì đặt bàn chân bên cạnh đầu người khác là một bỉêu hiện bất kính. Nhưng ở đây chẳng ai thèm quan tâm, và chính điều ấy làm tôi chấn động hơn.
      Từ đàng xa, những tiếng đàn ông la lên. Khi tàu đến gần, tôi nghe tiếng “bánh mì bánh mì”. Cửa toa được kéo ra. Hai những đàn ông, một tay cầm đèn bấm, tay kia ôm một bó bánh mì, xuất hiện trong bóng tối. Bánh mì nóng được truyền đi. Tôi vươn ra lấy một ổ nhỏ, bằng cỡ một trái banh tennis, và ngấu nghiến luôn. Khi chiếc bánh ổn định trong dạ dày rồi, tôi bắt đầu suy nghĩ. Tại sao chúng ta cho mình bánh mì nếu chúng định giết mình? Có lẽ chưa. Có lẽ chúng sẽ sử dụng mình trước, rồi sẽ giết sau. Chiếc bánh mì tạo ra một tia hy vọng khi con tàu tiếp tục cuộc hành trình.
      Đêm duỗi ra thành ngày. Tiếng bánh xe lửa lăn trên đường sắt ru tôi thiếp đi, rồi tôi thức giấc khi ánh mặt trời lách qua khe hở của chiếc cửa lùa, báo cho tôi biết rằng thời gian đã trôi qua, ngay cả khi cái thế giới của riêng tôi đã ngừng lại, và đang ngưng trệ trên các toa xe chở hàng này.
      Tàu ngừng lại và tôi giật nảy người, trở lại với thực tại. Cửa luà được kéo, chúng tôi ùa ra ngoài, mất phương hướng, lắc lư người vì mới bước ra khỏi chuồng. Ánh mặt trời toả xuống khi chúng tôi lê bước kẻ trước người sau đi trên nền đất khô, nứt nẻ. Đây là lần đầu tiên tôi có thể duỗi thẳng chân ra sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ nằm co quắp, đến nỗi cơ bắp tôi đau nhức khi tôi vẫy vùng tay chân như một bà già để làm chủ cử động của mình.
      Cuộc sống của chúng ta giống như câu trong một bài hát quen thuộc, Chivth Choun reang chown pleang. “Cuộc đời có khi gặp hạn và có khi gặp mưa”.
      Đây là lúc chúng tôi gặp hạn.
      Chú thích
      [1] Người chỉ điểm, thường là thành viên có cấp bậc của Khmer Đỏ, đi do thám dân chúng và báo cáo về họ với Angka Leu (tổ chức cấp cao)
      [2] Có nghĩa là “Má”, từ người nông dân ít học thường dùng
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #30

       27/7/2011, 20:30

      Tệ Hơn Cá Heo
      The New York Times
      Ngày 9 tháng bảy 1975.

      “Tội ác ở Cambodia…” Chỉ vài tuần sau khi phe Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh và sau khi hàng triệu người dân Cambodia ở thành thị bị cưỡng bách di dân bằng chân đến những vùng thôn quê hẻo lánh, tấm màn im lặng vẫn bao phủ lên toàn bộ sự kinh hoàng của những gì đang diễn ra – nhưng điều tệ hại nhất sắp xảy ra đã được đoán trước là cái chết vì nạn đói và bệnh tật.
      Chẳng ai biết được đầy đủ về sự thống khổ và suy thoái sẽ tiếp theo sau. Người ta tin rằng có đến mười ngàn người đã gục ngã bên vệ đường, nạn nhân của sự đói khát, kiệt sức và bệnh tật, trong đó có bệnh dịch tả hiện đang lan rộng…

      Có thể nào đời sống còn tệ hại hơn những gì đã diễn ra không? Câu hỏi này bỗng nhiên trở thành một trò chơi tinh thần, một cách để buông đi các thử thách cảm xúc của chính tôi: Không thể tệ hơn nữa. Không thể tệ hơn nữa. Thế này là đủ. Chúng không thể làm gì hơn được nữa.
      Trong tâm trí tôi những tiếng ấy trở thành vừa là một sự táo bạo vừa là niềm an ủi.
      Cũng giống như khi chúng tôi bị lùa ép dẹp trong các toa xe lửa, bây giờ chúng tôi toả ra cũng lộn xộn như vậy. Hàng trăm người chúng tôi sải bước vào cánh đồng hoang vắng theo sau bọn Khmer Đỏ. Mang vác những đồ đạc tùy thân còn sót lại, chúng tôi nhọc nhằn lê bước theo sau họ. Trẻ con, các bà mẹ, các ông cha lớn tuổi cố vội vã vượt lên những người đi bên cạnh. Những đứa trẻ khóc ré lên vì liên tục bị kéo đi, cố theo kịp dòng người đang di chuyển. chúng tôi đi qua hết cánh đồng trơ trọi này rồi đến cánh đồng khác, kiệt sức nhưng chỉ hoạt động do thuần ý chí.
      Khi chúng tôi bước vào một rừng cây xanh ngắt với các bụi cây um tùm, họ ra lệnh cho một số chúng tôi dừng. Phần còn lại của nhóm người tiếp tục đi xuống một lối đi hai bên sườn mọc đầy cây lớn và các bụi cây rậm rạp. Trong số những người đó, tôi không thấy ông bà, các cô và các anh chị em họ của tôi. Chúng tôi đã quá đói và sợ đến nỗi chúng tôi không còn có thì giờ để mà lo âu cho đại gia đình nữa. bây giờ thì chúng tôi tuỳ thuộc vào rất nhiều gia đình riêng của mình, và trên mặt mẹ tôi cũng như của các chị, tôi thấy hiện ra một nét sắc nhọn chưa từng thấy trước đây. Lúc này chúng tôi tạm núp gần một khóm cây leo dại quấn quít quanh nhiều cây to cho bóng mát.
      Một người đàn ông mặc áo quần đen xuất hiện. Ông ta người cao, mảnh khảnh, làn da sậm, tóc cắt ngắn. Trông ông ta khá bảnh bao, khác với nhiều người nông dân Khmer Đỏ thấp, vạm vỡ mà chúng tôi đã từng gặp. Đứng trước chúng tôi, ông ta giải thích mình là một lãnh đạo của làng Daakpo. Ông ta vừa mở miệng nói, tôi đã chú ý đến giọng nói rất lạ của ông. Tôi chưa nghe ai nói với một giọng như vậy bao giờ nên điều này hầu như làm cho tôi bị chóng mặt.
      “Mak, ông này sao nói giọng kỳ cục vậy?” không dừng được, tôi hỏi Mak trong khi tiếp tục vác đồ đạc đi tớ.
      Mak mỉm cười trả lời “Vùng này ở gần tỉnh Battambang, người ta nói như vậy, giọng rurdern (lè nhè)”.
      “Nghe buồn cười quá” , tôi vừa nói vừa cười nắc nẻ, mới biết rằng thực ra cũng có nhiều người Cambodia nói giọng lè nhè, ê a như vậy. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chúng tôi, tôi thấy khó mà tin rằng ông ta nghiêm túc được.
      “Các đồng chí, đây là chỗ ở mới của các đồng chí”, người lãnh đạo làng tuyên bố, ông ta đứng dưới bóng cây cao mát.
      Tôi giật mình, tôi hy vọng mình được đưa đến một nơi có chỗ trú ẩn, có lều hay giường để chúng tôi có thể nghỉ ngơi. Nhưng không có gì khác ngoài trừ cây cối, rừng dày. Có vẻ như chưa hề có ai từng ở đây. Xanh mướt và lặng lẽ, đây là thiên nhiên trong dạng nguyên thuỷ của nó. Cây là tường, bầu trời là mái nhà của chúng tôi.
      “Các đồng chí, có một cái ao gần đây, ngay kia kìa” vị lãnh đạo vừa nói vừa đưa tay chỉ. Giọng nói của ông ta không còn làm cho tôi thấy thú vị nữa.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #31

       27/7/2011, 20:30

      vài ngày sau, tre, lá cọ, dây thừng làm bằng vỏ cây cọ và những thân cây mới chặt được đem đến cho chúng tôi. Cây và bụi phải được phát quang cho thích hợp với việc dân số tăng lên đột ngột, hàng trăm người chúng tôi tích tụ về đây hay các làng quanh đó chỉ trong có vài ngày. Dân địa phương, nông dân, hoặc “dân cũ” – những người gốc ở tỉnh này, và họ có được vị trí khá hơn nhờ sự kiện đó, xây dựng những bộ sườn lều, chỉ là cái sàn đơn giản dựng trên những cây cột ngắn, được thiết kế thành hai phòng bằng những thanh cọ. Mỗi phòng như thế, bằng kích thước một phòng chứa đồ nhỏ, dành cho một gia đình. Chúng tôi được chia một ngăn, bằng kích thước với hàng xóm bên kia vách ngăn, một gia đình bốn người. Còn phía chúng tôi, chúng tôi có chín người. Có phải đây là điều họ gọi là bình đẳng không?
      Trong một thời gian ngắn, một cộng đồng gồm những túp lều như thế mọc lên giữa rừng rậm. Lều mọc lên như nấm gặp mưa. Ngôl làng thô sơ của chúng tôi là một phòng thí nghiệm xã hội, một cuộc thí nghiệm thô bạo để thử thách, để xem người ta có tồn tại được với lý thuyết ảo vọng của Khmer Đỏ không.
      Chúng tôi được gọi tham dự cuộc mít tinh dành cho những “người mới”. Chúng tôi tụ tập nơi khoảng trống giữa các căn lều, dưới bóng râm toả rộng của khóm cây lớn. Người lãnh đạo làng ra lệnh cho chúng tôi phải rũ bỏ khỏi bất cứ thứ gì của “bọn đế quốc Mỹ”. Ông ta ra lệnh “Nó gồm đồng hồ, dây chuyền vàng, vòng đeo tay, nhẫn kim cương”. Tay ông ta chộp lấy một chiếc túi màu xám mà ông sẽ dùng để đựng các món đó, giống như một tu sĩ ra lệnh cho chúng tôi phải từ bỏ tội lỗi. “Những vật này là dơ bẩn. Angka rất ghét, các đồng chí không thể sở hữu nó. Trước đây các đồng chí có nó thì không sao, nhưng bây giờ thì Angka không muốn thấy các thứ đồ đồi truỵ đó. Angka muốn các đồng chí đưa chúng lại cho tôi” ông ta nhấn mạnh.
      Sau khi nhận chỉ thị xong, chúng tôi trở về lều.Khi đã an toàn trong lều, Mak và các chị tôi nói chuyện với nhau thật nhỏ, thì thầm và nhíu mày. Họ không đồng ý về việc đem cho người lãnh đạo làng cái gì. Tôi thì núp dưới bóng râm nơi túp lều gần lều chúng tôi. Từ nơi tôi ngồi, tôi quan sát thấy người ta đưa những thứ họ cất giữ cho người lãnh đạo. Ông ta gật gật đầu cứ như thể ông ta là vua chúa vậy. Thì đúng là ông ta có quyền lực, ông ta kiểm sóat mọi chi tiết nhỏ nhất của đời sống chúng tôi.
      “Mak, mình chỉ đưa cho ông ta cái đồng hồ của con thôi, đừng đưa tất cả mọi thứ!” Chị Chea nài nỉ, nắm lấy cánh tay mẹ tôi khi bà sắp sửa lấy cái túi nhỏ đựng nữ trang quý đưa cho người lãnh đạo.
      Mak nhăn mặt, bà nhìn chị Chea rồi nói: “Vậy thì con đem đưa cho ông ta đi”.
      Chị Chea vâng lời, thấy nhẹ nhõm vì chấm dứt được cuộc thảo luận nóng bỏng. Chị đành chịu mất cái đồng hồ. Thật ra bây giờ chị có đồng hồ hay không không còn quan trọng. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi phần lớn chúng tôi sẽ chết, và không còn quan trọng nữa trong việc chúng tôi đo lường, đếm lùi từng giờ trên cái đồng hồ đeo tay.
      Bằng cách lấy đi đồng hồ của chúng tôi, bọn Khmer Đỏ đã thận trọng cướp đi những vết tích cuối cùng của mối liên lạc giữa chúng tôi với thế giới bên ngoài. Càng ngày bầu không khí ở trại này càng trở nên không thực. Người ta dồn thêm các lều áp sát vào nhau, tất cả đều ngập trong không khí nghi kỵ lẫn nhau. Chúng tôi thường xuyên lo lắng, tự hỏi không biết ai đang nghe lén mình. Truyền thống bị phá vỡ hàng ngày. Chúng tôi rất khó chịu khi thấy mình chỉ cách những nhà hàng xóm có con trai lớn ngồng bằng một bức vách mỏng manh. Trong quá khứ, các bậc ông bà hoặc cha mẹ phải phản đối cách bố trí chỗ ở mới như vậy vì lo rằng nó sẽ gây ra nhiều bất tiện. Nhưng Khmer Đỏ thì làm gì quan tâm đến những nghi thức rất tế nhị và lịch sự tối thiểu đó.
      Thế mà ở đây chúng tôi vẫn thấy thấp thoáng những gì của ngày xưa. Ngày nọ chị Chea đang cố gắng tưới đám rau ít ỏi của chúng tôi trồng trên lối đi phía sau lều. Ở sát bên cạnh, người con trai lớn của nhà hàng xóm đang hì hục xới đất.
      “Xem kìa!” chị Chea nói. Chị đang quan sát một cách ngạc nhiên khi thấy một cây bầu đang nở ra những bông hoa trắng xoá. “Hoa bầu có màu trắng ư?”
      Người con trai cười “Mademoiselle, cô từ đâu đến vậy?”
      Mademoiselle. Từ ngữ bộc lộ cái ưu thế được giấu kín của quá khứ. Chị Chea bật cười, vui sướng tìm ra nơi một người khác một dấu hiệu giáo dục.
      “Parlez vous francais?” chị hỏi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #32

       27/7/2011, 20:30

      Khám phá này tạo ra một tình bạn tức khắc giữa họ. Nói cùng một ngôn ngữ, họ chia xẻ với nhau cùng một nền văn hoá. Dầu Khmer Đỏ có thể kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống chúng tôi, họ vẫn không thể xoá sạch được trí óc của chúng tôi, chùi sạch bong trí óc của chúng tôi như chùi một cái nồi đồng rỗng. Ở ngay giữa lòng cái sợ hãi hàng ngày, tại một ngôi làng dưới chế độ Khmer Đỏ, đây thật là một bí mật quý báu. Cho nên tôi lấy làm hãnh diện và vui sướng được làm chứng nhân.
      Đời sống của chúng tôi teo lại dần. Ít tự do hơn. Mối liên lạc gia đình cũng giảm đi nhiều. Khẩu phần thực phẩm hao hụt dần, cũng như không gian sống của chúng tôi thu hẹp lại nơi túp lều nhỏ, thật sự là một cái chuồng, nơi cả gia đình tôi hiện đang ở. Khẩu phần gạo chỉ còn một phần năm so với những gì chúng tôi nhận được ở Year Piar, và vẫn tiếp tục giảm, chỉ có thể đong bằng lon sữa bò. Đến lúc này, số lượng rút từ vài lon lúa xuống đến mức chỉ đủ nấu cháo lỏng, mà chúng tôi phải thêm vào cám heo và muối. Tuần đầu khi đến đây, chúng tôi còn nhận được vài lạng thịt heo. Rồi giảm cho đến hết, cũng như muối thô, thoạt tiên chúng tôi được nhận vài thìa và cuối cùng là không có gì cả.
      Nhưng ngay cả khi khẩu phần thực phẩm bị cắt, yêu cầu lao động của chúng tôi vẫn giữ nguyên như cũ. Chúng tôi phải làm việc nhiều giờ liền trong rừng để trồng những cánh đồng khoai lang và cây ngọc giá. Cứ mỗi buổi sáng, một tên chỉ điểm Khmer Đỏ còn trẻ đi qua làng chúng tôi, rống lên tin xấu “Dậy! Dậy đi làm việc!” Nằm trong lều, chúng tôi nghe thấy tiếng kêu chói tai ấy khi nó tiến tới gần. Tôi cố nhắm mắt, ước chi cả tai của tôi nữa cũng khép lại được. Nhưng nếu bạn không nhúc nhích, có khi hắn còn thò mặt vào trong lều của mình luôn. Nó chỉ mới mười hai, mười ba tuổi nhưng nó mang cái quyền lực đáng sợ của Khmer Đỏ.
      Có lần tôi nghe tiếng một phụ nữ lớn tuổi – vốn đẹp và bảnh bao trước khi bị nạn thiếu dinh dưỡng và lao động đồng áng huỷ hoại – đã chửi nhỏ sau lưng tên này. Bà ta mang biệt danh “Bà nội hai ký” từ trọng lượng số đất mà bà có thể mang nổi mỗi khi lao động. Và sáng sớm hôm đó, tôi nghe tiếng bà ta thì thầm càu nhàu một cách độc địa “Mày là đứa sẽ bị bom đánh chết đấy. Tao chưa ngủ đủ giấc, thế mà mày đã đánh thức tao dậy. Mày mà còn trở lại nữa, tao sẽ ném đá vào đầu mày đấy”.
      Từ nhà bên cạnh, tôi nghe tiếng người hàng xóm già bật cười sau vách “Thôi bà nội hai ký ơi, đừng có lắm lời thế” ông ta nói nhỏ “Cẩn thận đấy, đừng cố tỏ ra can đảm làm gì”.
      Sự thiếu dinh dưỡng bắt đầu gây tác hại lên mọi người. Làn da một thời bóng láng và mái tóc đen mướt của Mak bây giờ cho thấy những dấu hiệu của sự đói khát. Mắt bà sưng lên, tóc bà dễ gẫy và thô, còn làn da phủ lên cánh tay và gò má thì giống như một tấm khăn trải giường mỏng và lỏng lẻo, như thể cơ bắp của Mak bị ăn mất từ bên trong vậy. Thân thể gầy gò vì đói của bà đã phản ánh tình trạng còn lại của những người chúng tôi như thế nào.
      Khi Khmer Đỏ đang rút cuộc sống ra khỏi chúng tôi thì chúng tôi cũng vừa cạn hồ nước – thật ra đây chỉ là một cái ao nhỏ mọc đầy tảo và cỏ nước. Ngoài ra còn đỉêm thêm đủ thứ côn trùng, trầm tích và rác rưởi. Nước hôi mùi bùn, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có, cái hồ khác gần nhất cũng cách chúng tôi nhiều dặm đường. Vì thế chúng tôi đành phải uống, uống cho thật nhanh để khỏi thấy mùi hôi. Dân làng này hành động như thể một chiếc vòi voi khổng lồ hút ngay cả thứ nước hôi hám để làm dịu cơn khát đã. Thêm vào đó, chúng tôi còn dùng nước hồ này để giặt giũ, tắm rửa, rửa nồi niêu chén bát. Những người không chút hiểu biết tối thiểu nào về vệ sinh đã đổ luôn cả nước bẩn lẫn xà phòng bên bờ hồ. Một số nước thấm vào đất sét, số còn lại chảy ngược xuống hồ.
      Thế là chẳng bao lâu chúng tôi có thêm một người hàng xóm mới. Thần chết đã đến cư trú tại đây, như một người khách ác tâm không được ai hoan nghênh. Chỉ trong vài tháng, bệnh dịch bắt đầu chạm tay vào những dân cư mới. Bệnh tật mang nhiều dạng, bò vào đời sống chúng tôi một cách lặng lẽ, lén lút. Giống như các người lớn và trẻ em khác, mỗi sáng tôi đều ngồi chồm hỗm trước lều nhằm hứng lấy tia sáng mặt trời đầu tiên, cố gắng để sưởi ấm thân thể mình, cái thân thể hiện giờ đang bị hành hạ bởi những cơn lạnh lúc có lúc không kỳ lạ. Lắc lư người lui tới, cơn lạnh của tôi dịu đi dưới tia nắng mặt trời, nó như bàn tay lắc lư làm tôi thiếp đi trong tư thế ngủ ngồi. Vài tiếng đồng hồ sau, thân thể của tôi chuyển từ chỗ ấm dần thành nóng bỏng. Tôi bước loạng choạng lên lều, chỉ trèo mấy bậc thang, người tôi đã ướt đầm mồ hôi. Rồi những cơn đau nhức xuất hiện từ chân cho đến đầu. Tôi mê man và rối loạn, cuối cùng mệt lả và đói cồn cào, sau đó tôi lấy lại được tri giác.
      Cứ thế tình trạng đó xảy ra hàng ngày, chẳng ai hiểu tôi bị bệnh gì. Nhưng tình trạng đó có vẻ không được khá lên, càng ngày tôi càng bị sốt nóng và lạnh dữ hơn. Tôi bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê. Một cách mơ màng, tôi vẫn còn biết được cái gì đang xảy ra cho mình, tuy nhiên tôi chỉ có thể lắng nghe và quan sát như một kẻ ngoại cuộc, chứ không thể điều khiển được lời nói cứ như nhào ra khỏi miệng. Thật là kỳ cục khi ý thức được rằng mình đang làm những điều vô nghĩa. Lạ lùng thay, tôi bắt đầu gào lớn, nài nỉ, đòi hỏi xin thức ăn “Cho một bát cơm với cá chiên trộn me!” – tôi gào lên như thế.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #33

       27/7/2011, 20:30

      Quanh tôi có tiếng thì thào “Đó là thức ăn mà cha nó đòi đấy!” Và họ cho là hồn ma của cha tôi đã chiếm lấy tôi. “Hồn ma của cha nó đã nhập vào đấy!” Có người kết luận.
      Tình cảnh thật điên rồ khiến cho tôi bối rối. Tôi có thể biết ai nói, có thể cảm thấy mắt ai đang nhìn vào tôi, nhất là cái nhìn kinh hoàng của mẹ tôi. Rồi tôi nghe tiếng một người hàng xóm đề nghị, chắc là với một thiện ý “Chắc là hồn ma của chồng chị đang đói đấy”. Tâm trí tôi thâu nhận câu nói này, nhưng thân thể tôi cứng đờ, không thể trả lời được.
      Mak bay ra khỏi nhà, tuyệt vọng chạy đi tìm một ai đó, bất cứ ai có thể đổi cho bà cá và me. Mẹ không dám đến gặp những “người cũ” mà chỉ gặp những người mới đến như chúng tôi. Nhưng chẳng có ai giúp được bà. Bà đành quay về cúng cho hồn ma cha tôi tất cả những gì chúng tôi có – một bát cháo lỏng. Sau đó Mak lên một cơn đau bao tử dữ dội. Mọi người kết luận rằng bà bị trừng phạt do linh hồn cha tôi tức giận vì đã phải ra đi với bụng đói.
      Thật đáng buồn, nhưng đó là điều không tránh được. Trong nền văn hóa Cambodia, chúng tôi cố hết sức để làm hài lòng linh hồn tổ tiên. Bệnh tật, rủi ro, thất vọng…tất cả thường được quy lỗi cho các linh hồn ra đi mà không hài lòng. Khi tôi cầu xin Phật che chở, tôi thường cầu nguyện cả linh hồn cha tôi nữa. Việc cúng thức ăn được xem như là cảm tạ linh hồn đã cho chúng tôi vận may, và cũng là để bảo đảm cho sự phát đạt, thành công của chúng tôi được tiếp tục. Mẹ tôi tủi nhục vì mình đã không làm thoả mãn linh hồn, nhưng chẳng có cách gì khác được. Nét mặt của bà lộ ra nỗi khổ não của mình, biểu lộ lòng bất tín cao độ “Làm thế nào mình có thể kiếm ra được một con cá vào cái thời buổi này?” bà thì thầm. Đôi mắt bà cầu khẩn. Ở đây chúng tôi chẳng có gì ăn cả. Hỡi linh hồn, sao người nỡ đòi hỏi như vậy?
      Chừng nửa tiếng sau, tôi thấy trong người tôi biến đổi, như thể thân hình tôi được đưa bổng lên khỏi sàn nhà rồi rơi xuống đất đột ngột. Khả năng kiểm sóat chui trở lại vào tay chân, bây giờ đã biết nghe theo mệnh lệnh của trí óc tôi. Da tôi dường như mở ra và tôi toát mồ hôi đầm đìa. “Chuyện gì xảy ra vậy?” tôi hỏi.
      Chị Chea bèn giải thích rằng hồn ma của cha tôi đã chiếm hữu lấy tôi. Tôi cảm thấy sự sợ hãi trong ánh mắt của chị. Mắt chị tròn xoe khi kể lại câu chuyện vừa qua. Rồi anh Than cất tiếng, có vẻ nhẹ nhõm “Em sung sướng thấy rằng em không phải là koon cưng nhất của Pa”, anh thì thào.
      Sự kiện này làm cho sức khoẻ của tôi yếu hẳn, và các cơn sốt vẫn đồng hành cùng với tôi, không hề chùn bước. Ngay cả khi đau ốm, chúng tôi vẫn không có gì để ăn thêm nhằm giúp phục hồi sức khoẻ trở lại. Trước nay sức khoẻ của tôi phụ thuộc vào “phép thuật “ của Pa, thế mà nay ông cũng rời bỏ tôi. Thực phẩm hiếm hoi mà thuốc men thì cũng vậy. Làm sao có “phép thuật” được. Ngay cả nước sạch sẽ để uống cũng không có. Cái hồ gần chỗ chúng tôi ở đã cạn dần, cuối cùng trở thành một vết sẹo do chúng tôi tạo ra. Nó bị xoá đi, bị ô nhiễm, nước bốc hơi hết, lộ ra đáy hồ, một tấm thảm gồm cây cỏ nước khô héo. Không giống như cái hồ, chúng tôi mạnh mẽ hơn, có khả năng thích nghi hơn với trò chơi sống còn này. Chúng tôi vẫn có thể rời đi chỗ khác, tìm nước ở một nơi khác, dầu ở cách xa nhiều dặm, và cho dù là nó không được sạch đi chăng nữa.
      Người dân trong làng bây giờ bị nhiễm bệnh tiêu chảy trầm trọng. Bệnh lan tràn đến nỗi người ta coi thường cả sự hổ thẹn, ngượng ngùn. Dấu hiệu của bệnh dịch nằm ở khắp nơi, trên đồng ruộng hoặc ngay torng bụi cây gần nhà. Triệu chứng của bệnh dịch rất rõ ràng – phân đầy máu và mủ, thu hút ruồi nhặng bu đến lúc nhúc. Giấy vệ sinh là bất cứ thứ lá cây nào người ta có thể kiếm được. Tình trạng bất lực trước nỗi đau khổ làm cho người ta tủi hổ - một dạng đau đớn khác cộng thêm vào những nỗi đau có sẵn. Đôi khi chúng tôi cố làm cho chúng nhẹ đi. Sau này, khi dịch tiêu chảy đã qua, người lớn trêu đùa tình trạng bất tiện của mình bằng cách nói đùa giải thích “chẳng qua trong người tôi có một cái bù loong bị hỏng”.
      Tuy nhiên có vẻ như những người khác không bật dậy nổi trước loài ký sinh truyền bệnh ấy. Trong một tuần, đứa em trai ba tuổi Vin của tôi, bị chứng tiêu chảy do viêm ruột. Cứ mỗi ngày nó làm bẩn mấy cái quần rách và mấy cái áo Mak dùng để che cho nó. Trên sàn gỗ của căn lều, thân hình nhỏ xíu của nó nằm bất động, chỉ nghe tiếng thở chầm chậm, đều đều của nó. Vin nằm nghiêng, chỉ mặc cái áo sơ mi. Phía dưới nó ở truồng – không thể nào giữ cho quần của nó sạch được – và chiếc mông nhỏ xíu của nó luôn luôn bị ruồi bu đầy. Thế là chúng tôi bèn có một công việc mới. Phải có một ai đó ngồi bên cạnh nó để quạt xua đàn ruồi. Nghĩ lại chuyện trước, tôi nhớ Pa đã từng chữa cho một người anh em họ của tôi khỏi bệnh tiêu chảy. Nếu có Pa ở đây, hẳn ông đã biết phải làm gì. Cần có muối và nước nhằm giúp cho cơ thể khỏi bị mất nước. Nhưng không có gì trong tay cả. Đuổi ruồi là cách chúng tôi làm để chăm sóc nó, bảo vệ nó. Sự bất lực ám ảnh chúng tôi.
      “Mak…Mak… cho con ngủ bên cạnh má, con lạnh lắm!” Vin van xin, giọng nó nhỏ, yếu và buồn bã. “Con lạnh lắm, Mak. Để con nằm cạnh má thêm một đêm nữa”.
      “Koon proh Mak (con trai thân yêu của mẹ), Mak không muốn con làm lây bệnh sang các anh chị. Con nằm sang phía bên kia nhé, con trai của má?”
      Mak dỗ dành nó.
      “Mak, cho con ngủ với Mak một lần nữa, một lần nữa thôi, má. Ngày mai con sẽ đi bệnh viện, rồi con sẽ khỏi. Má cho con nằm cạnh đi, con lạnh lắm”.
      Vin lại bật khóc.
      “Mak xin lỗi con” Chưa bao giờ Mak lại bất lực như thế. Chưa bao giờ Mak tỏ ra ăn năn như thế.
      Đứa con này đã được bà mang đến thế giới này nhưng bà không thể làm cho nó hài lòng. Sự kiện khắc nghiệt này sẽ dần dần giết chết bà.
      Còn đối với chúng tôi, giống như lắng tai nghe dải băng nhạc của một cuộn phim buồn không có đoạn kết, nằm nép sát vào nhau cạnh Mak các anh chị em tôi cùng chia sẻ chiếc chăn và hơi ấm của nhau. Gió đêm mát lạnh bắt đầu thổi, luồn lách qua những kẽ hở trong lều. Tôi nằm khóc thương Vin. Tiếng thút thít của chúng tôi trở thành khúc nhạc buồn trong đêm mỗi khi chúng tôi đau đớn bên cạnh nó. Vin chỉ mới ba tuổi nhưng cuộc sống này làm cho chúng tôi già nhanh trước tuổi. Chỉ chừng đó tuổi Vin đã có thể diễn đạt lưu loát nhu cầu của mình, nhu cầu vô vọng nhằm sống sót.
      Thật lâu trong đêm thâu, Vin khóc trong đêm lạnh tháng mười hai. Gió đập vào tàn lá của những ngọn cây cao sau lều, tạo nên một chuỗi đồng ca hoà nhịp với những cơn rùng mình vì lạnh của Vin. Làn gió lạnh vô hình đó cũng chạm vào tôi, mặc dù tôi đã rúc người dưới chăn.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #34

       27/7/2011, 20:44

      Rồi sáng đến, chị Ry đã sẵn sàng mang Vin đến bệnh viện của chính quyền Khmer Đỏ, gọi là Peth Preheth Preah, một cái tên còn lại từ thời trước, có nghĩa là bệnh viện Chúa Quan Phòng, hình như cách chỗ chúng tôi sống chừng ba dặm.
      Thân hình nhợt nhạt, teo tóp của Vin nằm bất động khi chị Ry quấn quanh nó chiếc xà rông của Mak. Vin buồn rầu nhìn Mak, đôi môi nhợt nhạt của nó chầm chậm hé mở “Mak, con đi bệnh viện, rồi con sẽ khoẻ ngay, con sẽ về nhà. Con sẽ về ngay, Mak”.
      Lời lẽ và cặp mắt buồn của nó nói lên một lời chia tay trầm tư. Dẫu còn bé nhỏ như thế, Vin có vẻ hiểu và cố bào chữa, an ủi Mak. Sự đồng cảm của nó giữa lúc nó chịu nhiều đau đớn của riêng mình như thế làm cho tôi bị chấn động đến tận cốt lõi. Vin còn quá nhỏ, thế mà khôn ngoan đến mức ngạc nhiên. Có lẽ đó là sự khôn ngoan sinh ra từ một đứa bé đã bị vùi dập quá nhiều – đời sống của chúng tôi trước cuộc cách mạng, cuộc di tản ra khỏi Phnom Penh, cuộc sống lao động cưỡng bức. Quá nhiều cuộc sống nhồi nhét vào một cuộc đời chỉ có được vài năm. Một đứa bé ba tuổi trong xe đẩy. Một đứa bé ba tuổi phải tìm kiếm thức ăn. Nó đã biết đến quá nhiều đau đớn mà tôi không thể chịu đựng nổi. Tôi muốn quỳ gối, muốn phủ phục xuống đất để cầu xin đức Phật chấm dứt nỗi đau khổ của nó.
      Tôi muốn vô cùng.
      “Ừ, koon proh Mak, đi đến bệnh viện rồi con sẽ lành sớm. Rồi koon sẽ trở về với Mak”. Mak nói nghẹn ngào, đứt quãng những lời bà biết sẽ sẽ không bao giờ là sự thật.
      “Rồi koon sẽ trở về với Mak”, Vin lập lại lời Mak như thể điều đó làm dịu lòng nó.
      Nhiều tuần sau Vin vẫn còn ở bệnh viện. Theo chị Ry báo lại cho chúng tôi, tình trạng của nó còn tệ hơn. Chị ở lại luôn ở bệnh viện để chăm sóc cho Vin, vai trò đáng lẽ phải thuộc về chị Chea hay chị Ra, vốn lớn tuổi hơn chị Ry. Nhưng hai chị đã đi khỏi, bị triệu tập để tham gia vào trại lao động cưỡng bách của thanh niên. Họ rời chỗ chúng tôi sau một ngày sau khi một người điềm chỉ, lãnh đạo Khmer Đỏ tên là Srouch ghé lại, ra lệnh cho họ tham dự một cuộc mít tinh. Họ vâng lời tức khắc, giống như binh sĩ bị gọi ra mặt trận. Trách nhiệm của hai chị đối với gia đình không còn nữa. Dầu không có lỗi lầm gì, Mak cũng bị tước mất quyền giữ con cái. Angka Leu đã tự bổ nhiệm mình làm cha mẹ duy nhất. Với việc hai chị phải ra đi, chị Ry phải bước vào, đảm trách vai trò người mẹ.
      Thời ở Phnom Penh, ở tuổi 13, chị mảnh khảnh nhưng rất khoẻ. Mái tóc đen mướt của chị cắt đều, xoã xuống vai. Tôi nghĩ, trông chị xinh xắn trong chiếc váy xanh và chiếc áo hai màu xanh trắng của chị. Lúc chị đạp xe đạp đi học, chân chị gồng lên trên pê đan xe như chân của một vận động viên.
      Ngay từ lúc ấy chị Ry cũng chăm sóc cho chúng tôi và chị Chea lúc đó bị bệnh thương hàn và bệnh máu. Chị Ry là một người điều dưỡng bẩm sinh, chị ở bên cạnh chị Chea để cho Mak rảnh tay chăm sóc chúng tôi ở nhà và Pa có thể đi làm việc. Còn chị Ra dù có lớn hơn , nhưng chị rất sợ hồn ma người chết trong bệnh viện. Không giống như chị Ra, chị Ry không hề sợ bệnh tật. Cho nên chị Ra thường chọn việc ở nhà giúp đỡ Mak giặt rửa, nấu ăn hay đi chợ mua rau quả.
      Bây giờ 15 tuổi, trông chị trưởng thành hơn so với tuổi, chị Ry lại đảm trách nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Cũng như trước kia chị chăm sóc chị Chea, bây giờ chị lại ở cả ngày lẫn đêm bên cạnh Vin. Chị ở luôn trong bệnh viện, một hành lang trước đây là một phần của nhà thờ. Sàn nhà dơ bẩn, bệnh nhân một số nằm trên những chiếc giường sắt mỏng mảnh, số khác lại lăn lóc trên miếng vải hoặc tấm nhựa trải trên sàn nhà. Không khí giống như một bệnh viện dã chiến, không có một lối đi qua giữa những người nằm ngồi la liệt. Vin may mắn hơn, vì bệnh nhân quá đông, nó được chuỷên đến nhà phụ, một căn nhà gần đó xây sàn gỗ. Nó được phân một khoảng không hẹp, cách các bệnh nhân khác vài tấc. Trang phục y tế đã được thay thế bằng đồng phục muôn thưở của Khmer Đỏ là áo quần đen và một chiếc khăn rằn. Những người có thẩm quyền của bệnh viện có được giáo dục về y tế hay không thì không ai rõ. Thuốc trị liệu có sẵn để phân phát là “phân thỏ”, tên mà người ta dùng để gọi thứ thuốc viên thô sơ làm từ vỏ cây và mật. Đôi khi bệnh nhân xin thuốc “phân thỏ” này chỉ vì chất mật trong đó, là thứ có thể làm dịu cái bao tử đang trống rỗng của ho. Hình như thực phẩm, chỉ thức ăn thôi, sẽ được cho nhiều đau đớn ở đây.
      Giống như một người mẹ, chị Ry đút cho Vin ăn cái khẩu phần khiêm tốn của nó. Vì không có ai trợ giúp cho chị, chị phải tắm, mặc áo quần cho nó. Chị dỗ Vin và truyền hơi ấm, nằm sát bên nó mỗi đêm. Nhưng mặc dù chị chăm sóc vất vả, Vin một ngày một yếu đi. Ngày nào nó cũng khóc đòi Mak, xin chị Ry bảo Mak đến thăm nó. Chị Ry đành chuyển về lời khẩn khoản của nó, van nài Mak cho đến khi Mak kêu lên “Đừng hành hạ Mak nữa koon! Mẹ không thể đi đến bệnh viện được. Nếu đi được thì mẹ đã đi rồi!”
      Mak đã nói lên sự thật đau đớn. Khuôn mặt và toàn thân của bà hiện nay đã sưng vù, trương phồng lên do chất lỏng tạo ra trong người bà. Mặt bà chỉ còn là một chiếc mặt nạ xấu xí thay cho khuôn mặt cũ, nhợt nhạt như da heo và phồng xốp, chảy xệ xuống. Đôi mắt bà hé mở, lạc thần nhìn ra từ khuôn mặt mềm nhũn, u ám và buồn tẻ ấy. Chẳng ai hiểu vì sao, chẳng ai biết cái gì làm cho tay chân chúng tôi nặng chình chịch như thế này. Mẹ tôi thì có cách giải thích “Đó là vì chúng ta không có muối”, bà nói, nhún vai. Từ lâu nay, bà đi phải có người dìu. Vào lúc này, tất cả chúng tôi – những người dân mới – đều bị giống bà. Thoạt tiên nó như một vận rủi, một lời nguyền rủa lên trên thân phận của những người mới tới đây. Phải mất một thời gian chúng tôi mới thích nghi được với sự đói kém này. Từ chỉ căn bệnh này là hamn, bệnh phù thủng. Chính tôi nữa, tôi cũng bị phù, cả chân, tay và mặt. Đột nhiên, với căn bệnh này, một việc vô cùng đơn giản như đi bộ cũng thành khó nhọc như chạy trong bùn vậy. Giống như Mak và tôi, cả Avy và Map người nào cũng sưng lên như những con búp bê căng phồng, da mặt căng và kéo ra, chân tay mập mạp so với tuổi. Lớp da giữa ngón chân của Avy làm tôi sợ hãi – nó căng ra và trong suốt, dường như chắc chắn sẽ bùng nổ. Vậy mà nó vẫn khoẻ hơn tôi, vẫn có thể đi xa để tìm nước. Tôi cảm thấy bất lực, hổ thẹn và yếu đuối khi so sánh với nó. Cô em gái khoẻ mạnh này làm tôi ngạc nhiên.
      Quanh chúng tôi các thảm kịch cũng bộc lộ. Bệnh tật đã chạm tay đến rất nhiều nhà. Ngay cả “Bà nội hai ký” tính tình khó chịu bây giờ cũng nhẫn nhục, vốn tính lắm lời, bây giờ bệnh tật làm cho bà im lặng. Bệnh tật đã lấy nốt những nét duyên dáng cuối cùng trên một sắc đẹp đã tàn phai.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #35

       27/7/2011, 20:44

      Một ngày nọ chị Ry từ bệnh viện trở về báo tin rằng Vin đang hấp hối. Vừa nói ra điều đó, chị co giật, gập người lại vì đau đớn.
      “Mak, Vin xin mẹ đến thăm nó. Nó muốn thấy mẹ một lần chót”.
      “Mak không thể đi được, koon. Đi lấy nước để uống và nấu ăn Mak còn làm không nổi, mẹ không thể đi xa vậy được”. Mẹ chậm chạp nói, không hy vọng cũng không linh hoạt. Bà bị hoàn toàn đánh sụp bởi chính thân thể của mình.
      “Nhưng Vin đang hấp hối, Mak! Nó đòi mẹ, nó nhớ mẹ…” Chị Ry sụp xuống, oà khóc.
      “Koon, con không nghe mẹ nói sao? Mẹ muốn đi thăm em con, nhưng chỉ vì mẹ không thể đi xa như vậy được”. Bà quá yếu không còn tranh luận được nữa. Chị Ry phải hiểu điều này. Thế nhưng vai trò của hai người đã đảo ngược một cách kỳ cục. Chị Ry giống như người mẹ, ra lệnh cho con phải vâng lời. Mak phải đến đó. Mẹ không hiểu sao? Chị cao giọng tuyệt vọng.
      “Con phải nói sao với nó khi nó đòi gặp mẹ một lần? Con phải làm gì đây, hả Mak?”
      “Hãy bảo với em con rằng Mak chưa thể đi xa như vậy được. Khi nào Mak đi được, Mak sẽ đến thăm nó”. Câu trả lời của mẹ là một tiếng thở dài não nuột.
      “Nhưng nó đang hấp hối…” chị Ry gào lên.
      “Mẹ biết, koon, bảo em con là mẹ nói thế”. Tiếng bà chậm và đều. Dù điều gì diễn ra trong tim đi nữa, tiếng nói của bà không phản ánh nỗi đau giờ phút này. Đơn giản là vì Mak quá bệnh không còn lo gì được nữa. Ngồi bệt trên sàn nhà, thấy ôm đầu gối, Mak bắt đầu run rẩy.
      “Mak ơi!” Map chạy tới khi mẹ buông niềm đau của mình. Dường như vừa rồi bà đã nuốt hết nước mắt và tiếng kêu vào lòng, chỉ để thoát ra những sợi tơ nhỏ đang sủi tăm. Tiếng khóc của mẹ như một chiếc ly vỡ lởm chởm, và chúng tôi đành đứng im lặng. Đột nhiên Map hét lên, tiếng khóc của nó làm vỡ tan nỗi đau buồn Mak đang chứa trong lòng. Bà nhìn lên như thể có ai dội lên người một thùng nước lạnh. Bà bỗng tỉnh lại.
      “Đừng khóc, Koon proh Mak. Mak ngừng khóc rồi, rồi” Mak dỗ Map, ôm nó trong tay.
      Nước mắt của Avy cũng tuôn xuống theo họ, chảy xuống gò má nhợt nhạt và sưng vù của nó. Vì mặt bị phù, trông nó giống như một pho tượng đang khóc. Nước mắt nằm đó, nhưng bệnh phù đã che hết nét diễn đạt của nó. Tiếng khóc nức nở của nó hoà vào tiếng khóc của Map, của Mak và của tôi. Chị Ry không chịu đựng nổi nữa. Chị bước đi. Tiếng khóc của chị kéo lê theo xuống lối đi giữa các túp lều cho đến khi chỉ còn là một tiếng vọng mờ nhạt ở quãng xa. Chị quay về với Vin ở bệnh viện, mang theo một thông điệp buồn. Tôi hình dung Vin đang nằm trên sàn nhà của bệnh viện. Tiếng khóc thảm thương của một đứa bé ba tuổi nghe chị Ry bảo cho nó biết Mak không thể đến được. Từ trong thâm tâm tôi kêu gọi Đức Phật hãy giúp đỡ Vin: Preah, xin người hãy giúp đỡ em con. Xin đừng để nó chết. Nó chi là một đứa bé. Xin cho nó sống để nó có thể gặp Mak một lần nữa. Chỉ một lần nữa thôi, Preah…
      Tôi nhớ lại vẻ mặt đầy hy vọng và những lời nó và Mak trao đổi trước khi chị Ry mang nó vào bệnh viện “Mak, con đi bệnh viện rồi con sẽ lành sớm. Con sẽ về nhà. Con sẽ về nhà liền, Mak…” “Ừ, koon proh Mak, đi bệnh viện rồi con sẽ khỏi bệnh liền. Rồi koon trở về với Mak”. “Koon trở về với Mak”. Một trò chơi giả vờ tin tưởng. Một cuộc chia tay nhẹ nhàng. Một lời hứa không thể giữ.
      Vin chết trong bệnh viện vì một căn bệnh có thể chữa trị được. Nhưng cả thế giới chung quanh đều thô bạo, lạnh nhạt với nó. Tiều tuy, khô quắt, thân thể không còn sinh khí của nó nằm trần truồng trên sàn gỗ của bệnh viện – bộ xương của một đứa trẻ nhỏ. Khi chị Ry thức dậy bên cạnh nó, chị chồm lên và lay nó, van xin nó một câu trả lời yếu ớt. không có câu trả lời nào nữa. Liền sau khi Vin chết, chị Ry cởi cái áo sơ mi màu đỏ của nó ra. Ngay cả trong đau buồn lúc đó, chị cũng phải nghĩ về những người còn sống, phải để dành chiếc áo đó lại cho Map. Đó là điều cần thiết, một hành động tuyệt vọng. Rồi lễ tang cho nó. Hình ảnh cuối cùng của chị về nó là một thân thể nhỏ bé, bất động cuốn trong chiếc bao tải thô, do hai những công nhân bệnh viện mang đi. Họ không hề nói gì với chị, những người trông coi cái chết ấy.
      Vin được chôn cất bên rìa một ngọn đồi gọi là Phnom Penh preah – Chúa Quan Phòng. Lễ chôn cất lạnh lùng vào một nấm mộ vô danh. Không ai trong chúng tôi có mặt ở dó để chịu tang. Không thân nhân tề tựu, không tu sĩ cầu nguyện. Khi chị Ry mang về nhà tin này, không ai khóc. Kể cả Mak. Khóc là thừa nhận điều chúng tôi không thể thừa nhận. Tâm hồn chúng tôi đã bão hoà vì nỗi đau. Sự im lặng là phương pháp phòng vệ cuối cùng của chúng tôi.
      Mak tê dại. Giống như mặt trời buông xuôi trước cuối cùng nhật thực vĩnh cửu, đơn giản bây giờ bà chỉ ngừng cảm nhận. Tôi nhìn kỹ mẹ bây giờ, và thật khó mà tưởng tượng ra cô dâu hạnh phúc, người học sinh nổi loạn, người mẹ cương quyết với nụ cười dịu dàng và lòng hy sinh thầm lặng của ngày trước. Cuộc đời của chúng tôi bây giờ chẳng còn có phần thưởng nào cả. Mỗi ngày sống và đi. Sống cho qua được một ngày khác, đó chính là phần thưởng trong cái thế giới ghê rợn này. Trông Mak đã già hơn tuổi của mình rất nhiều. Tê liệt vì đau khổ, cứng đờ vì cái chết chung quanh. Và quá suy nhược để còn quan tâm đến chuyện gì.
      Mak cũng không còn đủ sức để đi bộ không đầy một dặm để thăm mẹ bà đang hấp hối, tức Yiey Srem, bà cũng mới được mang về làng này. Như là một định mệnh, tất cả những người trong gia đình phía bên Mak cũng đều chấm dứt ở Daakpo. Nhưmg thật ra chẳng có gì vui trong chuyện này. Chúng tôi ít gặp nhau. Nạn đói đã làm cho thân thể Yiey Srem sưng phù lên giống con gái bà. Làn da nhăn nheo của bà ngoại tôi sưng múp lên. Một cách khá kỳ cục, có một sự giống nhau mang tính gia đình nơi bệnh phù này. Chúng tôi tất cả đều trở thành bộ lạc của những người phù thủng, tất cả những “dân mới” trong làng. Nó như một thứ huy hiệu khủng khiếp, một cách để nhận dạng chúng tôi. Chúng tôi trở thành những kẻ bị ám ảnhy bởi việc thiếu ăn. Ký ức về nó chỉ còn là một vật sống, đang thở. Nó nhiễm độc chúng tôi, làm chúng tôi mệt mỏi. Nó là mọi thứ.
      Ngay cả thời gian cũng khó mà nhớ, tính được. Chúng tôi đánh dấu thời gian bằng cách nói ai đã chết và ai còn sống. Thời gian được chưng cất và nhớ lại bằng cái chết. trước khi Vin chết…Sau khi Pa bị hành hình…Đó là cách nói của chúng tôi. Trước khi bà ngoại mất, tôi có đi đến thăm bà một lúc ngắn ngủi. Việc thăm viếng kiểu như vậy bây giờ rất hiếm, dầu các thành viên trong đại gia đình tôi bây giờ sống gần nhau. Chúng tôi phải cân nhắc các với gặp gỡ như thế với nguy cơ bị trừng phạt vì đã biểu lộ “tình gia đình” – một điều mà Khmer Đỏ không tán thành. Ngay cả khi đang làm việc, chúng tôi cũng không được phép nói chuyện với những người khác trong nhà. Còn lén đi thăm viếng bà con khi đang làm việc thì còn khó hơn nữa. Vả lại, chúng tôi dòn phải quyết định xem có nên tiêu thụ một số năng lượng để đi nửa dặm đường hay là dùng năng lượng đó để kiếm thức ăn, vì tất cả chúng tôi đều đói lả.
      Angka thì không màng quan tâm đến chuyện đó. Nó không còn cho chúng tôi bất cứ cái gì nữa. Không muối, không thịt, gạo cũng không. Hàng ngày tôi phải tìm loại lá cây ăn được, nghĩa là bất cứ cái gì để sống sót. Một ngày nọ tôi tìm thấy loại cây dại mọc dưới các tàn cây lớn mà Mak gọi là lá vịt. Chỉ mới vài tháng trước đó là thứ lá mà chúng tôi trộn với gạo để cho heo ăn. Bây giờ, đó là thức ăn qúy của chúng tôi.
      “Bây giờ chúng ta còn tệ hơn cả heo nữa” – Mak lẩm bẩm, vừa nấu một nồi lá cây xanh rờn.
      Đó là công việc hàng ngày của chúng tôi. Ban ngày chúng tôi nhổ cây dại khỏi ruộng khoai và ngọc giá, rồi xếp lại thành từng bó. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi bới rác, tách các bó cây dại ra để tìm các con dế đen nhỏ đang ẩn nấp dưới đó.
      “Koon, koon, giúp bà bắt dế với. Bà không chạy được” “Bà nội hai ký” thường nài nỉ “Chỉ cần có hai con dế một ngày là bà sống được”.
      Nòng nọc. Dế. Cóc. Rết. Chuột. Bò cạp. Chúng tôi ăn tất. Khi xới đất, chúng tôi tìm rệp như tìm kho tàng vùi dưới đất. Mắt chúng tôi quét khắp mặt đất, chúng tôi lộn ngược lưng quần, túi áo, rũ khăn để tìm xem có được chú rệp nào không. Bắt được chú nào là chúng tôi xiên vào đầu chiếc que và đưa ngay vào lửa. Những người không bắt được gì chỉ còn biết quan sát, đưa mắt van nài theo dõi từng cử động. Chúng tôi phải làm lơ như không thấy họ, và cũng làm lơ như không biết mình đang ăn gì. Chẳng ngại ngùng, kiêng dè gì cả. Thức ăn là thức ăn. Mọi thứ, bất cứ thứ gì cũng đều ngon cả - chỉ cần ngửi mùi dế nướng là bao tử của tôi đã sôi lên sùng sục. Tuy nhiên, cả loài sinh vật nhỏ nhất, từ loài gậm nhấm cho đến côn trùng, đều trở nên hiếm hoi. Có hôm, thức ăn của chúng tôi dành cho cả ngày chỉ gồm có lá nấu chín mà thôi.
      Cuộc sống của chúng tôi giảm thiểu lại còn một vòng tròn thật chặt. Mỗi ngày trôi quqa chỉ là tính xem mình có thể kiếm gì ăn vào ngày hôm sau. Và cho đến khi ấy, chúng tôi chỉ nghĩ về ăn.
      Suốt ngày. Suốt đêm.
      Cái đói đã chế ngự tất cả chúng tôi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #36

       27/7/2011, 20:45

      Phần Còn Lại Của Hồn Ma
      The Economist
      Ngày 16 tháng Tư năm 1996
      “Số người chết thật sự”
      Có một ghi chú viết tay ghi nguệch ngoạc ở cuối một tài liệu ký tên hai người của Pol Pot ở Toul Sleng, trước kia là trường trung học ở Phnom Penh sau trở nên nhà tù nổi tiếng nhất của Khmer Đỏ. Ghi chú viết “Ngày hôm nay cũng đã giết 168 trẻ em trong tổng số 178 kẻ thù bị huỷ diệt”

      Đó là năm 1976. Đói khát thường xuyên ám ảnh tâm trí chúng tôi, tiếng nói bên trong không làm chúng tôi dịu đi được. Nhưng Khmer Đỏ lại giảng giải cho chúng tôi nghe về sự hy sinh. Trong những cuộc mít tinh cưỡng bức, họ bảo chúng tôi rằng chúng tôi cần hy sinh cho những lữ đoàn cơ động đang chiến đấu trên “mặt trận”, họ nhấn mạnh rằng những lữ đoàn cơ động đó đang xây dựng padewat (cuộc cách mạng). Chúng tôi, tại làng này, chúng tôi không có giá trị mấy bởi vì chúng tôi không làm việc trên mặt trận. Chúng tôi đã trồng lúa, khoai, cây ngọc quả nhưng chúng tôi nhận lại rất ít hoặc hầu như không nhận được gì từ mùa gặt. Phần lớn các lương thực đó đều được gởi cho lữ đoàn. Về sau, tôi biết chính xác “mặt trận” nghĩa là gì – đó là nơi cuộc chiến đấu duy nhất là để chính cuộc cách mạng sống sót được.
      Thân thể sưng phù của Mak chẳng biết sao đã bớt đi, bà đã có thể đi lại được một quãng ngắn. Giống như một con kên kên đánh hơi thấy được thây ma ở gần, một tên chỉ đỉểm bắt đầu lượn quanh lều chúng tôi. Hắn ra lệnh cho Mak đi dự một cuộc mít tinh. Mak van nài rằng bà chưa được khoẻ. Nhưng hắn chụp lấy điểm rằng bà có khá hơn trước. Hắn ra lệnh là chừng nào còn đi được thì bà phải đi. Giận dữ, Mak lẩm bẩm một mình “Khi mình bị bệnh và đói không đi nổi, sao chẳng thấy hắn thò đầu vào đây? Ar’kmhaoch your! (Quỷ tha ma bắt mày đi)”
      Nhưng lạ thay, đi họp về trông thần thái Mak có vẻ khá hẳn. Thì ra lãnh đạo làng sẽ đưa trẻ em đi xây dựng một kênh dẫn nước gần Daakpo, nơi đó có nhiều thức ăn. Cá, khoai, gạo, đủ thứ. Mak không cần kể lại với tôi, đã nghĩ chắc rằng mấy đứa con nhỏ của mình cuối cùng cũng có thể sống sót được.
      “Athy, con phải đi dự mít tinh. Họ sẽ gởi con đi làm việc, nhưng nơi đó ở gần đây và ở đó có nhiều thức ăn. Khi nào có nhiều, con cứ ăn cho kềnh bụng”. Đó là một cơ hội để chụp lấy và bà sẽ không để vuột mất. Mak mơ màng “Có lẽ con còn có thể đem về cho mẹ một ít thức ăn nữa”.
      “Nhưng như thế con phải xa mẹ, Mak ạ. Con không muốn đi đâu, con sẽ nhớ mẹ, con sẽ khóc”. Chưa chi nước mắt tôi đã ứa ra.
      “Athy, trại đó không xa đây lắm. Con có thể về thăm mẹ ban đêm sau khi làm việc xong, con sẽ có thức ăn, koon. Nếu con ở lại trong làng này, chắc tất cả chúng ta sẽ chết đói hết. Hãy đi cùng với các đứa trẻ khác. Đến đêm con lại về thăm mẹ, nếu con nhớ mẹ, nhưng con đừng ở lại đây, con sẽ chết đói mất”. Mak nhìn vào mắt tôi, muốn tôi nghe lời, mắt bà van xin tôi hãy hiểu ý định của bà.
      “Con vẫn không muốn đi, Mak! Con không muốn xa mẹ. Ở đây con vẫn có thể tìm lá và các thức khác để ăn, không có sao đâu”. Thật ra tôi biết chẳng thể là không sao đâu được.
      “Koon ạ, con phải đi, họ cũng không cho con ở lại trong làng đâu. Nếu con không đi, họ sẽ mang con đến Angka Leu. Con không biết họ sẽ làm gì con đâu. Mẹ không muốn họ tra tấn con, koon à. Con phải đi, con sẽ có thức ăn để sống. Đi đi, con của mẹ, hãy nghe lời mẹ đi”. Giọng bà gắng hết sức nhưng hơi thở của bà đã hụt. Bà bất bình một cách khốn khổ. Tôi chỉ còn có thể khóc.
      Đây là một lựa chọn khắc nghiệt, thực phẩm hoặc ở bên Mak. Trong thời buổi khó khăn này, tôi không thể chọn lựa. Sự thiếu ăn làm cho tôi rối loạn, đầu óc nhẹ tênh, không còn suy nghĩ gì được. Chẳng có cái gì tôi có thể dựa vào được nữa. Cuối cùng tôi không còn chọn lựa nào. Tôi mới mười tuổi và tôi rất cần mẹ tôi. Thế nhưng việc nhắc đến thức ăn đã kéo tôi lại, những kỷ niệm về thực phẩm tôi đã từng có ở Phnom Penh sống lại trong ký ức tôi. Các ký ức này làm tôi lưỡng lự. Và cả sợ hãi. Cả một mớ câu hỏi không ai có thể trả lời – Cái gì sẽ xảy ra nếu họ nói dối, như họ đã từng làm trước đây? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không bao giờ gặp lại Mak, chị Chea, chị Ra, những người đã đi xa hàng tháng trời? Không có một lời hay thư từ gì của họ cả. Nếu Mak chết đói trước khi tôi trở lại thì sao?
      Tối đến, tôi đi dự cuộc mít tinh. Khi đến gần Sahakar [1] tôi đưa tay quệt nước mắt, xoá đi mọi vết tích của sự yếu đuối. Trước sahakar có chừng năm mươi trẻ em. Trời tối, tôi không nhìn rõ mặt của những người lãnh đạo. Tôi đến ngồi vào phía sau, một vài cái đầu quay lại nhìn tôi. Tôi không phải là người duy nhất tuyệt vọng. Phía trước tôi, bọn trẻ cũng đang chìm sâu trong nỗi buồn của chúng. Chúng tôi chỉ là những pho tượng nhỏ bé, ngoan ngoãn, vâng lời. Mùi nồng nặc của phân bò và nước tiểu bốc lên từ mặt đất. Trăng soi sáng đêm lạnh và gió. Tôi đưa mắt ngắm cái bóng đen của người lãnh đạo, và tôi bị hút hồn khi nghe ông ta nói về thức ăn. Ông ta làm như cuộc sống trong lữ đoàn thiếu niên giống một tiệm ăn hoặc một buổi tiệc ngoài trời vậy. Ông tung ra đủ các câu thần chú.
      Tôi trở về nhà và chìm ngay vào giấc ngủ sâu. Một giọng nóii trầm trầm vang từ xa rồi lớn dần lên. “Kó ma…(trẻ em).. đi đến Sahakar…đến Sahakar..”
      Tôi mở mắt và thấy trời còn tối. Tim tôi đập mạnh. Tôi bò lại gần Mak. Tiếng nói lanh lảnh tiến lại gần. Tôi sợ họ mang tôi khỏi Mak và không bao giờ tôi có thể trở về với bà được nữa. Nằm cạnh Mak, tôi thấy dễ chịu vì sự hiện diện ấm áp của bà, nghe tiếng thở nhè nhẹ của bà khi đang ngủ. Tôi không muốn đi, tôi biết rằng tôi sẽ rất nhớ bà bắt đầu từ bây giờ. Tôi hiểu rằng tôi cần mẹ hơn là thức ăn.
      “Trẻ em, hãy đến Sahakar ngay…” tiếng nói chỉ còn cách chúng tôi hai căn lều.
      Mak giật mình tỉnh dậy. Tôi sợ hãi, bồn chồn, cố nằm yên giả vờ đang ngủ say. Mak ngồi lên và lay cánh tay tôi “ Athy, dậy đi, dậy đi koon! Đã đến giờ đi rồi. Dậy đi con!”
      Tôi khóc “Mak, con không muốn đi xa mẹ. Con không muốn đi, Mak ơi!” Tôi van nài, nhìn vào cái bóng đen của mẹ trong nền tối mờ của bầu trời chưa sáng.
      “Koon, Mak đã giải thích cho con rõ ngày hôm quá rồi là con không thể ở lại được. Bây giờ Mak không có thời giờ để nhắc lại nữa. Con phải đi, con ạ. Tên chhlop kia đang đến gần đấy”.
      “Các đồng chí,” tên chỉ điểm gào lên, hắn đang đứng cạnh lều của chúng tôi “ Đi đến trước Sahakar, nhanh , nhanh lên!”
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #37

       27/7/2011, 20:45

      “Athy, đây, mang theo muỗng đĩa này con” Mẹ nói nhỏ, đưa cho tôi gói đồ dùng cần thiết.
      Tôi lấy đĩa và muỗng gói vào khăn, ước chi Mak nói thêm gì nữa. Nhưng Mak chỉ im lặng. Tôi không thể thấy bộ mặt hay nước mắt của bà, cũng như không thể thấy mặt Avy và Map, mà chỉ thấy những cái bóng của họ, giờ đã thức dậy và đứng bên cạnh Mak. Lặng lẽ, tôi giã biệt gia đình tôi trong bóng đêm.
      Lần lượt, các trẻ em đến tụ tập trước Sahakar. Mỗi người mang theo đĩa muỗng và áo quần được gói vào một chéo khăn. Một số tên chỉ điểm đi ngược về các túp lều, đi hết từ cái này sang cái khác để chắc chắn rằng các “đồng chí lao động được” đều có mặt. Khmer Đỏ tập trung thiếu niên từ tuổi lên tám. Điều này giống như họ đi gặt lúa non vậy.
      Chung quanh tôi là đội quân thiếu nhi mới – những tấm thân nhỏ bé chân trần mặc những tấm giẻ rách, hoặc các bộ đồng phục bạc màu, tơi tả. Tất cả áo quần đều có một màu xám xịt do dùng quá nhiều và thường xuyên ngâm trong nước bùn. Một vài đứa còn không có nổi một chiếc khăn ,là món đồ cần thiết nhất, vừa dùng như áo quần vừa là một túi xách. Chúng cầm đĩa và muỗng trong tay, hay là nhét vào ngực. Thỉnh thoảng tôi liếc trộm chúng, tự hỏi chúng có nhớ mẹ như tôi đang nhớ mẹ tôi không.
      “Ahh! Sắp theo hàng một! Các đồng chí, đi theo hàng một!” một tên chhlop vị thành niên gào lên dữ tợn “Sắp hàng! Sắp hàng! Thẳng! Không nói chuyện! Bất cứ đồng chí nào bị bắt gặp đang nói chuyện sẽ bị đem đi cải tạo ngay!”
      Mắt hắn nhìn khắp mọi người, chờ bắt gặp một lỗi lầm nhỏ nhất. Như những nô lệ nhỏ bé, chúng tôi bị các tên chỉ điểm kiểm soát sát sàn sạt và đoàn người chậm chạp di chuyển dưới sự hướng dẫn của chúng. Và tôi thì thầm lời giã biệt với Mak.
      Nơi đây không có đường xá, và chúng tôi đi xuyên qua vùng nông thôn bị chia cắt bởi những cánh đồng lúa xanh xa xa. Tôi lách qua những bụi cỏ cứng hình dáng kỳ lạ, một phong cảnh khác hoàn toàn với khu rừng nơi chúng tôi sống. Khi chúng tôi đến một đồng cỏ bát ngát, sương buổi sáng sớm rơi xuống những ngọn cỏ cứng, rửa sạch bụi trên lá và tôi cảm thấy lạnh. Tôi tự hỏi tại sao chúng tôi cứ tiếp tục đi xa mãi. Họ chẳng bảo là chúng tôi sẽ lao động gần nhà sao? Còn xa bao nhiêu nữa? Tôi kinh hoàng khi nhận ra rằng họ lùa chúng tôi đến đây bằng lời nói dối, nhưng chúng tôi vẫn lê bước đi theo hàng.
      Khi chúng tôi đi xa khỏi các xóm làng, hàng cây trông nhỏ lại. Khắp nơi là các cánh đồng mạ nay bỏ hoang, khô cằn và cỏ dại mọc đầy. Mỗi cánh đồng mạ có một đường đất nhỏ viền quanh, đó là những bờ ruộng giữ nước để cấy mạ. chúng tôi bước lên những bờ ruộng nhô cao, rồi lại bước xuống, đi vào các đồng ruộng trống rỗng, trơ trụi và khắc nghiệt.
      Chúng tôi đi nhiều tiếng đồng hồ và các chhlop bắt đầu dừng lại nghỉ. Dường như họ đã bỏ rơi chúng tôi thật xa, khuất hắn phía trước mặt biết rằng chúng tôi vẫn theo sau. Mặc dù tôi rất sợ họ nhưng tôi càng lo lắng hơn nếu lạc mất họ. Mất dấu họ là có nguy cơ lạc đường, bị đói đến chết. Vì vậy, mọi người vội vã bước theo họ, nhưng tôi vì mệt quá vẫn bị tụt lại phía sau. Bàn chân tôi, vốn đã bị bầm dập và yếu ớt, bỗng đạp phải một cái gì sắc nhọn. Tôi đau đớn đến tận óc. Tôi cắn răng không kêu thét lên, và buông mình ngồi bệt xuống đất. Tôi thấy dưới đất có một cành cây đầy gai nhọn, một trong những chiếc gai đó gẫy ra và đâm vào chân tôi. Gai có màu đen và nằm thật sâu trong thịt của tôi, chỉ có một đầu thòi ra khỏi gan bàn chân. Tôi cố nhổ ra nhưng nó vẫn bám chặt. Tôi gắng một lần nữa nhưng nó vẫn ngoan cố không chịu ra. Tôi nhìn lên và thấy mọi người phía trước đã đi khuất. Sợ hãi, tôi bật khóc, nghĩ rằng mình tiến thoái lưỡng nan ở đây mà không có thức ăn, không có nước uống.
      Tôi cố nhớ lại xem bọn chhlop dẫn đầu đã đi về phía nào, nhưng không cách chi nhớ được. Cái gai càng đâm sâu thêm vào chân tôi. Nỗi sợ hãi không đến được trại lao động tăng lên. Ý tưởng đó làm tôi khóc thét.
      “Athy, Athy, tại sao bạn khóc vậy?” một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên.
      Tôi quay lại và thấy Cheng, một đứa bé trạc tuổi tôi mà tôi quen biết ở làng Daakpo.
      “Cheng,” tôi kêu lớn. “Những người đó đi đâu mất rồi. Chỉ còn hai đứa mình ở đây. Mình giẫm phải một cái gai và không lấy nó ra được”. Tôi nhẹ nhõm vì ở đây với Cheng, một “dân mới” giống như tôi.
      Cheng lấy ra một củ khoai bằng nắm tay và chìa nó ra cho tôi. Đây là thức ăn tôi thấy suốt ngày hôm nay. Nó nhẹ nhàng bảo tôi “Athy, đừng có khóc nữa. Chân mình cũng rất đau, mình cũng mệt và đói như bạn vậy”.
      “Cheng, lấy giùm mình cái gai ra được không? Mình đau lắm, không đi nổi.”
      Nó vói tay lấy cái gói buộc trong khăn rồi lấy ra một chiếc kẹp áo lớn. Cheng liếm ngón tay và chùi bùn nơi chân tôi. Nhẹ nhàng, nó lấy đầu chiếc kẹp lần tìm cái gai nằm sâu trong thịt tôi rồi nhổ ra bằng ngón trỏ và ngón cái.
      Cheng bây giờ có vẻ thoải mái “Chúng mình sẽ giúp nhau tìm ra đường”.
      “Chúng mình cùng đi với nhau nhé? Nhưng bạn có chờ mình nếu chân mình đau không?”
      “Bạn cũng phải chờ mình nữa nếu mình bị mệt, nghe?” Cheng nhìn tôi và gật đầu.
      Cheng và tôi lại khởi hành, ngang qua một rừng cây, rồi đi vào một cánh đồng cỏ vàng, dày, cao hơn cả hai chúng tôi. Những cuống cỏ bị bó chặt vào nhau cào xước mặt tôi. Chúng tôi qua được một bụi cỏ này thì lại chui vào một bụi cỏ khác.
      “Cheng này, đám cỏ này cao quá khiến mình không thể biết mình đi đâu nữa” Tôi cố lắng tai nghe tiếng bước chân, tiếng nói chuyện để biết là chúng tôi đi đúng đường. Nhưng tất cả những gì tôi nghe thấy chỉ là tiếng rì rào của đám cỏ bị chúng tôi rẽ ra.
      Cheng trông rất mệt nhưng cánh tay nó, nhỏ như chiếc thước học trò, cố đẩy đám cỏ sang một bên, thân hình nhỏ bé của nó bước qua, tiếp theo là tôi, tôi cũng mệt lả. Cuối cùng thì cả rừng cỏ dày đặc cũng chấm dứt và phía trước mặt chúng tôi là những hàng trẻ em đi xiêu vẹo. Tôi thầm cám ơn Trời Phật đã đến được nơi đây.
      Khi chúng tôi lê bước đến gần một khóm cây, chúng tôi giật mình trước cảnh nhìn thấy. Có đến hàng trăm người lớn, mình cúi thấp, hì hục như nô lệ trên cánh đồng. Bên cạnh nhau, họ đào đất, tạo thành một con mương dài chạy song song với con đường đất đắp cao sườn dốc. Một số người dùng cuốc, cố xẻ đất ra rồi bỏ vào thúng cho người đứng phía sau. Những người kia cầm đòn gánh, đợi thúng đầy đất rồi gánh đi. Một nhóm người khác lấy đất đó đổ lên con đường dài, đắp cao cạnh mương, rồi quay trở lại lấy thêm đất. Ý tưởng đầu tiên của tôi là về chị Chea và chị Ra.
      “Cheng”, tôi nói nhỏ “mấy chị của mình có thể có ở đây. Mình muốn tìm họ”. Hy vọng của tôi lại nổi lên và bay lượn trên cánh đồng.
      Tôi quét mắt qua đám đông đang bận rộn làm việc, nhưng khó thấy mặt một ai. Phần lớn họ lấy khăn che mặt để khỏi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. Hoặc họ cúi xuống khi đào đất hay nhìn ra xa khi gánh các thúng đất đi. Tôi ngắm nghía các khuôn mặt bẩn thỉu, gầy trơ xương, hy vọng tìm thấy chị Chea và chị Ra. Tôi đứng bất động bên cạnh Cheng và cố tìm, cố tìm.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #38

       27/7/2011, 20:45

      “Athy!” một người gầy nhom vì thiếu ăn đứng trong đám người lao động bỗng la to, đưa tay vẫy tôi liên hồi.
      Tôi tiến lại gần và sững sờ. Đó là dì Rin, em gái nhỏ của Mak, một người phụ nữ trước đây trẻ trung, đẹp đẽ. Bây giờ thì dì ẩn mình trong chiếc khăn cũ kỹ choàng quanh mặt và một bộ đồ đồng phục nguyên là màu đen, giờ bị bạc đi thành một màu xam xám buồn tẻ. Cặp mắt dì với hai hàng mi dài, và vẻ dịu dàng, duyên dáng của dì là những chứng cớ duy nhất về một con người mà tôi đã từng biết, con người mà bây giờ chỉ còn là cái bóng của con người thật trước đây của mình.
      Nhiệt tình và hăm hở, dì nói: “Athy, hai chị của con, Chea và Ra, cũng làm việc ở trại lao động này nhưng họ ở bên kia kìa” Dì quay người, hướng về phía có các cây cao và im bóng ở đàng xa.
      “Athy, có ai khác trong nhà đi cùng với con không?” Dì hỏi tiếp “Chỉ có mình con thôi à?”
      “Chỉ có mình con thôi…” Tôi bật khóc khi nghĩ đến lúc chia tay với mẹ tôi.
      “Athy, đừng khóc nữa. Để dì bảo các chị con tìm con tối nay. Đừng khóc”.
      Nói thế nhưng nước mắt dì lại trào ra khi dì nhìn vào mắt tôi. Tôi cảm thấy tay của Cheng chạm vào tay tôi, nó cũng khóc nữa. Tiếng thút thít của nó và của dì Rin lại khiến cho tôi khóc dữ hơn.
      Đột nhiên tôi thấy đau xót cho Mak. Mẹ muốn tin vào điều họ hứa với bà. Có lẽ trong cơn tuyệt vọng bà bắt buộc phải tin. Và bây giờ là thế này đây.
      “Họ đã nói dối chúng ta. Họ nói là trại lao động nằm sát làng thôi” Cheng vừa sụt sùi vừa lấy khăn lau nước mắt.
      “Họ còn bảo rằng có rất nhiều thức ăn ở đây” tôi tức tưởi.
      Dì Rin thì biết rõ “Họ nói dối đấy, nói thế để các cháu đến đây. Chẳng có nhiều thức ăn đâu, họ phát cho mỗi người khẩu phần gạo y hệt như ở làng, và họ bắt các cháu làm việc cho đến chết. Dì mệt quá, chỉ muốn nằm nghỉ thôi”. Miệng dì chuyển động chậm chạp, như thể dì không còn sức. Rồi một người phụ nữ dáng nghiêm khắc trong bộ đồng phục đen mới tiến lại gần nhóm dì Rin đang làm việc. Tôi ra dấu báo động cho dì. Dì sợ hãi chùi vội nước mắt và nói “Bà ta là Mekorg [2] của dì đấy. Athy, thôi dì phải làm việc. Dì sẽ bảo Chea và Ra tìm cháu…”
      “Đồng chí, trở lại làm việc ngay lập tức! Đây không phải là chỗ để cho chị nói chuyện. Ai cho phép chị ngưng làm việc vậy?”
      “Thì tôi chỉ nói vài câu với cháu tôi thôi mà, chỉ có vậy” Dì Rin trả lời một cách phục tùng.
      Bà Mekorg đưa mắt nhìn Cheng và tôi, hừ một tiếng “còn các đồng chí kia, hai đứa đi đến trại của trẻ em, bên kia kìa! Đi ngay đi!” Cheng và tôi vộii rảo bước đi ngay.
      Chúng tôi quanh quẩn giữa các lều dựng tạm. Chúng mọc lên như nấm dưới bóng cây mát cạnh rìa một ngọn núi nhỏ, mà tôi cho là núi Phnom Kambour. Thế ra đây là trại lao động nơi mà các đoàn cơ động được gởi đến. Đột nhiên, một người phụ nữ bước đến trước mặt chúng tôi và đưa tay chỉ một cái lều lớn như thể bà biết chắc chúng tôi sẽ đến đâu. Cheng và tôi đưa mắt nhìn nhau, bối rối nhưng nhẹ nhõm. Khi chúng tôi đến lều, thấy ở đấy một dám trẻ em đang khóc lóc. Tiếng khóc của chúng vang lên trong ánh hoàng hôn, vừa khóc vừa gọi mẹ như một bài kinh buồn.
      Mấy tên chhlop quát tháo bọn trẻ, ra lệnh mọi người ngừng khóc. Nhưng bọn trẻ đang quẫn trí càng khóc lớn hơn. Ngay cả những tên chỉ điểm cũng không thể bắt chúng tôi ngưng khóc. Biết không làm gì được, bọn chúng rút lui để mặc chúng tôi với nước mắt.
      Không hề báo trước, các đầu bếp đột ngột xuất hiện mang theo cơm và cháo trong mấy cái nồi lớn màu đen. Vừa nhận ra có thức ăn, mọi người, trong đó có Cheng và tôi, đều ùa chạy lại phía nhà bếp. chúng tôi quây quanh họ. Miệng tôi sủi nước bọt, bao tử thì gầm réo. Giống như mấy đứa trẻ kia, tôi cầm sẵn bát, đĩa để đợi chia phần, mắt thì chăm chăm thèm thuồng nhìn vào soong cháo trắng nhờ nhờ màu sữa và nồi cơm. Tôi hầu như dùng mặt để ăn hết mấy thứ đó, vì thứ duy nhất tôi ăn được suốt cả ngày từ khi rời làng Daakpo đến giờ là miếng khoai cỡ bằng ngón chân mà Cheng cho.
      Sau khi nhận phần cơm xong, tôi, Cheng, cùng các đứa trẻ khác lại chạy đến lãnh phần cháo, vây quanh bà nhà bếp lúc đó đang quậy nồi cháo trắng như sữa với mấy con cá nhỏ. Đầu và mắt cá đang nhô lên như đăm đăm nhìn chúng tôi.
      Nhà bếp đặt xuống đất một cái bát nhựa ngay giữa chúng tôi rồi rót chất cháo trắng đục có vài con cá vào đó. Bà vừa rót ra là mọi cái muỗng đều sục vào bát. Mọi người đều có cùng một ý tưởng – ai cũng muốn ăn cá và tất cả đều biết rằng không có đủ cá cho mọi người. Ai nhanh tay thì múc được cá còn ai chậm thì chỉ còn đứng khóc. Chúng tôi đã học cách để không chú ý đến cặp mắt buồn bã của kẻ khác và lập tức ăn miếng cá của mình ngấu nghiến.
      Lạ thay, nhà bếp cho chúng tôi thêm một phần cháo khác. Bà chưa rót cháo ra bát xong, thì một cô bé kêu lên “Đừng lấy hết cá đó”. Tiếng nói của nó làm tôi cũng như những đứa đã có phần cá cứng người lại. Chúng tôi không chen đến tô cháo để giành cá nữa cho đến khi nó và hai đứa khác trong nhóm đã lấy được phần cá đầu tiên. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho nó, và cho tất cả chúng tôi nữa, là đã lao đến đây, vật lộn với nhau để giành giật một miếng xương. Nhưng bây giờ tôi thấy nhẹ nhõm vì mọi đứa trong có thể đều có được cá. Mặc dù bị cơn đói hành hạ, chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn mất hết ý thức nhường cơm xẻ áo, tinh chất lịch sự của con người mà Khmer Đỏ đã cố lấy đi của chúng tôi.
      Sau bữa ăn, Cheng và tôi nghỉ, ngồi bệt trên đất dưới tàn cây cao vì hiện chúng tôi chưa có chỗ trú. Đêm nay là đêm đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng tôi có thể mất Mak dễ dàng như tôi đã mất Pa vậy. Trước nay tôi chưa bao giờ xa mẹ, và bây giờ cái khoảng cách này làm cho tôi đau đớn. Mắt nhắm lại, tôi có thể hình dung ra Mak hiện giờ đang sửa soạn bữa ăn tối, cúi mình trước ngọn lửa bếp, đổ nước vào nồi rồi thả lá vào. Lời bà nhỏ và chậm, dịu dàng như bảo đem bát này cho em con, hay con đi rửa mặt đi. Toàn những lời thông thường, nhưng được nói ra một cách tử tế, dịu dàng mà tôi không bao giờ nghe thấy được ở nơi này.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #39

       27/7/2011, 20:46

      Tôi nhớ Mak mơ ước về thức ăn, thường bảo chúng tôi bà ao ước có được gì để ăn. Bà thường nói “Có được một bát cơm với muối thì tuyệt vời như ở thiên đàng”. Thế mà hôm nay tôi có được bát cơm và cả cháo cá, còn nhiều hơn cả ước mơ thiên đàng của bà nữa. Tôi chỉ được ăn một bữa, nhưng tôi cảm thấy ăn năn tội lỗi. Tôi ước chi mình có cách nào chia xẻ bữa ăn này để làm dịu cơn đói của mẹ. Nhưng Mak ở quá xa – ngay cả khả năng hình dung ra bà của tôi cũng mờ dần đi. Rồi từ trong bóng tối, tôi bỗng nghe một giọng nói quen thuộc. Tôi nhìn lên và thấy một bóng đen đang gọi tên tôi. Chính là chị Chea! Chắc dì Rin đã báo cho chị biết là tôi đang ở đây! Và bây giờ chị đến tìm tôi.
      Tôi nhổm dậy, quên hết mọi người ở chung quanh, cả Cheng và mấy đứa trẻ đang khóc lóc. Chị chạy đến và quàng tay ôm lấy tôi. Bóng tối làm tôi không trông rõ lắm, chỉ thấy chị hình như gầy hơn. Chúng tôi ôm nhau đi quanh một vòng, như những ngày xa xưa êm đềm.
      “Athy, em đến đây lúc nào?” – chị Chea có vẻ quan tâm.
      “Mới được một lúc thôi” – tôi thấy dễ chịu vì sự có mặt của chị. – chị cả của tôi mà.
      Chị thắc mắc tại sao tôi lại đến trại này, và nghĩ rằng đáng lẽ tôi phải ở lại với Mak – “Đúng ra em không được rời Mak. Ai sẽ săn sóc cho Mak bây giờ? Mấy đứa con lớn đều đi cả rồi”.
      Tôi giải thích cho chị hiểu rằng tại sao Mak muốn tôi đến đây.
      “Họ nói dối để cho em đi đó. Họ dối mọi người, đáng lẽ em nên ở nhà với mẹ. Em còn quá nhỏ không thể làm việc ở đây được . Công việc ở đây quá nặng cả đôi với những người lớn như chị đây”, chị Chea nói, chị có vẻ buồn phiền.
      Bây giờ tôi mới thấy sợ không biết điều gì sẽ xảy ra với Mak, tôi cũng sợ cho chính mình, không biết mình có sống sót qua việc lao động nặng nề ở đây để gặp lại mẹ không.
      “Chị Chea ơi, em cũng muốn về với Mak, em muốn về. Làm sao em về được bây giờ?” Tôi khóc, muốn chị tìm cách giúp tôi, nhưng chị không trả lời, chỉ siết chặt tôi hơn.
      Chị Chea dẫn tôi lại chỗ chị ở, tôi ngồi chờ một mình còn chị phải trở lại để làm xong việc được giao. Mỗi ngày mỗi người phải đào một số mét khối đất định sẵn, phải làm cho xong. Tôi ngồi khóc cho đến khi chị Chea dẫn chị Ra trở lại nơi chỗ ở.
      “Athy này, chị nghe bà Mekorg của chị nói ngày mai họ sẽ đưa bọn trẻ đến một trại lao động ở Oh Runtabage, họ có nói với em vậy không?” Chị Chea hỏi nhỏ.
      “Không, em không nghe gì hết”. Tôi thút thít, cố nuốt lấy không khí. Tên Oh Runtabage có nghĩa là dòng suối bị sét đánh. Tôi lại thấy sợ hãi vô cùng. Chị Chea an ủi tôi, nói rằng như thế tôi sẽ gần Mak hơn là nếu tôi ở Phnom Kambour với chị và chị Ra. Nhưng tôi vẫn không thể hình dung được việc thấy Mak, dầu là ở đâu, nên lời chị chẳng an ủi được tôi . Chưa chi tôi đã thấy nhớ hai chị, dù chị Ra rất ít khi nói với tôi. Trông chị mệt nhoài, bơ phờ. Hai chị vẫn là chị tôi, nhưng không còn là các cô gái hay nói, vui tính mà tôi từng biết. Cả chính tôi nữa, cũng mắc cứng trong nỗi sợ hãi và buồn bã nên không nói gì nhiều. Tôi khóc cho đến khi kiệt sức, tôi chìm vào giấc ngủ bên cạnh chị Chea, bồng bềnh trong giấc mơ được gặp Mak.
      “Athy, Athy dậy đi! Dậy đi em!”
      Tôi mở mắt và thấy trời còn tối. Tiếng nói quen thuộc, và trong lúc buồn ngủ tôi cứ tưởng là mình đã trở lại Daakpo.
      “Dậy di, Athy, em phải đi!”
      Chị Chea vừa nói vừa nâng đầu tôi lên. Cả người tôi đau nhức ê ẩm. Tôi miễn cưỡng nhỏm dậy và chị Chea dắt tôi trở lại chỗ hôm qua chị tìm gặp tôi. Tôi cũng không có thời giờ kịp chào chị Ra nữa.
      Tôi cố cầm nước mắt khi nghe một giọng nói dữ tợn hỏi “Ai trong các đồng chí, ai trong các em muốn làm thiếu nhi dũng cảm của Angka Leu nào? Đứng vào đây”. Tôi giật mình, bị hút hồn bởi tiếng nói của người đàn ông đó và bởi những bóng đen như bóng ma của những đứa trẻ đứng yên lặng bên đống lửa.
      Có người đặt nhẹ tay lên vai tôi “Athy, em phải trở lại. Mong cho P’yoon srey (em gái) chỉ gặp chuyện tốt lành khi em về Oh Runtabage. Hãy tự chăm sóc lấy mình. Lea Haey (tạm biệt) p’yoon”. Tiếng chị Chea thì thào lời cầu chúc, rồi tiếng nói khuất đi. Tôi quay người cố nhìn chị. Chị đã khuất trong rừng cây, để lại tôi với những đứa trẻ đang thổn thức.
      Chúng tôi đi khỏi Phnom Kambour, Khmer Đỏ để đoàn “thiếu nhi dũng cảm” đi bước đều trên con đường đất đang xây dựng, chiếc cầu đất được đắp bởi những người chúng tôi vừa rời bỏ. Đoàn Khmer Đỏ tung ra một bài hành khúc. Chung quanh tôi, những bàn tay nhỏ xíu đưa lên không, ngoan ngoãn lập lại lời bài hát nhiều lần, chúng tự gọi mình là “những thiếu niên dũng cảm” của Angka Leu. Chúng reo, chúng hát, chúng nhảy múa.
      Cuộc hành trình đến Oh Runtabage mệt nhọc và lạnh. Chúng tôi đến Oh Runtabage thì trời đã xế chiều. Trại ở xa cũng hẻo lánh như Phnom Kampour. Cây cối mọc thành một rào chắn dày bên mỗi bờ suối, phủ bóng cây xoắn vào nhau xuống dòng nước màu nâu đục, làm cho dòng suối trông cạn hơn thật. Cạnh dòng suối là một cánh đồng cỏ vàng mọc cao trải tít ra xa. Không có lều trại, chỉ có bóng râm. Tôi thấy đói và mệt lả.
      Lập tức làm việc ngay. Họ ra lệnh cho chúng tôi kiếm củi để nhà bếp dùng nấu cơm. Một số chúng tôi thì phải đào những hố lớn để nấu ăn. Phần tôi thì giúp mấy đứa khác đào hố nấu bếp. Tôi đào cho đến khi cả người tôi run rẩy vì mệt. Thấy trời đất quay cuồng, tôi ngưng đào và thở mạnh.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #40

       27/7/2011, 20:46

      Tôi tự nói nhỏ “mình bệnh rồi”. Một vài đứa liếc nhìn tôi khi thấy tôi quỵ xuống. Tôi nhắm mắt, gục đầu trên đầu gối, núp sau hàng thiếu nhi đang làm việc để chúng chie khuất tầm mắt của bọn chhlop. Tôi rất sợ bị bọn chỉ đỉêm thấy, nhưng rồi mệt quá tôi chẳng quan tâm nữa.
      Cuối cùng cũng đến giờ ăn, thế là họ không bắt được tôi trốn việc. Sau khi ăn xong, một tên Khmer Đỏ dẫn chúng tôi đến rừng cây dọc theo bờ suối nơi chúng tôi sẽ làm nơi trú ẩn. Trước hết chúng tôi phải dẹp các bụi cây để lấy chỗ trống, rồi thì dựng “tường”, thật ra chỉ là những nhánh cây nhỏ cột lại. Những người mang theo quần áo dự trữ thì dùng quần áo này làm nệm trong khi Cheng và tôi gom lá lại để làm chỗ nằm. Những đứa trẻ gốc địa phương, tức “dân cũ”, được chọn lựa nơi làm “nhà” trước, và nơi nào chúng không chọn thì thuộc về chúng tôi, bọn “dân mới”. Tất cả đều được thực hiện để cho người nông dân đứng về phía bọn Khmer Đỏ.
      Vì quả thật mới mẻ trước công việc này, Cheng và tôi đồng ý với nhau phải xem bọn “dân cũ” dựng nhà thế nào rồi sẽ bắt chước. Chúng tôi quyết định tìm ba cành cây gần chúng, nơi chúng đang dựng lều dã chiến. Chúng tôi đang quan sát chúng làm việc thì bị chúng bắt gặp.
      “Chúng mày nhìn cái gì?” một con bé địa phương gầm gừ, nói kỉêu rurdern, kiểu nói lè nhè đặc biệt của vùng tây bắc. Trước đây cái giọng như thế thường làm tôi bật cười. Còn ở đây, tôi chỉ dám cười rúc rích trong bụng. Thật khó mà không chế giễu người mà mình coi thường. Nhưng tôi cười như thế thì không ai bắt tôi được.
      Cheng và tôi quay đi. Tôi nói nhỏ với Cheng, bắt chước giọng lè nhè của con bé “Chúng mày nhìn cái gì?” Cheng cũng nhạo theo, và chúng tôi cười thầm với nhau. Trong một lúc chúng tôi tưởng như còn ở trường, với tiếng cười rúc rích của lũ con gái.
      Cheng và tôi dựng một túp lều nhỏ xíu cách xa lều của những đứa khác, cạnh mép bờ suối. giống như bọn “dân cũ”, chúng tôi bắt chước lấy dây leo và cành cây ráp lại thành mái và tường, mái thấp đến nỗi chúng tôi phải bò ra bò vào căn lều. Nhưng tôi vẫn mỉm cười khi thưởng thức công trình nhỏ bé vừa làm xong, và tôi mừng vì có Cheng bên cạnh để giúp đỡ. Tôi tự hỏi không biết điều tôi nghe nói hồi còn ở Phnom Penh có đúng hay không. Người lớn Cambodia thường nói “Ở nhà thì có một bà mẹ xa cách, còn ở rừng thì chỉ có một bà mẹ thôi”.Ở nơi hoang dã này, chúng tôi phải gắn kết với nhau. Ở đây, Cheng là gia đình của tôi. Hy vọng chính là người mẹ vô hình của chúng tôi, và sự hiện diện của nó cũng an ủi chúng tôi rất nhiều.
      Ban đêm thì chúng tôi như một gia đình, nhưng ban ngày thì không thể như thế khi chúng tôi làm việc. Mỗi sáng vào khoảng bốn giờ, người lãnh đạo đoàn của chúng tôi cùng với đám “con cưng” của mình, hét lên lanh lảnh trong không trung “Dậy đi, dậy đi. Làm việc, làm việc…” Giọng của bà ta rất khó chịu, mặt thì thường xuyên cau có. Bà luôn luôn nhăn mặt khi ra lệnh cho chúng tôi, như thể chúng tôi không đáng cho bà nhìn. Có qua thì có lại. Tôi cũng chẳng ưa bà ta. Bà người gầy, tóc xoăn đen cắt ngắn và da sậm. Nếu có người lớn ở đây họ sẽ nói rằng bà ta có trái tim còn đen tối hơn cả nước da nữa. Lúc nào bà ta cũng la hét chúng tôi, ngay cả khi chúng tôi đã thức dậy và xếp hàng ra đồng. Chúng tôi đi, mắt nhắm mắt mở, chỉ nghe thấy toàn là những lời lẽ độc địa của bà ta.
      Chắc để được khen thưởng, bà Mekorg này càng ngày càng đánh thức chúng tôi dậy sớm hơn.
      “Con mụ đàn bà độc ác!” Cheng rít răng nói trong hơi thở “Con quái vật này đánh thức chúng mình dậy thật sớm để đi làm việc, nhưng nó và người của nó thì đi ngủ trở lại. Bon chó!” Cheng càu nhàu.
      “Làm sao bạn biết họ đi ngủ trở lại?” tôi hỏi, ngạc nhiên.
      “Mình trốn ra chạy đến chỗ nhà bếp để kiếm đầu cá. Rồi mình rình thấy họ ở gần lều tụi mình đó” Cheng nói nhỏ “và mình thấy họ ngủ. Bọn chó!”
      Bây giờ tôi mới biết tại sao Cheng biến đi đâu mất trong lúc chúng tôi sắp hàng chờ phát phần ăn. Tôi cũng chú ý không biết tại sao nó đi xa ra để ăn một mình, hoặc ăn mà xoay lưng lại phía tôi và các đứa trẻ kia. Nó thật can đảm, tôi thầm nghĩ, ngắm nhìn nó làm việc cặm cụi trong bóng râm của buổi sáng.
      Ngày hôm sau, khi nó đứng phía trước tôi đợi phát khẩu phần ăn, tôi mới biết rằng Cheng để đầu cá trong cái khăn. Tôi muốn xin nó vài đầu cá, nhưng tôi thấy sợ mấy tên chhlop đang đứng bên cạnh bà bếp. Tôi liếc nhìn nó, rồi tên chhlop, và sự lo lắng làm cơn đói càng cồn cào hơn. Tôi bồn chồn, nhưng táo bạo hơn. Tôi bước lên phía Cheng và thì thào “Cho mình vài cái đầu cá được không?”
      “Athy, ngừng nói chuyện với mình đi. Bọn chhlop thấy chúng ta đó” Cheng xuỵt thật nhỏ.
      Nhưng tôi đã thu hút sự chú ý của tên chhlop. Hắn quay mình, đếm hàng thực phẩm, và tôi vội quay nhìn đi chỗ khác, giả vờ như mình không hề nói tiếng nào. Khi hàng người tiến lên một bước, tôi cũng tiến lên giống mọi người. Khi lãnh khẩu phần xong, tôi ngồi xuống ăn bên cạnh bọn trẻ kia, không ngồi cạnh Cheng. Nhưng khi bọn chhlop đi khuất, tôi bèn xích lại gần nó ngay.
      Tôi gọi nhỏ “Cheng!”
      Tôi đợi. Không có tiếng trả lời, rồi, cuối cùng là “đây này!” Tay Cheng đưa nhẹ ra, chạm vào tôi. Tôi nắm một nắm đầu cá, chỉ lớn bằng ngón tay cái. Các đầu cá bé xíu này thật ngon, tuy có mùi tro nhưng rất đáng kể, và tôi muốn ăn thêm nữa.
      Ngày kế tiếp trong lúc chờ ăn, tôi cũng không thấy Cheng sắp hàng. Tôi nhìn quanh và thấy chỉ có một tên chhlop đang đứng giúp bà đầu bếp phát khẩu phần. Tôi bèn lẻn ra suối, tìm nơi các bà bếp có thể vất rác, gồm c’ả những thứ bỏ đi khi làm cá, như ruột, vây đầu…Tại đây, tôi hy vọng tìm thấy Cheng, nhưng tôi cũng hồi hộp sợ bà Mekorg và các “con cưng” của bà bắt gặp. Rồi tôi thấy Cheng và hai đứa trẻ khác đang xục xạo đống rác gần một bụi cây để kiếm thức ăn. Chúng banh đống rác lạnh, ít ỏi còn nhan hơn khi thấy tôi đi đến. Bấu lấy tí thịt nào còn sót, trông chúng tôi giống bốn con kên kên đói khát vây quanh rìa xác chết. Cheng, khi nắm tay đã đầy, quay người khỏi đống rác, nhét mớ đầu cá vào chéo khăn. Tôi chụp được hai đâu cá còn dính ruột lòng thòng.
      “Mày lấy đầu cá của tao! Trả lại đây!” một con bé vừa đòi, vừa nắm lấy tay tôi.
      Tôi không thèm để ý đến yêu cầu của nó. Tôi chỉ đưa mắt quét kỹ trong đống rác xem còn sót tí thừa nào không. Con bé kia cũng thôi đòi. Nó đã biết các đầu cá tôi lấy không phải của nó. Nó đành quay người chú ý vào đống rác. Tôi ước chi tôi có thể đem cho nó mấy cái đầu cá tôi lấy, nhưng tôi cũng đói. Chúng tôi thật tệ hơn lũ ăn mày.
      Trước khi trở về sắp hàng lãnh phần ăn, chúng tôi tìm một chỗ có lửa để nấu mấy cái đầu cá kiếm được. Trong số các hố bên cạnh suối, có một hố còn củi cháy âm ỉ phủ đầy tro. Chúng tôi bèn ném đầu cá vào đó rồi đi đến chỗ xếp hàng.
      Ngày hôm sau, chúng tôi chuồn thật sớm, có lẽ cả hai tiếng trước giờ ăn. Đến gần khu nấu bếp, chúng tôi thấy vài bà bếp đang chuẩn bị thức ăn trưa cho chúng tôi. Có một bà bếp làm việc một mình, xa khỏi những người kia. Chúng tôi lại gần bà, chậm như rùa, để thử xem việc này có được phép không. Bà quay lại nhìn chúng tôi và nói với một vẻ quan tâm của người mẹ - một người nông dân, giọng bà không có cái vẻ sắc nhọn điển hình của các lãnh đạo Khmer Đỏ.
      “Sao các cháu không làm việc? Coi chừng bị họ gặp thì phiền đấy”.
      Giọng nói dịu dàng khuyến khích tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy sự thôi thúc muốn nói cho một người Khmer Đỏ nghe cơn đói của mình.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #41

       27/7/2011, 20:47

      “Con đói quá. Cho con xin vài cái đầu cá đi. Dì ơi, dì đừng ném đi”, tôi van nài, gọi bà bằng dì thay vì “đồng chí”. Tôi tin cậy bà và cảm thấy thoải mái khi bà cho chúng tôi biết phần ăn hôm nay có gì. Bữa trưa có cơm và xúp cá. Buổi tối lại còn có thêm rau, một thứ lá màu xanh giống lá cây mù tạt.
      “Họ bắt tụi cháu dậy đi làm việc rất sớm sáng nay” Cheng nói nhỏ, xúc cá đã làm sạch vào rổ “Ngày nào tụi cháu cũng rất mệt và đói nữa”.
      Đột nhiên bà bếp dùng dao đẩy đầu cá dính ruột về phía chúng tôi. Không do dự, chúng tôi chộp lấy đầu cá, kéo bỏ ruột bằng cách cà vào thân cây. Rồi buộc áo lại làm thành chiếc túi tạm thời, chúng tôi tống hết vào bên trong. Rất ngạc nhiên, bà bếp còn đưa cho chúng tôi hai con cá mà bà vừa chặt đầu xong.
      “Đây này. Đi đi trước khi họ tóm được các cháu. Trước khi họ trừng phạt các cháu. Đi liền đi!” bà nóng ruột bắt đầu ra hiệu cho tôi và Cheng đi ngay.
      Chúng tôi dang rời nơi đó thì một nhóm kên kên khác xuất hiện. Một bọn con trai vọt ra khỏi hàng cây hướng về phía bà nấu bếp, khiến bà giật mình té ngồi xuống. Bà vội chạy đến với mấy bà bếp khác, gọi một người nào đó bằng giọng hoảng hốt “Nak! Nak! Nhiều…nhiều đứa trẻ chạy đến đây đòi cá, tôi…tôi sợ”. Bà vừa nói lắp vừa đưa tay chỉ đám trẻ con đói khát đang sục sạo khu vực làm cá.
      “Các đồng chí trở lại làm việc không thì tôi báo cáo với trưởng đoàn đấy” bà vừa cảnh cáo vừa sải bước về phía bọn nhỏ.
      Bọn trẻ chạy biến nhanh chóng khuất sau hàng cây, Cheng và tôi cũng vậy. Sau biến cố này, tôi thôi không trốn đi tìm đầu cá nữa. Miếng ăn quá nhỏ không đáng để cho tôi phải liều mạng.
      Buổi chiều sau bữa ăn, Cheng và tôi đợi đến khi việc phát phần ăn chấm dứt. trước khi nhà bếp mang những chiếc nồi đen lớn ra suối rửa, chúng tôi chạy theo họ hỏi thử xem có cho chúng tôi phần cơm cháy dính vào đáy nồi không. Có khi họ nạy lớp cháy à đưa cho chúng tôi từng miếng, có khi họ bảo chúng tôi tự làm lấy. Cơm cháy đắng khét, nhưng dầu sao vẫn là thức ăn. Về sau, mọi người đều biết đến sáng kiến này, và thế là có thêm nhiều đứa trẻ đến xin nên cơm cháy không còn được bao nhiêu nữa.
      Chúng tôi thường xuyên kiếm thêm thức ăn. Một ngày nọ, khi đang uống nước bên dòng suối, tôi thấy hàng đàn cá nhỏ bơi trong chỗ nông ở sát bờ. Vào những ngày nóng nực chúng lượn lờ gần hơn, tụ tập dưới bóng mát của các tàn cây phủ trên dòng suối. Tôi nôn nóng muốn bắt cá, ước sao mình có được chiếc vợt đánh cá để chỉ cần múc chúng lên.
      Đêm đó tôi bảo cho Cheng biết về phát hiện hấp dẫn của mình. Ngày hôm sau chúng tôi lẻ ra địa điểm bí mật, ra sức vẹt các cành cây đan vào nhau để chui ra bờ suối, nơi đó các cành cây phủ một bóng mát xuống dòng nước. chúng tôi nhìn nhau cười khi thấy đàn cá bạo dạn bơi lượn lờ trong tầm nhìn của chúng tôi.
      Lần đầu tiên tôi thấy hạnh phúc – được ở đây, được kề cận với thiên nhiên, và có được tình bạn với Cheng. Tôi lại thấy mình trở thành một đứa bé – thật là một ân sủng lớn. Ở đây, không ai quát tháo chúng tôi, ra lệnh cho chúng tôi này nọ.
      Về sau, Cheng và tôi lên kế hoạch bắt cá. Trong buổi ăn trưa, chúng tôi tin cậy thổ lộ với Larg, một đứa cũng thuộc “dân mới”. Trước đây, nó chiếm được cảm tình của chúng tôi, và chúng tôi kết bạn với nó. Sau khi làm việc xong, chúng tôi sẽ tắm suối ở xa chỗ ở, nơi đó không ai thấy chúng tôi được. Ở đó, chúng tôi sẽ nói chuyện nhớ mẹ và các vấn đề khác. Chúng tôi chia cho nhau cơm cháy khi một trong chúng tôi có được nhiều hơn hai đứa kia. Ba chúng tôi lên kế hoạch bắt cá bằng cách lấy khăn cột với nhau thành một cái lưới đánh cá.
      Chiều nọ, sau khi làm việc xong, chúng tôi đi ra suối, lén lút như ăn trộm, luôn luôn nhìn lui xem có ai nhìn hoặc đi theo không. Chỗ mà tôi nhìn thấy thì quá nhỏ không chứa đủ ba chúng tôi. Vì vậy, thay vào đó, chúng tôi đi xa hơn cho đến khi tới một địa điểm yên tĩnh và tương đối rộng.
      Chúng tôi dùng dây leo thật nhỏ buộc mấy cái khăn lại. Cheng và tôi đứng đón cá trong khi Larg thì cố xua đàn cá đi về hướng chúng tôi đang giăng lưới. Chúng tôi bước nhẹ trong làn nước lạnh và nông trong khi Larg xau đàn cá về phía chúng tôi. Làm đi làm lại nhiều lần, nhưng chúng tôi không tóm được con cá nào. Lần cuối cùng chúng tôi đang cố thử thì bỗng Larg loạng choạng rồi té úp mặt xuốngười, nước bắn tung tóe về phía Cheng và tôi. Trong khoảnh khắc, tôi sợ điếng người, tê liệt khi thấy thân hình Larg chầm chậm chìm xuống vùng nước cạn Rồi Cheng và tôi chạy đến giúp đỡ nó.
      “Mình thấy choáng váng”, nó thì thào “rồi chân mình chìm xuống”.
      Hoàn hồn, Cheng và tôi nhìn Larg run lập cập sau khi chúng tôi giúp nó lên khỏi dòng suối. Chúng tôi đi về trại tay không như lúc đi đến suối.
      Tôi tiếp tục nghĩ cách làm sao để bắt được cá. Sau khi tắm trong suối, với bộ quần áo cũ rích, tôi chú ý thấy cái khuy bằng kim loại nơi áo bị sút ra. Tôi bứt nó luôn ra khỏi áo và quan sát độ sáng của chiếc khuy, không có kim chỉ, chẳng có cách gì khâu nó lại được. Nhưng tôi thấy sợi dây kim loại uốn cong phía sau chiếc khuy. Đột nhiên tôi nghĩ ra một ý. Tôi chạy vội về lều, tìm một cái kim băng trên áo sơ mi. Như một người thợ kim hoàn, tôi cẩn thận kéo sợi dây kim loại ra, giờ nó là cả một tài sản quý giá. Tôi kéo thẳng đầu dây. Đầu kia tôi mài trên đá cho nhọn hoắt. Xong tôi uốn cong nó lại thành hình lưỡi câu. Một lưỡi câu nhỏ, rất nhỏ - có lẽ chỉ dài độ hai phân, nhưng bằng dây đồng rất chắc. Thật là một phát minh huy hoàng. Ngày mai tôi đến địa điểm bí mật, nhưng tối nay cần nén lại cảm xúc, hy vọng kế hoạch sẽ thành công. Tôi không hở một lời ra với ai, kể cả với Cheng.
      Khi bà Mekorg đi tuần sau bữa ăn trưa, tôi bèn lẻn đi với một cái cuốc trên vai. Làm như thế để nếu có bị bắt gặp, tôi tuyên bố là tôi đi bot chhurng thom, nghĩa là “ngồi xổm”, một cách nói lịch sự thay cho “đi đồng”.
      Một mình ở địa điểm câu cá, tôi lấy ra lưỡi câu và một đoạn dây nhựa – đó là dây câu tận dụng từ một bao gạo cũ – và một nắm cơm nhỏ tôi đã để dành từ suất ăn trưa. Bây giờ tôi cần thêm một cần câu nữa . Tôi bèn bẻ một nhánh cây rồi tuốt hết lá đi. Tôi bóp cơm thành một miếng mồi. Tôi nhẹ nhàng để dây câu chìm dưới nước để khỏi cản trở đường bơi của cá. Một vài con cá đột ngột chuyển động, đuôi quẫy nhanh hơn, đẩy chúng phóng tới. Tôi thầm nói, dỗ ngọt chúng: nào, đớp mồi đi, đớp mồi đi nào. Tôi lập đi lập lại câu dỗ đó nhiều lần trong khi cố gắng giữ cho cần câu đừng dao động.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #42

       27/7/2011, 20:47

      Một chú cá lại gần, quan sát miếng mồi. Đột ngột, hàm nó mở rộng và miếng mồi biến mất, tôi vội kéo cần. Một con cá bạc cỡ cái thìa bay lên không trung, giật khỏi lưỡi câu nhưng đã rơi xuống bên bờ suối. Tôi chạy nhào tới chụp con cá bằng cả hai tay. Tôi bóp đầu nó cho đến khi nó thôi cử động. Trong một lúc các ngón tay tôi cứng đờ trong niềm sảng khoái chiến thắng.
      Nắm con cá torng cả hai tay, tôi biết rằng sự sống đang chầm chậm chảy thoát ra khỏi người nó. Nhưng điều đó khiến tôi can đảm mang nó đi, bởi tôi sợ nếu còn sức nó sẽ vuột khỏi tay tôi và rơi xuống bờ suối ngoài tầm tay với. Để an toàn, tôi mang nó đi xa ra vài bước nữa mới đặt xuống rồi trở ra lại bờ suối. Tôi lại nhẹ nhàng đặt lưỡi câu xuống nước và liền tóm được hai con khác cũng theo cách hồi nãy. Rồi tôi hạ mồi xuống , và ngay khi một con khác đớp mồi, tôi kéo cần. Tôi đưa mắt nhìn theo cái cần trên không, rồi nhìn xuống đất, nhưng chẳng thấy con cá nào. Tôi bèn nhìn xuống nước. Nơi đó có một con cá đang bơi đi cùng với sợi dây nhựa, miếng mồi và lưỡi câu. A, chú cá này hẳn còn đói bụng hơn cả mình nữa, tôi nghĩ. Dẫu sao, tôi cũng bắt được một số rồi. tôi bèn quấn ba con cá vào lưng quần thun để giấu đi.
      Cheng trợn tròn cả mắt khi tôi đưa cho nó xem mấy con cá. Nó nhướng mày lên khi nghe tôi kể cho biết tôi đã bắt cá như thế nào. Nó bèn đưa tay ra để đòi xem lưỡi câu. Tôi bảo là tôi đã mất cả lưỡi câu lẫn dây câu, nhưng tôi hứa rằng tôi sẽ chỉ cho nó và Larg cách làm lưỡi câu. Thế là cả ba chúng tôi chui xuống dưới bụi cây để làm thêm lưỡi câu. Bây giờ thì áo sơ mi của chúng tôi gài bằng dây leo hoặc kim băng. Chúng tôi đi câu cá bất cứ lúc nào một trong ba đứa có thể chuồn đi. Cá bắt được chia đều cho chúng tôi, bỏ vào chỗ than tàn để nấu nướng chút ít. Trong một thời gian, số cá này giúp cho cuộc sống của chúng tôi rất nhiều. Về sau, người ta quan sát chúng tôi kỹ hơn và chúng tôi sợ không dám bỏ việc nữa. Dù sao thì chúng tôi vẫn còn có nhau.
      Nhiều tháng trôi qua. Chúng tôi sống trong nỗi khao khát không ngừng. Suốt buổi sáng chúng tôi mong chờ đến giờ ăn trưa. Lòng khao khát phần ăn tối thôi thúc chúng tôi suốt ngày. Đó là vòng tròn của sự đói khát. Nó xoá đi mọi thứ khác – cái nóng, sự mệt nhọc, nỗi cô đơn. Mỗi ngày chúng tôi làm nô lệ cho Khmer Đỏ trên cánh đồng rộng lớn trơ trụi, đào mương, hì hục xúc đất vào thùng…nhưng chúng tôi cũng làm nô lệ cho chính cơn đói của mình nữa.
      Đói khát và mệt nhọc, tôi hầu như không nhấc nổi chân lên nữa với hai thúng đầy đất và đè nặng nơi hai đầu đòn gánh trên vai. Tôi nhìn qua thì thấy Cheng ở ngay bên phải, đang nghiêng thúng, hất đất đi. Nó thì thào với tôi “Athy, bạn có muốn ăn cỏ ngọt không? Lần trước khi đi tiểu, mình thử mút một cây cỏ cao này, thấy có nước trong đó. Vị giống như vị mía”.
      Cheng nhanh nhẹn hất đầu làm hiệu.
      Miệng tôi chảy nước bọt khi nghĩ đến mía. Cái tiếng này thật cũ kỹ, xa vời. Tính ra đã hơn một năm kể từ khi Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh. Đột nhiên tiếng “mía” làm sống dậy những hình ảnh của thời kỳ tốt đẹp cũ. Tâm trí tôi theo đo lướt về Takeo ngày ấy.
      Đây là Mak, vừa đi chợ về đến cổng, xách một thúng trái cây, cong người vì nặng. Avy, anh Than và tôi chạy ùa ra đón mẹ. Mỗi đứa chúng tôi đều nôn nả lục xem Mak đã mang về cho chúng tôi món tráng miệng nào. Chúng tôi háo hức gọi “Mak, Mak” như lũ chim non réo gọi mồi.
      Anh Than bèn xới cả rổ trái cây lên. Anh tìm thấy mấy túi bánh ngọt. Anh đưa cho tôi một túi. Tôi vừa reo lên vui sướng vừa hí hoáy mở túi. Mak đặt thúng xuống nền xi măng, rồi bước đến phía cầu thang, nhìn lên cười với Avy, tiếng lanh lảnh của nó hoà thêm vào sự ầm ĩ của chúng tôi. Nó dang hai cánh tay bé xíu đòi Mak bế lên…Rồi là những cuộn phim hay, là nơi xa vời và dễ chịu mà tôi thường dùng để trốn thoát thực tại. Cả một thế giới tưởng tượng bỗng sống lại chỉ bằng một tiếng quen thuộc, “mía”.
      “Athy!” Cheng gọi, kéo tôi trở lại với cái nóng và với thực tại. “Mình sẽ xin phép và Mekorg để đi tiểu. Sau khi mình khi khỏi đây rồi thì bạn xin phép. Mình sẽ đứng đợi bạn”. Cheng có vẻ thận trọng, rồi biến mất trong đám đông trẻ em, đi tìm bà Mekorg.
      Cheng gặp tôi nơi cánh đồng cỏ phía xa, cáhc hẳn chỗ chúng tôi lao động. Mỗi đứa chúng tôi mang theo một cái cuốc, đó chính là dụng cụ kiếm ăn, bởi chúng tôi sẽ dùng cuốc để cắt cỏ ngọt. Chúng tôi chạy đến chỗ các bụi cỏ cao màu kem, trông chẳng có gì giống với cây mía cả. Cheng nhổ một bụi, tôi nhổ bụi tiếp theo. Không do dự, chúng tôi giơ cuốc lên cao, chặt xuống bụi cỏ. Tôi nhặt lên một thân khô, cỡ bằng ngón tay cái, và mút chất ngọt từ đó. Cả hai chúng tôi không nói gì, nhất thời mê man trong cơn đói, liên tục uống chất nước ngọt, gặm hết thân cỏ này đến thân khác.
      Đột nhiên, cái đầu của bà Mekorg và một tên chhlop bỗng nhô lên khỏi đám cỏ cao đang lắc lư. Tôi cứng người, hàm tê liệt khi cái nhìn độc ác, giận dữ của họ đè xuống người tôi. Tôi muốn báo động cho Cheng, nhưng không mở miệng được.
      “Các đồng chí làm gì ở đây? Đáng lẽ các đồng chí phải làm việc mà?” bà Mekorg gầm lên, bước chân thình thịch tiến lại gần.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #43

       27/7/2011, 20:47

      Cheng quay nhìn lại. Nó giật phắt cả người, chiếc cuốc rơi khỏi tay.
      “Đem các đồng chí này đi cải tạo!” bà trưởng đoàn nắm lấy cánh tay tôi. Bà ta xô tôi, làm tôi té bò xuống đất. Tôi nhỏm dậy, chạy lảo đảo thật nhanh về phía trước nhưng đã muộn. Cheng đưa mắt hốt hoảng nhìn tôi, tôi nhìn lại nó qua làn nước mắt. Tôi cũng biết việc tôi làm là liều lĩnh. Nhưng sự sợ hãi, đau đớn, mệt nhọc và đói khát đã khiến chúng tôi không kìm giữ được. Tôi cũng biết đúng ra tôi phải trở lại làm việc sớm hơn. Bây giờ thì đã quá muộn, tôi nghĩ một cách tiếc nuối. Hẳn họ đã đứng quan sát hai chúng tôi rất gần, nhưng chúng tôi vì đói quá nên không chú ý. Bây giờ thì đã nằm trong tay bọn họ. Họ đẩy vào lưng chúng tôi và đưa chúng tôi về trại.
      “Trói chúng lại và không cho chúng nhận phần ăn! Gọi các đứa khác đến xem và lấy đó làm gương!” bà Mekorg ra lệnh cho tên chhlop, vừa đưa tay chỉ một thân cây gần lối vào chỗ ở của bọn con gái.
      Mặt cá, cánh tay, bàn tay tôi bị cột chặt ra sau lưng, dựa vào lớp vỏ xù xì của thân cây. Chưa bao giờ trước đây tôi thấy vô phương tự vệ, nhục nhã đến như vậy. Tên chhlop dùng một sợi dây thô và chắc vòng quanh người tôi nhiều lần rồi trói lại. Tôi không còn có sức kháng cự nào. Chhlop bỏ đi sau khi trói Cheng vào phía đối diện thân cây, tôi oà lên khóc.
      “Athy, đừng khóc dữ vậy” Cheng sụt sùi “ngừng khóc đi…”
      “Cheng…mình…mình nhớ mẹ quá…” tôi nấc lên.
      “Thì mình cũng nhớ mẹ…”Cheng sụt sịt.
      Mặt trời lặn. Cẳng chân tôi lả đi. Sợi dây trói cấn chặt vào người tôi. Tôi buồn ngủ và mê sảng. Chợt tôi nghe tiếng ai đang lại gần. Tôi chầm chậm quay đầu lại và thấy bà Mekorg, các tên chhlop và một đoàn thiếu nhi sắp hàng bước đi trở về từ nông trường. Như những người lính ngoan ngoãn, họ đi theo hàng một, ngang qua chỗ chúng tôi. Những cái đầu quay sang chỗ chúng tôi rất nhanh và ném một cái nhìn về phía hai phạm nhân. Chúng tôi là bài học làm gương cho họ.
      “Đây là điều sẽ xảy đến với các bạn nếu các bạn không tuân lời Angka Leu” Bà Mekorg đen đúa, xấu xí đưa cây gậy chỉ tôi và Cheng “Nhìn đi các đồng chí…”
      Đêm xuống. Khẩu phần ăn đã được phát. Rồi bọn trẻ con đi ngủ. Chỉ còn chúng tôi phải đứng suốt đêm , không được cả thức ăn lẫn nước uống.
      Rồi đêm trở thành ngày. Bọn trẻ lại đi ngang qua trước mặt chúng tôi, có bà Mekorg đi kèm đến chỗ làm việc. Hơi thở hổn hển, tôi cố cựa người nơi sợi dây trói ngang ngực. Thân thể tôi gục xuống nơi thân cây. Mình đang ở nơi ngưỡng cửa của cái chết, tôi nghĩ, và chính điều đó làm cho tôi kinh hoàng. Tôi thở chầm chậm. Mỗi hơi thở của tôi là cho cái thân thể nặng nề đang chết đi trong cánh tay, cườm tay và đôi chân – tất cả chúng đang cần không khí.
      Quang cảnh thật vắng lặng. Cheng thì chắc đã chết rồi. Nó phải chết thôi. Nó không phát ra một tiếng động nào từ lúc bọn trẻ đi ngang qua chúng tôi trên đường ra làm việc. Tôi gọi tên nó. Mọi bộ phận trong cơ thể tôi căng lên chờ đón câu trả lời của nó. Cuối cùng có một tiếng rên nhè nhẹ. Tôi nhẹ nhõm, nhưng sau đó người tôi tê cứng. Nó không còn đủ sức tự giữ mình đứng như thế này được nữa, và tôi sợ rằng việc máu không lưu thông được nơi chân tay sẽ giết chết tôi.
      Rồi khi đêm xuống, cũng chính tên chhlop đó đã đến thả chúng tôi. Hắn cảnh cáo rằng chúng tôi sẽ bị trừng trị nghiêm khắc hơn nữa nếu chúng tôi lập lại vi phạm một lần nữa. Khi hắn bỏ đi, một bóng đen xuất hiện, đó là Larg, nó mang cho chúng tôi phần cơm, đặt xuống bên cạnh thân cây. Chân tay tôi chầm chậm thức dậy, nóng lên như thể máu đã tìm đường trở lại nơi đó. Cheng và tôi bèn đi vào lều. Trong bóng tối, chúng tôi vội vã nuốt chửng cơm vào miệng. Tôi đã tưởng mình sẽ không còn biết đến mùi vị của cơm và muối nữa.
      Bắt đầu từ lúc này chúng tôi bị quan sát chặt chẽ hơn. Điều kiện làm việc thì càng ngày càng tệ hại. Hằng ngày chúng tôi bị đánh thức rất lâu trước khi mặt trời mọc và chỉ trở về sau khi mặt trời đã tắt nắng. những người lãnh đạo chúng tôi nhấn mạnh trong các cuộc họp rằng đó là để chúng tôi làm kịp ngày ấn định, hoặc vượt chỉ tiêu. Để thi đua với các đoàn khác cũng đang đào mương thuỷ lợi sẽ nối liền với đường mương của chúng tôi. Tôi nhẩm tính tiến độ công việc làm của chúng tôi theo từng tấc đất. Tôi đo từ độ cao của con đường trên mương đến đáy mương nơi tôi làm việc hàng ngày. Cứ tính tóan như thế suốt ngày, cả thế giới chung quanh tôi toàn là đất.
      Rồi những ngày dài lao động cưỡng bách bắt đầu để lại dấu ấn trên chúng tôi. Nhiều đứa đã ngã bệnh. Một số ngã xuống vì sốt rét. Số khác thì sốt và tiêu chảy. Đêm đêm tôi thường nghe những âm thanh của đau đớn và bệnh tật. Ngay gần chỗ ở đầy những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy bị ruồi nhặng bu đầy. Rồi chẳng bao lâu sau chính tôi cũng bị tiêu chảy, và tình trạng càng lúc càng tệ hơn. Tôi bị như em tôi, em Vin đã bị, bệnh kiết lỵ. Hàng ngày tôi nằm bất động trong chiếc lều trống rỗng, được cất ngay gần cánh đồng trông ra chỗ chúng tôi làm việc. Người tôi khô quắt, lả đi vì mất nước. Tôi thường xuyên làm bẩn quần. Thế mà tôi chỉ có hai chiếc quần. Đêm đêm tôi nằm nghĩ đến Mak, Map và Avy. Tôi nhắm mắt và tưởng tượng mình đang nằm trong lều bên cạnh mẹ. Nỗi khát khao này cũng là một cơn đau thể xác, bên cạnh cơn đau nhói bụng vì bệnh tật. Tôi phải cố gắng tự trấn tĩnh, ít ra mình còn may mắn có Cheng bên cạnh. Nó luôn chăm sóc tôi.
      Vào giờ ăn tôi nằm đợi Cheng mang phần đến cho tôi. Trong lều, nó quỳ xuống, cúi người nâng tôi ngồi dậy. Đưa tay chỉ vào cái bát nhựa để bên, nó nhắc tôi rằng nó mang cả nước uống cho tôi, thực ra là một thứ nước đục màu nâu nhờ như sô cô la. Rồi ngay lập tức, tiếng của chhlop réo lên, ra lệnh cho bọn trẻ trở lại làm việc. Cheng phải tuân lời, nhưng tôi biết nó sẽ quay trở lại, đó là điều duy nhất mà tôi nương tựa vào. Buổi tối nó còn phải giặt quần áo cho tôi, và dùng chiếc khăn duy nhất của nó đắp lên che người tôi. Nó đành để đầu trần làm việc dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Thế mà chưa bao giờ Cheng phàn nàn một tiếng. Sự hy sinh thầm lặng của nó làm trong tôi dâng lên một lòng biết ơn sâu xa mà tôi chưa bao giờ có.
      Đêm tiếp theo, chính Cheng làm tôi thức giấc. tiếng chân nó bước vội vã ra khỏi lều. Vài phút sau nó trở về, bụng đau nhói. Nó nằm co quắp phía sau tôi, rên rỉ. Người nó nóng lên khác thường, rõ ràng có dấu hiệu bệnh. Tôi lo cho Cheng, sợ cho cả hai chúng tôi. Làm sao chúng tôi tồn tại nếu cả hai đều bệnh? Ai lấy thức ăn cho chúng tôi? Chắc chắn không phải là bà Mekorg, mặc dù bà ta là người chịu trách nhiệm trông coi chúng tôi. Bà ta lạnh lùng, chỉ chú ý chúng tôi khi chúng tôi còn sức khoẻ để làm việc. Nếu bạn ốm, bạn là đồ vô dụng. tôi cũng biết chúng tôi không thể nhờ vào Larg. Từ khi bị trừng phạt, chúng tôi càng ngày càng ít thấy nó hơn.
      Sáng hôm sau, như thường lệ, bà mekorg đánh thức mọi người dậy. Bà thò đầu vào lều của chúng tôi và ra lệnh cho Cheng dậy đi làm, tôi thì không vì bà biết tôi đã bị bệnh. Cheng bảo bà rằng nó bị tiêu chảy, nhưng bà vẫn bảo Cheng phải đi làm thôi.
      Cheng vâng lời. Nó lặng lẽ ngồi dây, rồi biến mất giữa các lều. Đến trưa, với bộ mặt nhăn nhó và nhợt nhạt, nó xuất hiện, mang về lều phần ăn của tôi. Đến đêm nó phải dậy nhiều lần vì bị tiêu chảy. Đó là triệu chứng kế tiếp của bệnh kiết lỵ. Đến chiều hôm sau, Cheng mang phần ăn về cho tôi và giảng giải cho tôi biết điều nó đã hoạch định từ đêm trước.
      “Athy ơi, mình phải trốn khỏi chỗ này” nó bắt đầu nhẹ nhàng “Bạn bệnh và mình cũng đang bệnj như bạn. Nếu chúng ta ở đây, chúng ta sẽ chết cả. Chúng ta cần nghỉ ngơi và thuốc men”.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #44

       27/7/2011, 20:47

      Cheng nói chững chạc như người lớn, giọng nói mạnh mẽ, trấn an mà tôi thường nghe Pa hoặc Mak dùng khi tôi bị sốt hoặc lên cơn suyễn “Nếu bạn không trốn đi với mình, bạn sẽ không bao giờ thấy lại mẹ của bạn nữa đâu”, Cheng nhìn vào mắt tôi. Nó biết, và tôi cũng vậy.
      Khmer Đỏ không bao giờ cho tôi thuốc men gì cả. Họ chỉ đưa mắt nhìn qua một cái – như thể chẳng có gì đáng cho họ bận tâm. Nhưng dù sự lãnh đạm của họ có tàn nhẫn đến đâu chăng nữa, cũng còn hơn là bị họ đánh đập đến chết, tôi nghĩ, nhớ lại những lời họ cảnh cáo về những gì sẽ xảy ra đôi với ai cố tình trốn chạy. Tôi càng muốn gặp Mak chừng nào thì càng sợ điều đó hơn. Cơ hội thật là bấp bênh. Tôi phải chọn lựa giữa nguy cơ bị chết ở trại này vì một căn bệnh không gì chế ngự được, hoặc liều mình vì có thể bị trừng phạt bằng cái chết nếu trốn đi mà bị bắt lại. Tôi nghĩ tới nghĩ lui để chọn lựa, nhưng không có gì rõ ràng. Thật kỳ cục khi phải vật lộn với câu hỏi mình có thể chết như thế nào.
      “Mình phải trốn. Nếu mình ở lại đây, mình sẽ chết. còn nếu trốn đi có thể mình không chết”. Cheng khẳng định “Mình sẽ giúp bạn ngày mai nếu bạn đi với mình, Athy ơi, còn mình không thể ở lại đây được nữa” Nó có vẻ buồn nhưng rất cương quyết.
      “Nhưng mình không còn sức bước nổi nữa. Mình cũng không thể đi xa như vậy. Cheng ơi. Và họ sẽ bắt gặp tụi mình mất. Họ sẽ thấy khi tụi mình băng qua cánh đồng trống trải. Không có đủ cây cối để che phủ tụi mình”. Tôi hình dung cảnh chúng tôi chạy trốn. Lòng tôi muốn cùng đi với nó, nhưng tôi không biết có tin cậy được đôi chân mình không, có đứng nổi không.
      “Mình sẽ giúp bạn đi. Mình vừa đi vừa đỡ bạn, ngày mai tụi mình sẽ trốn đi lúc họ ăn trưa. Còn bây giờ mình phải trở lại nơi làm việc”. Nói xong Cheng vội vã chuồn ra, trở lại nơi làm việc vì tiếng réo lanh lảnh của tên chhlop đang rít lên từ xa.
      Ngày chúng tôi trốn thoát đã đến. Tôi chuẩn bị sẵn sàng chờ Cheng, sẵn sàng cả tâm trí lẫn thể xác. Ngồi chờ trong lều, tâm trí tôi diễn tập cuộc trốn chạy, hình dung cảnh Cheng và tôi chạy, đúng hơn là bước, bởi tôi đâu đủ sức chạy. Buổi sáng mát mẻ chuyển thành một ngày ấm nóng. Không nhìn, nhưng chúng tôi phải quan sát bầu trời. Khi ánh mặt trời chiếu sáng trên lều. Cheng bước vào, vẻ lo âu. Nó nhíu mày, nheo mắt vì ánh sáng mặt trời.
      “Athy, sẵn sàng chưa? Họ đang sắp hàng lấy phần ăn. Mình phải đi ngay!”
      “Sẵn sàng” tôi mau lẹ trả lời, mặc dù bên trong tôi sợ đến run cả người. Tôi muốn nói điều đó với Cheng, nhưng một cái gì đó đã giữ miệng tôi lại. Mình không thể nói với nó bây giờ, bây giờ không được.
      Cheng thì thào hỏi tôi đĩa của tôi đâu. Cùng với đĩa của nó, nó đút cả hai vào trong áo ngoài, buộc dây phía dưới cho khỏi rơi. Tôi nhìn nó ngạc nhiên. Tại sao lại mang đĩa đi? Không thể đi tay không sao? Nhưng Cheng chắc đã tính hết mọi chuyện này. Chúng tôi cứ tiến hành theo kế hoạch của nó. Im lặng, Cheng hất đầu ra hiệu cho tôi bò ra khỏi lều. Rồi nó nắm lấy tay phải của tôi và chúng tôi bước đi chầm chậm, thận trọng khi đi ngang qua lều của mấy đứa trẻ khác. Cheng choàng cả hai cánh tay nó qua vai tôi, giúp tôi đi đều bước, còn tôi thì cố bước đi bằng đôi chân đã yếu hẳn của mình. Cheng mang trên vai một cái cuốc, để làm ra vẻ nó đang đỡ tôi đi đại tiện ngoài đồng. Ở đàng xa, khoảng chừng một dặm, là một hàng cây – đó là mục tiêu thứ nhất của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng ít nhất đi đến được chỗ đó, tấm màn của tự nhiên sẽ che chắn cho sự trốn chạy của chúng tôi. Bất cứ lúc nào tôi cũng chờ thấy một bàn tay chụp lên vai tôi, hay nghe thấy tiếng chân lẹt xẹt phía sau chúng tôi trên cánh đồng cỏ. Chúng tôi cố không nhìn lui, chỉ hướng về phía trước. Mỗi bước, hàng cây lại trông như xa ra. Tôi tưởng tượng các tên chhlop và bà Mekorg đang đuổi theo chúng tôi, hầu như là đợi chờ điều đó. Tôi nghĩ, lần này mình sẽ không còn chịu nổi bất cứ hình thức trừng phạt thể xác nào nữa, với tình trạng bệnh tật như hiện nay. Càng nghĩ đến điều đó, tôi càng sợ hãi, và một nguồn năng lượng ùa tăng trong thân thể tôi, đẩy tôi về phía trước với một sức lực mà tôi không bao giờ nghĩ là mình có được.
      Bây giờ chúng tôi đã ở quá xa chỗ lều trại cho nên không ai nghĩ rằng chúng tôi đi tiêu nữa. Nếu tụi chhlop thấy được chúng tôi, chắc chắn là chúng biết chúng tôi đi trốn. Vì thế tôi càng bước nhanh hơn. Cheng nắm tay tôi thật chặt. Chúng tôi bước, rồi chạy. Bước nhảy của tôi khó khăn, khập khiễng, thế mà trong trí tôi, tôi còn muốn hàng cây lại gần hơn nữa. Vừa đến được đó, Cheng buông cây cuốc xuống đất và ra lệnh:
      “Athy, đi nhanh hơn nữa. Phải đi nhanh hơn nữa”. Nó bắt đầu chạy, kéo tôi về phía trước.
      Cheng kéo tôi đi, và tôi để mặc nó. Tôi trôi dạt phía sau nó như một chiếc neo khi bàn tay nó ra sức kéo cái thân hình mảnh dẻ của tôi đi. Trong cơn sợ hãi, tôi lại cảm thấy mình tự do. Tôi không còn nghĩ đến bọn chhlop và bà Mekorg đang đuổi theo mình nữa, cũng không cần biết đến các ngọn cỏ khô đang cứa vào mắt cá chân, không nghĩ đến bắp thịt yếu đuối của mình nữa. Tôi chỉ nghĩ về nơi mà tôi đang chạy đến, chứ không về cái gì tôi đã bỏ lại phía sau. Tôi nghĩ về Mak, và ý tưởng này chảy cuồn cuộn trong mạch máu tôi như tạo một nguồn sức mạnh mới. Với mỗi bước chân, những nỗi lo sợ lỏng ra trong trí tôi.
      Tôi tự do.
      Mặc dù chúng tôi đã vượt qua được hàng cây, chướng ngại đầu tiên, chân trời xem ra vẫn còn xa tít. Giữa Cheng và tôi không ai nói tiếng nào, chỉ có tiếng thở nhẹ, hào hển. Nó kéo, tôi theo. Chúng tôi tiếp tục bước nhanh, dùng các bụi cây chúng tôi vượt qua làm dấu định mốc.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #45

       27/7/2011, 20:56

      Chúng tôi đã đi được một quãng khá xa, một vài dặm, theo tôi nghĩ. Ngoài âm thanh của bước chân mình, tôi nghe có tiếng người vang lại gần. Chúng tôi ngừng bước, gập người xuống, đưa mắt nhìn nhau, sợ hãi. Cùng lúc, cả hai chúng tôi đều ép người xuống, bò sát đất, như những người lính lắng nghe tiếng quân thù.
      Cheng kéo tay tôi. Chúng tôi vùng chạy, nhô lên, hụp xuống. Chạy đến một bụi cây rậm rạp, chúng tôi cố nén hơi thở hổn hển lại. Tiếng nói của mấy người đàn ông đang đi lại gần. Chưa gì tôi đã hình dung cái khoảnh khắc khủng khiếp xảy ra cho chúng tôi. Nhưng khi họ đến gần, tôi ngạc nhiên nghe thấy họ trò chuyện về việc đánh cá chứ không phải về chúng tôi. Tôi cảm thấy yên tâm nên thò đầu ra khỏi bụi cây, một người vác lưới đánh cá trên vai, còn người kia mang một cái gàu đã cũ. Cheng và tôi đưa mắt nhìn nhau, nhẹ nhõm.
      Không có bản đồ, chúng tôi đành để phong cảnh hướng dẫn. Chúng tôi tìm từng bụi cây, để cho ký ức dẫn đường. Khi Cheng và tôi dự tính làm thế nào để về được làng Daakpo lúc chạng vạng, cảm xúc trong người tôi dâng trào, trộn lẫn với sợ hãi, bồn chồn và phấn khích. Chúng tôi vượt qua hai ngôi làng. Rồi con đường đất bắt đầu trở nên quen thuộc. Sợ gặp bọn chỉ điểm, chúng tôi tránh đi trên đường mà đi theo hình chữ chi, cố để không ai nhìn thấy mình. Trong bóng tối, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đường trở lại làng Daakpo. Nhưng đến lúc này, chúng tôi lại lo lắng. Nếu chúng tôi không gặp được mẹ thì sao? Trước khi rẽ mỗi người một ngả, Cheng đưa ra lời yêu cầu cuối cùng “Trong trường hợp họ bắt được mình, nếu bạn gặp mẹ mình, nhớ bảo mẹ mình rằng mình cùng trốn với bạn”, Cheng chia tay, nhưng quay lại một lần nữa, như thể để nhìn tôi cho kỹ, rồi mới biến đi trong bóng đêm. Tôi chạy theo nó trong bóng tối, cũng để yêu cầu như vậy “Nếu mình không gặp mẹ mình, bạn cũng nhớ nói với mẹ mình như vậy nhé?”
      Còn lại một mình, tôi càng phải cảnh giác. Tôi rất lo lắng, nhưng tôi cũng nóng lòng muốn gặp lại Mak. Tôi cố nén lại nỗi khao khát muốn chạy ùa lao vào vòng tay của mẹ tôi. Thay vì vậy, tôi đi vào làng một cách thận trọng. Như một người lớn, tôi đã biết trước các trở ngại, nên cố tránh để mình thu hút sự chú ý. Khi tôi nhận ra hàng cây cao gần bên lều mình, dấu mốc của riêng tôi, tôi cảm thấy phấn chấn tột độ. Ngọn lửa bếp nơi góc toả ra một ánh sáng mờ mờ nơi lối vào. Cuối cùng, tôi đã thấy mẹ. Mak ngồi bên ngọn lửa – điển hình, bình thường như thể tôi chưa bao giờ rời bỏ bà. Mak nhìn đăm đăm vào nồi, bà đang quan sát món ăn trong nồi như một bà thầy bói, đang đoán tìm xem có phát hiện được gì dưới mớ lá trong nồi không. Trong một lát, người tôi như đông cứng lại, tê cứng vì niềm sung sướng. Rồi, tôi nhào đến Mak, choàng tay ôm lấy bà.
      “Mak! Con về đây!” Chỉ cần nói chừng đó tiếng là lòng tôi tràn đầy kiêu hãnh và hân hoan, một cảm giác căng đầy tôi chưa bao giờ biết đến kể từ khi họ đem tôi đi lao động. Được ở gần Mak như thế này, được ngửi mùi quen thuộc từ mẹ. Trong khoảnh khắc, tôi nhận ra tôi yêu mẹ thâm sâu biết chừng nào. Bây giờ tôi hiểu rõ tôi cần mẹ biết chừng nào, cần cho sự sống còn của tôi biết chừng nào.
      Mak quay người lại, giật nẩy mình. Bà nhảy nhổm lên, giọng vỡ ra vì mừng rỡ “Athy, koon đấy à, họ để con về rồi! Con đã làm xong…” Mak lắp bắp tìm lời.
      “Mak!” tôi nói nhỏ “Đừng nói lớn tiếng” Tôi đưa mắt nhìn quanh lều, mẹ cũng làm theo. Tôi chú ý thấy Map và Avy đang nhìn Mak và tôi một cách lo âu. Tôi nghiêng người vào mẹ và nói nhỏ vào tai bà “Con trốn khỏi trại lao động”.
      Mẹ lùi lại, kinh hãi. Vẻ mặt bà làm cho tôi sợ. Tôi cứng người. Tôi nhìn Avy và Map. Sự im lặng của chúng càng làm cho tôi sợ hơn. Cái đói đã vắt kiệt tinh thần của chúng. Tim tôi nhộn lên khi nhận thức ra hậu quả của việc mình chạy trốn. Bây giờ tôi mới thấy sợ không biết việc mình lén trở về nhà có thể gây cho gia đình mình điều gì. Ở trại lao động Phnom Kambour, chị Chea đã cảnh cáo tôi rằng lẽ ra tôi phải ở nhà với Mak cùng Avy và Map và chăm sóc cho hai đứa em. Vào lúc này lời chị làm cho tôi thấy tội lỗi và sợ hãi, như một điềm xấu. Bây giờ tôi ở đây, tôi hy vọng được ở lại đây và mong đừng có gì xảy ra nữa. Sau bữa ăn tối với lá nấu nhừ cùng với muối cùng Mak, Avy và Map, tôi nằm dài xuống bên cạnh cái lưng ấm áp của Mak, như tôi đã hằng tưởng tượng. Lặng lẽ, tôi cầu Đức Phật và linh hồn của Pa cho bọn chhlop và bà Mekorg đừng bao giờ đến bắt tôi trở lại Oh Runtabage.
      Để tránh khỏi bị bọn chhlop nhìn thấy, Mak dặn tôi không được rời khỏi lều khi bà đi làm việc với Avy và Map. Tôi phải ở trong lều suốt ngày. Bà để sẵn lá nấu nhừ cho tôi để tôi khỏi phải đi ra ngoài nấu ăn. Dẫu vậy, bọn chhlop vẫn có thể kiểm tra lều bất cứ khi nào chúng muốn. Biết vậy, tôi phải chuẩn bị tinh thần khi nghe tiếng bước chân, phải ép mình vào bức vách bằng lá dừa khô, nín cả thở vì sợ một cử động nhỏ nhất cũng gây nên tiếng sột soạt nơi đám lá dừa khô. Chỉ khi tiếng chân xa dần tôi mới thở ra, nằm xuống sàn lại, chắt chiu từng lúc nghỉ ngơi quý báu của mình. Đến tối, khi ánh mặt trời chuyển thành hoàng hôn, tôi trông chờ Mak trở về.
      Trong tình trạng tự cô lập mình như vậy, tin tức thường đến với tôi rất chậm. Dù tôi không dám đi ra hỏi quanh hàng xóm – tôi chỉ muốn ẩn mình chứ không muốn gặp ai cả - tôi cứ nghĩ rằng hẳn Cheng đã tìm được chỗ nghỉ ngơi dễ chịu như tôi. Nhưng tôi đã lầm. Vài tuần sau qua đứa em gái của nó tôi biết rằng Cheng đã chết vì bệnh phù thủng. Sao lại như vậy? Cái cô gái mạnh mẽ từng kéo tôi qua đám cỏ cao và những bụi cây dày, cô gái đã giúp tôi trốn thoát lại chết sao? Tại sao nó lại ra đi nhanh đến vậy? Có phải căn bệnh kiết lỵ đã làm nó sợ mà quay trở lại trại? Tim tôi kêu thét lên gọi nó trong nỗi đau đớn dâng tràn. Hình ảnh nó chăm nom tôi khi tôi bệnh trở lại trong trí tôi, tôi nhớ những ngày tôi rên rỉ và mê sảng vì sốt và Cheng nằm bên tôi, vỗ nhẹ vào cánh tay tôi để an ủi. Nó đã cứu tôi khỏi trại lao động chết chóc.
      Không có thuốc men hiện đại, Mak cố chữa cho tôi bằng phương pháp dân gian. Bà nấu vỏ cây ổi chiết lấy chất nước đắng nghét để tôi uống nhằm ngăn bệnh tiêu chảy. Là một bệnh nhân ngoan ngoãn, tôi siêng năng uống cái chất nước cô đặc đó, mạnh đến nỗi thấy tê cả não. Rồi dần dần, Mak chữa cho tôi mạnh trở lại. Nhưng liền đó, một tên chhlop phát hiện ra tôi. Bộ mặt trẻ, lấm tấm tàn nhang của hắn thò vào lều và trông thấy tôi. Kỳ lạ thay, tôi không bị tra tấn hành hạ cũng không bị gởi trả về Oh Runtabage. Thay vào đó, họ đưa tôi đi lao động ở một ruộng lúa gần làng. Có lẽ Khmer Đỏ chẳng thèm quan tâm đến việc của từng người và điều đó thành ra có lợi cho tôi. Họ đã quên tôi là ai và đáng lý ra tôi phải ở đâu.
      Chú thích:
      [1] Toà nhà bằng gỗ nơi được tổ chức các cuộc mít tinh. Đây cũng là nơi chế biến lúa và phân phối thực phẩm cho dân làng Daakpo.
      [2] Người lãnh đạo đoàn
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #46

       28/7/2011, 10:41

      Khi Cú Kêu
      Tôi khoái trồng lúa. Khi người lãnh đạo của bọn chhlop là Srouch ra lệnh cho tôi cùng làm việc với Mak và những phụ nữ khác gần Daakpo, tôi hết sức nhẹ nhõm. Mỗi sáng tôi dậy sớm cùng Mak đi ra đồng lúa trong khi Avy ở nhà với Map. Tôi đã học để biết chấp nhận những gì không thể thay đổi được. Sống với khẩu phần tí xíu ở làng – ít hơn phần gạo ở trại lao động – vẫn tốt hơn ở nơi kia. Tôi đã đổi thực phẩm và sự hung bạo lấy một chút hơi ấm gia đình.
      Mỗi sáng, cùng với Mak, tôi tiến tới những cánh đồng lúa ngập đầy nước đen kịt để làm việc. Không có ngày nghỉ, ngày hè, không có giờ giải lao, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc ngưng làm việc để đi dự mít tinh. Tôi nhẫn nhục tuân theo, cả khi thân thể bị suy nhược. Ý tưởng về thực phẩm thúc đẩy tôi, và tôi đặt hết hy vọng vào hứa hẹn được núp dưới bóng mát và buổi ăn trưa đạm bạc với gạo trộn lá. Ở trong đồng, tôi cũng săn bắt cua đồng nhỏ, rắn nhỏ, ốc sên…bất cứ con gì có thể ăn cũng làm tôi đuổi theo bắt cho kỳ được.
      Như những phụ nữ lớn tuổi khác, tôi bước vào các thửa ruộng ngập bùn, tiến về phía các cây mạ xanh non, lá chòi lên khỏi nước như đám cỏ non. Bây giờ tôi đã biết làm những việc đồng áng thông thường, không giống như lần đầu tôi đi trồng lúa ở Year Piar. Tôi có thể làm giúp những công việc mà không cần được giải thích như rải mạ ra, cấy mạ theo bên cạnh Mak và những người phụ nữ khác cho đến khi xong. Rồi đến ruộng kế tiếp, phủ đầy nước bùn đen lẫn với phân bò. Tôi đi men theo con đường đất nhô cao giữa các hàng lúa. Trí óc tôi ở nơi khác, mơ màng đến thức ăn, nhưng chân tôi vẫn tự động mang tôi đến thửa ruộng bên cạnh. Bỗng chân tôi chìm xuống dưới lớp bùn và đạp lên một vật gì sắc nhọn. Tôi thấy đau nhói nơi bàn chân trái.
      Tôi biết mình gay go rồi – bị một vết thương trong nước ruộng nhiễm vi trùng này, lại không có thuốc men gì cả. Trong một giây, tôi không muốn đặt bước chân xuống, để nhổ vết thương đang chảy máu đầm đìa ra. Cúi người xuống dưới bùn, tôi mò mẫm để tìm xem cái gì làm mình bị thương, và thấy một cành cây nằm sâu trong bùn. Tôi muốn mang nó lên trên đất khô để người khác khỏi giẫm lên. Bây giờ tôi cố gắng bò ra khỏi ruộng lúa. Chùi lớp bùn đen quạch khỏi vết thương, tôi thấy cả một dòng máu đỏ đang trào ra. Với một vết thương đang nứt toác ra và chảy máu như vậy, tôi không dám bước lại xuống ruộng. Tôi biết vết thương này rất dễ bị nhiễm trùng. Nhưng là một kẻ chạy trốn bị bắt lại, tôi không có quyền lựa chọn. Để không ai chú ý, tôi phải tiếp tục cấy lúa. Mọi người đều đang làm việc. Tôi không thể liều bị trừng phạt thêm một lần nữa. Tôi không muốn bị bắt đi xa khỏi Mak. Tôi cũng không thể để mẹ xem thấy chân của mình. Tôi biết nếu thấy bà sẽ rất lo lắng. Tôi cố nén tư tưởng mình xuống và lội xuống ruộng trở lại.
      Vết thương nhiễm trùng rất nhanh. Càng ngày càng tệ hơn, vì tôi phải đi bộ từ rừng ra ruộng và về lại buổi chiều. Chân giẫm trng cát, đất, bùn. Lại ngâm chân trong nước ruộng đầy phân để cấy suốt ngày. Việc nhiễm trùng bùng lên như một ngọn lửa. Ban đêm tôi không ngủ được. Vết thương đau nhức dữ dội. đau đến nỗi tôi phải la lớn lên. Nhiều lần tôi gọi Pa. Cho bớt cơn đau. Cho nước mắt ngưng chảy. Để ba làm người thấy thuốc của tôi. Hoặc chỉ để ba có mặt ở bên tôi. Trong trí tôi, ông quá gần, hầu như tôi với tay là nắm được. Tôi khao khát sức mạnh của ông.
      Chẳng bao lâu cơn đau trở thành không chịu nổi, xóa bỏ mọi thứ khác. Tôi khóc lớn, van xin “Mak ơi, giúp con, giúp con với”. Bóng Mak tiến lại gần tôi. Bà nhẹ nhàng đưa tay cào cào quanh vết thương. Tay bà chạm nhè nhẹ đưa tôi vào giấc ngủ, nhưng rồi cơn đau lại đánh thức tôi dậy, như một con chim lớn xé rách chân tôi, quắp chặt móng vuốt của nó vào chân tôi. Cổ họng tôi đau xé, khô khốc vì tiếng khóc của chính mình. Tôi vật vã, đập đầu vào bức tường làm bằng tre và lá cọ. Trong một tuần, đêm nào tôi cũng kêu khóc. Tôi mệt rũ rượi, và Mak cũng bệnh theo vì quá mệt lại mất ngủ. Nhưng tôi không ngưng được. Tôi vẫn kêu gào đòi mẹ, xin bà cào quanh vết thương. Mak cố làm cho tôi nhiều lần, nhưng rồi bà quá mệt, bà đành phải đi ngủ, bỏ mặc tôi gào thét một mình.
      Vết thương sắc nhọn đau nhói từ bên trong ra, lên cả chân tôi tới bẹn, lên cả tận đầu. Mak cũng không ngủ được. Bà bảo tôi nằm xa khỏi bà, Avy và Map. Thế là tôi nằm một mình giống như em Vin trước khi chết, bị đuổi nằm ở một góc nhỏ trong nhà. Bây giờ tôi mới biết hẳn lúc đó em phải thấy vô vọng đến thế nào. Bây giờ không có thuốc men, tôi hiểu rằng chính tôi cũng sẽ chết. Vết thương của tôi đã đóng mủ. Hằng đêm tôi nhỏm dậy ngắm nghía cái chân, gãi nhẹ xung quanh vết thương, cố xoa bóp nó rồi bật khóc. Tôi gọi Mak nhiều lần, nhưng bà vẫn không sang.
      Vào buổi sáng cơn đau bớt đi khá lâu đủ cho phép tôi suy nghĩ và đi đến một quyết định. Nếu tôi muốn sống, tôi phải tìm ra slark khnarng, một loại lá chua, một loại cây leo giống cây thường xuân mọc hoang trong rừng. Đó là loại lá quý, thường được dùng để nấu ăn . Nhưng tôi có ý nghĩ riêng của mình. Khi nấu lên, lá chua này sản xuất ra một loại a xít mạnh trước đây Pa dùng để bôi lên ngón tay tôi khi bị xước. Nó làm tôi nhớ đến chất cồn Pa dùng để lau lên đầu gối bị trầy của tôi. Có lẽ chất nước chắt từ lá chua này cũng có tác dụng trong phép chữa bệnh của Pa như là chất sát trùng vậy. Vào lúc này, tôi không thể dựa vào Mak, cũng không thể nhờ tìm lá chua đó. Lá này mọc trong rừng, chứ không phải ở ngoài ruộng nơi bà phải làm việc. Mak chỉ còn đủ sức làm việc cho Khmer Đỏ và cố gắng kiếm ít thứ lá ăn được để phụ vào phần gạo ít ỏi của chúng tôi. Bà đã làm hết sức để giữ cho tim chúng tôi còn đập.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #47

       28/7/2011, 10:42

      Tôi không thể bước đi được – vì bàn chân trái của tôi không thể chịu nổi bất cứ sức nặng nào đè lên – vì thế trong khi những người khác làm việc ngoài ruộng, tôi bèn bò đi bằng hai tay và đầu gối ra khỏi làng, bò tới rừng xoài đến một ngọn đồi nơi người ta chôn người chết. Tôi theo một con đường hẹp hằn dấu xe bò. Tôi bò qua hàng cây me và tre, lục lọi tìm lá chua, thứ lá của sự sống.
      Cuối cùng tôi cũng thấy. Những chiếc lá xanh lớn lan ra trên mặt đất, leo lên bám vào những bụi cây khác ở mặt phía bên kia của một hàng rào đầy gai. Tôi cố với nhưng không tới, những cành cây đầy gai nhọn đã che chở cho những chiếc lá chua đó. Tôi bò quanh bờ đất cho đến khi tìm thấy một lỗ nhỏ nơi hàng rào, nơi tôi có thể chui qua bên kia vào cánh đồng.
      Mừng rỡ, tôi nắm lấy một thân lớn, tuốt tất cả lá chua đó vào tay. Dang hai tay, tôi nắm lấy những thân cây leo khác, tuốt hết lá, rồi trút vào trong túi ở chéo khăn. Tôi quên tất cả theo nhịp hái lá, trong một lúc quên cả cái chân đau nhức.
      “Đồng chí, làm gì đó? Ăn trộm hả?” một giọng nói dữ tợn cất lên. Tôi quay lại, đứng trước mặt tôi là một người đàn ông cao gầy, mặc bộ quần áo đen, vai vác một chiếc rựa cong dài.
      “Không, tôi không ăn trộm. Tôi chỉ đi nhặt lá slark khnarng thôi mà”. Tôi nói rụt rè, sợ hãi vì những lời buộc tội, vì sự xuất hiện đột ngột của anh ta.
      Anh ta nắm cánh tay tôi và lôi tôi đi vòng quanh ruộng khoai như lôi một bao gạo. Tôi đau đến nỗi như có ai giựt cánh tay ra khỏi người. Tôi lập đi lập lại lời van xin “Xin đừng làm tôi đau!” nhưng anh ta không nói gì. Đi đến một cây lớn, anh ta buông rựa xuống và kéo cả hai tay tôi ra phía sau. Quấn một sợi dây xù xì quanh cánh tay trần của tôi, anh ta buộc lại thật chặt từ cổ tay đến cùi tay. Không thèm nghe lời van xin, anh ta giật chiếc khăn ra khỏi cổ tôi và ném xuống đất. Rồi anh ta ấn tôi quỳ xuống đất vào trói vào thân cây, theo tư thế của một tội phạm sắp bị chặt đầu. Hẳn anh ta phải thấy đám lá chua, giờ đang nằm tung toé trên mặt đất.
      Bằng một giọng hờ hững lạnh lùng, anh ta công bố bản án “Tao sẽ giết mày lúc hoàng hôn”, anh ta đưa ra lời phán quyết từ phía sau thân cây.
      Van nài anh ta, tôi cất cao giọng “Xin đừng giết tôi, tôi không ăn trộm, tôi chỉ hái lá slark khnarng để chữa cái chân bị sưng. Tôi nói thật với ông mà! Xin hãy tha cho tôi!”
      “Đồng chí nói dối!” anh ta la to. “Tao không tin mày. Tao sẽ giết mày, không nói gì nữa!”
      Tôi khóc “Nếu không tin tôi, ông chỉ cần nhìn vào vết thương nhiễm trùng của tôi đây này. Tôi không nói dối đâu. Tôi cần lá slark khnarng mà. Chân tôi sưng đau hàng đêm. Xin hãy cứu tôi. Đừng giết tôi…”
      Tôi ước chi tôi có thể gập người xuống trước anh ta, cúi đầu xuống bàn chân anh ta, xin tha thứ. Nhưng quá muộn. Lời nói của tôi không đến anh ta nữa.
      Tiếng anh ta từ xa, giọng đắc thắng, gáy lên như một con gà trống oai vệ “Tao sẽ chặt đầu mày lúc chạng vạng để người ta đi làm về thấy mày – họ sẽ biết tránh cái gương xấu của mày” Tiếng chân anh ta đạp trên lá khô, xa dần đi.
      Tôi nhìn mớ lá chua trên mặt đất. Tôi nghĩ không biết sao những điều nhỏ nhặt như thế lại gây cho tôi nhiều khó khăn như vậy. Trước là việc tôi cùng mút cỏ ngọt với Cheng. Và giờ thì là chuyện này. Làm sao tôi bị buộc tội ăn trộm khi không có gì giấu trong khăn cả, ngoại trừ đám lá dại. Tôi đưa mắt ngắm cái lỗ hổng nơi hàng rào chỗ tôi chui vào chỉ một lúc trước đây. Bây giờ tôi ước chi giá có ai để ở đó nhiều gai hơn để tôi khỏi chui vào. Đúng ra tôi đừng nên chui vào mới phải. Thời gian trôi qua, tôi khóc dữ và lớn hơn, khóc vì sợ hãi và tủi nhục. Rồi tiếng khóc của tôi nhẹ dần. Số phận tôi đang chờ đợi tôi.
      Bây giờ mặt trời đã xuống sau hàng câyh, ánh nắng chiếu xuyên cành lá thành một vũ điệu xoay chuyển liên hồi. Đột nhiên tiếng chim hót đánh thức tôi. Chắc chúng khóc cho mình. Tôi lắng nghe tiếng chim hót và chợt nhớ ra một câu cảnh báo của người Cambodia “Khi cú kêu, nó sẽ lấy đi mạng sống của ai đó”. Nghĩa là hồn người chết sẽ bay đi cùng với chim. Bây giờ tôi nghe tiếng chim kêu. Lát nữa, có lẽ chim cú sẽ hú lên, báo hiệu rằng tôi sẽ bị chặt đầu.
      Khi mặt trời bắt đầu lặn, tôi thầm nói với Đức Phật, với linh hồn Pa, im lặng cầu xin một cơ may lần thứ hai trong đời. Con không sẵn sàng để chết. Lời cầu nguyện của tôi vỡ ra vì nỗi sợ người đàn ông mặc đồ đen. Tôi tưởng tượng ông ta trở lại, đưa chiếc rựa dài lên cao trong không trung. Tôi cảm thấy người mình co quắp lại, thấy tiếng gió rít khi nó chặt xuống cổ tôi. Sự sợ hãi làm tôi lạnh cả người. Tôi nhắm mắt và hạ thấp đầu, cố tìm can đảm để đối mặt với lưỡi thép sắc lạnh.
      Đột nhiên có tiếng chân dẫm trên lá khô. Tôi buông rơi giọt nước mắt cuối cùng, mắt tôi khô ráo vì cơn sợ. Trời lúc này nóng, nhưng tôi run lập cập vì lạnh. Tôi cúi xuống đất và nhắm mắt lại, người căng lên, chuẩn bị đón nhận cơn đau từ nhát chém. Tôi không biết là mình phải gào lên hay cắn chặt môi lại. Khi anh ta tiến lại gần hơn, tôi đã sẵn sàng để chết.
      Đột nhiên, tôi thấy sợi dây quấn quanh cánh tay tôi bị kéo giựt một cái. Tôi co rúm người lại và nhắm chặt mắt hơn. Tiếp đó cánh tay tôi sút ra, rời khỏi thân cây khiến tôi rơi xuống đất. Tôi mở mắt ra và quay lại.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #48

       28/7/2011, 10:42

      Người đàn ông mặc đồ đen nói một cách nghiêm khắc “Đồng chí, bây giờ tao thả mày đó. Đừng làm vậy nữa đấy”. Anh ta không nói gì hơn. Anh ta nới lỏng sợi dây xù xì từ cổ tay tê cứng của tôi. Tôi nhặt cái khăn lên và quấn quanh cổ, để đám lá chua lại trên mặt đất. Tôi cố đứng dậy và bước đi nhưng không thể; trong giây phút phấn khích không tưởng tượng nổi vì thả, tôi đã quên bẵng rằng mình không thể bước đi được. Tôi bèn bò nhanh hết sức qua lỗ trống nơi hàng rào mà không hề quay đầu lại.
      Quanh tôi, chim chóc hót vang trong rừng. Mọi giác quan trong tôi bỗng sắc bén hơn, và tôi cũng ngạc nhiên về năng lực mà mình có. Tôi bò xuống con đường dành cho xe bò và cố bò qua phía bên kia đường. Tôi rướn người lên, nắm lấy các cành cây leo dọc theo bờ đường. Người tôi còn tê dại vì vận may, tôi vẫn chưa thể tin rằng mình đã được thả. Trông như một giấc mơ lạ lùng. Tiếng nói của người đàn ông vẫn còn dội lại trong đầu tôi.
      Tôi bò qua rừng cây, kéo lê bàn chân trai sưng vù trong đất và phân. Tôi phấn chấn hẳn lên khi nhìn thấy khóm lều tơi tả nơi chúng tôi ở. Trước đây tôi chưa bao giờ nhận ra vẻ đẹp của nó như bây giờ. Tôi hồi hộp chờ kể cho Mak nghe việc mình chạm trán với cái chết, việc tôi được thả ra sau đó. Tôi choáng váng vì niềm vui được sống sót. Khi tôi tiến gần lều mình, mắt tôi háo hức quét qua mọi thứ. Tôi không ngưng nhìn được. Chỉ một giây lát trước đây, tôi đối diện với cái chết cầm chắc. Thế mà bây giờ tôi đã ở nhà. “Lều của mình”, tôi khe khẽ gọi, vừa khóc, như thể cái bức tường bằng lá dừa là người, người bạn thân thiết mà tôi mong nhớ.
      Từ dưới đất tôi nhìn lên thấy khuôn mặt nhợt nhạt, gầy guộc của mẹ, ở tuổi ba mươi lăm, đang thò đầu ra ngoài lều nhìn xuống tôi. Trong bóng tối hoàng hôn, bộ mặt bà là cả một giấc mơ.
      “Ô, Mak”, tôi kêu lên trong vui sướng, sững sờ, “Con cứ tưởng là không bao giờ thấy lại mẹ nữa”
      Miệng tôi liền tuôn ra một câu chuyện lộn xộn, không đầu, không đuôi về lá chua và người đàn ông áo đen đòi chặt đầu tôi. Trong lúc đó, tôi nghĩ mình không bao giờ để mẹ rời khỏi mắt. Tim tôi bám lấy bà, mắt tôi không để bà đi khuất.
      Mak vỗ vỗ lên tóc tôi “Con may lắm đó. Mẹ mừng biết mấy khi thấy con không bị giết”. Nước mắt tràn xuống gò má bà. Bà với tay ôm lấy tôi, xiết chặt. Tôi hiểu tình yêu của Mak, nỗi lo sợ bị mất tôi. Đột nhiên bà ngừng khóc, bà chùi nước mắt. Chùi cả cho tôi. Ngồi gần mẹ, tôi chìm vào một nỗi hạnh phúc không thể nào diễn tả. Tôi quên mất cả Avy và Map. Tôi cũng không còn cảm thấy cơn đau nơi bàn chân hay cái nhức nhối nơi cẳng chân sưng vù. Chỉ cảm thấy một cảm giác biết ơn mơ hồ.
      Mak nói “Đừng khóc, con. Để Mak nấu lá con ăn. Nín khóc đi, koon…”
      Ngày hôm sau, Mak cùng Avy và Map đi làm về mang theo một đống lá slark khnarng buộc vào chéo khăn, quàng lên cổ. Tôi rất sung sướng, đón mừng mẹ và hai em. Riêng sự có mặt của họ đã là một phương thuốc chữa bệnh đôi với tôi rồi.
      Bàn chân tôi dần dần hồi phục do hàng ngày được chùi rửa bằng lá slark khnarng. Được hướng dẫn bằng ký ức mơ hồ về cha tôi, tôi tự định ra cách chữa mà tôi nghĩ là thích hợp cho bàn chân mình. Ngày hai lần tôi khử trùng bằng cách bôi a xít chắt ra từ lá. Dùng ngón cái và ngón trỏ, tôi nhẹ nhàng gỡ đi lớp vẩy vàng ban đêm đóng lại quanh vết thương, để cho máu tươi từ đó tuôn ra. Mak thì như một bác sĩ trưởng, theo dõi bàn chân sưng của tôi hàng đêm.
      Tôi thấy nhẹ nhõm, hầu như biết ơn, là mình không bị cưỡng bách lao động nữa. Tôi ngủ ngáy vang, cố bù lại những đêm mất ngủ trước đây vì cái chân đau nhức. Rồi một sáng nọ một giọng nói dữ tợn kéo tôi thức dậy. Kế đó tôi thấy tên chhlop xấu xí đang cúi xuống nhìn tôi.
      Giọng nói của hắn quất lên tôi như một nắm đấm. “Đồng chí kia, tại sao không đi làm việc? Đi làm ngay! Không tao đưa mày đi cải tạo. Mày phải đi làm việc ngay lập tức!”
      Tôi không biết phải nói gì với hắn. Tôi bị phục kích trước khi có cơ hội để suy nghĩ. Nước mắt ứa ra trước khi kịp nói, nhưng tôi cố ngậm miệng không khóc.
      Cuối cùng tôi thốt ra “Tôi không bước đi được. Chân tôi đau, sưng vù. Khi nào chân lành là tôi đi làm ngay”. Tôi ngoan ngoãn đưa chân cho hắn xem. Các tia máu đỏ phun ra bên cạnh chỗ sưng mủ vàn quanh vết thương. Việc chảy máu có lẽ do tôi nhỏm dậy quá nhanh làm động đến vết thương. Bộ mặt đầy mụn ấy liếc nhanh vào chân tôi, rồi lùi lại. Hắn ta bỏ đi, nhưng tôi biết hắn sẽ để mắt theo dõi tôi.
      Thế rồi, chân tôi cũng bắt đầu lành. Vào một buổi tối mát trời, tôi ra đứng trước căn lều. Đây là lần đầu tiên, tôi cảm thấy tôi cần hít thở khí trời nhiều hơn. Đột nhiên tôi thấy có cái gì đó đè nặng lên người. Tên chhlop xấu xí đang đi ra ngoài sục sạo trở lại. Tôi vội nhảy tuột vào lều, sợ hãi “Mak, Mak, lại là nó!” Tôi đứng ép người vào bức vách trước cửa căn lều, hy vọng hắn không thấy tôi.
      Bằng một giọng hờ hững, lạnh lùng, hắn cộc lốc hỏi mẹ tôi, một người lớn tuổi hơn hắn nhiều “Đồng chí, con gái bà đâu rồi? Con gái bà phải đi làm việc chứ.”
      “Nhưng nó còn bệnh, chân nó chưa lành” Mak trả lời một cách lễ phép.
      “Nhưng nó đã bước đi được rồi” hắn cắt ngang.
      Tôi nghe họ nói chuyện, người tôi run lên. Hắn dán mắt vào trong lều.
      “Đồng chí, bước ra đây và đi với tôi!” hắn ra lệnh.
      Tôi vâng lời. nước mắt tôi trào ra khi tôi rời bức vách. Tôi van nài Mak “Mẹ ơi, giúp con với!” Hăn nắm cánh tay tôi và kéo tôi ra khỏi lều khi tôi đang nắm chặt tay Mak.
      Hắn doạ “Nếu mày không đi, tao sẽ mang mày đến Angka”. Hắn nói ra cái từ mà chúng tôi sợ hãi nhất. Angka thần bí. Tôi không biết hắn muốn mang tôi đi đâu – một trại lao động khác ở xa đây, hoặc một cánh đồng bên cạnh? Tôi chỉ biết khóc.
      “Đi đi, koon, để họ không làm hại con” Mak buông tay tôi ra.
      Tôi đứng ủ rũ bên cạnh gã con trai khủng khiếp này, kẻ đang muốn phô trương cái quyền lực bé nhỏ của mình.
      “Xin đừng làm con gái tôi đau” Mak van xin, xuất hiện phía sau tôi. Bộ mặt hõm sâu của bà bộc lộ niềm đau đớn, thêm vào niềm đau đớn của tôi.
      Sáng hôm sau, một nhóm các tên chhlop lùa tôi vào cùng một bầy trẻ con suy dinh dưỡng đi làm việc. Sau chừng một tiếng đồng hồ đi bộ, tôi bước vào một cánh đồng trơ trụi, cằn cỗi. Lại một trại lao động khác. Tôi khóc thầm, ước chi Mak có thể ngăn họ đừng đem tôi đi. Tôi cũng ước chi Pa còn sống để cho chân tôi khá hơn. Tôi là đứa bé chậm chạp nhất, luôn luôn rớt lại phía sau đám trẻ. Và như thể lao động nặng nhọc còn chưa đủ, bây giờ cơn đau là bạn đồng hành với tôi. Mới vào buổi sáng mà mặt trời đã nóng rát. Tôi còn phải chống đỡ với cơn đau và mặt trời. Lần này không có Cheng bên cạnh để giúp đỡ. Tôi không biết mình có sống sót qua một trại lao động khác nữa không đây.
      Trại lao động mới này, gần Phnom Srais, không xa làng Daakpo lắm, chỉ chừng năm dặm. Họ ra lệnh chúng tôi phải ở lại đây, nhưng nơi đây chưa có lều trại gì cả. trước khi chúng tôi có cơ hội nghỉ ngơi, họ đã ra lệnh cho chúng tôi làm việc ngay. Họ ném cho chúng tôi cuốc, thúng và đòn gánh. Ngay cả đứa bé nhất trong bọn trẻ cũng biết tốt hơn không nên cãi lại hoặc nói tới nói lui gì cả.
      Cũng như ở trại lao động Oh Runtabage, người mekorg chia đám trẻ ra thành từng nhóm gồn bốn hoặc năm đứa. Tôi được chỉ định vào nhóm năm người, một trong số đó được bầu làm trưởng nhóm. Nó có nhiệm vụ coi sóc công việc của mỗi thành viên và báo cáo lại với mekorg. Ít ra thì nó cũng là một trong những “dân mới”. Người mekorg đưa cho tôi một cái cuốc vì tôi chưa đi bộ nhiều được. Tôi dùng cuốc đập vỡ đất rắn rồi đổ đất vào trong thúng của mọi người. Tôi lập đi lập lại công việc này nhiều lần, và sự rung động khi lưỡi cuốc chạm vào đất gây ra một cơn đau đớn lan vào bàn chân tôi, rồi bò lên cẳng, sau đó lên cả hông. Đất bụi cuộn xóay lên và bám vào chân, đe doạ sẽ nhiễm trùng thêm. Hơi nóng gay gắt đến ngột thở. Mọi người chuyển động chậm chạp, một dây chuyền sản xuất rã rời, một đội quân kiến có thể bị nghiền nát dưới gót chân của Angka.
      Tôi lên cơn sốt. Tôi nói chung chung không nhắm vào ai “Tôi bệnh và chân tôi đau quá. Tôi muốn nghỉ một lát”. Tôi ngồi sụp xuống, cho phép mình hưởng một khoảnh khắc xa hoa ngắn ngủi là dựa vai vào cái cán cuốc, nghỉ. Con bé trưởng nhóm bèn làm thay công việc của tôi. Nó bắt đầu cuốc đất. Nó nhìn tôi có vẻ khẩn cấp.
      “Đồng chí này, tại sao không làm việc?” một giọng nói lớn, mạnh bật lên phía sau lưng tôi.
      “Đồng chí này nói đồng chí bị bệnh nặng”, con bé trưởng nhóm trả lời, đưa tay chỉ tôi khi tôi cố đứng dậy.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #49

       28/7/2011, 10:42

      “Vậy đồng chí cuốc đất” bà ta nói, chỉ con bé trưởng nhóm. “Còn đồng chí,” bà ta chỉ vào tôi “Đi khiêng đất, không được nghỉ nữa”.
      Tôi mang những cái thúng đổ đầy đất, vất vả vác lên bờ sông. Cảnh tượng ở đây như một đoạn hồi tưởng quen thuộc, bọn mekorg và chhlop đứng giữa chúng tôi, quan sát. Tôi tự hỏi không biết bao giờ mình mới thoát khỏi sự canh chừng của họ.
      Ngày đang nóng như lửa bỗng thay đổi đột ngột. Buổi chiều bầu trời bỗng chuyển mây. Nhiều đám mây dồn tới và bầu trời đen kịt. Tiếng sấm gầm lê. Chớp loé lên, chiếu những đường sắc cạnh, soi sáng bầu trời tối đen. Mọi người chạy tứ tán, lo âu và hoảng loạn. Chúng tôi đưa mắt tìm một người có thẩm quyền cho phép chúng tôi được giải tán nhưng hai người mekorg đã ra lệnh cho chúng tôi tiếp tục làm việc cho đến khi, họ nói, Angka Leu bảo chúng tôi ngưng lại.
      Tiếng sấm lại dội lên. Mưa rơi từng hạt nặng, đập xuống người tôi. Rồi mưa rơi thành mảng nặng và dày, bám chặt lấy tay chân chúng tôi. Chúng tôi chạy trong cơn hoảng loạn. Người Mekorg và bọn chhlop biến đâu mất tiêu. Mọi người đều chạy tức khắc. biết rằng mình không chạy được, tôi cầu xin giúp đỡ “Xin hãy đợi tôi. Đợi tôi với!” Tôi thấy sợ hãi. Mọi người đều leo, trườn đi thật nhanh. Ánh chớp giáng xuống tàn nhẫn ngang trên bầu trời, soi sáng những đám trẻ em sợ hãi đang chạy hỗn loạn qua cánh đồng sũng nước và đầy bùn. Vài đứa bám vào nhau. Những đứa khác thì tự lê bước đi, rải rác trên cánh đồng. Cách duy nhất để chúng tôi biết mình đi đâu là nhờ vào những ánh chớp. Tôi tụt lại phía sau.
      Một ánh chớp nữa loé lên chiếu sáng bầu trời. Tôi thấy một nhóm bốn đứa trẻ níu cứng lấy nhau, áo màu tối thẫm phủ lên che đầu, đang bước đi bên cạnh tôi. Tôi đưa tay nắm lấy chiếc khăn sũng nước đang phủ lên đầu một bé gái trong số đó. Rồi thay vì nắm khăn, tôi bám chặt vào cánh tay nó để bảo đảm mình không bị lạc trong cơn bão. Con bé quay lại, liếc nhìn tôi ngạc nhiên.
      Bây giờ thì bầu trời tối đen. Những ánh chớp chợt loé chợt tắt đã ngừng lại. Bầu trời gầm lên tiếng sấm. Cơn mưa dữ dội vẫn trút xuống, đập, vỗ liên hồi vào người tôi. Mọi người lạnh run. Hàm tôi đánh lập cập. Tôi lạnh tê, đồng thời lại cảm thấy cơn nóng trong người do bị sốt. Chúng tôi rơi xuống một đường mương, va mạnh vào một đám thúng mủng và các mảnh gỗ cứng. Những tiếng kêu thét cùng bật lên “Mak ơi, cứu con, Mak…” tiếng kêu của riêng tôi cũng hoà lẫn trong tiếng kêu của những đứa khác. Trong cơn hỗn loạn giữa thúng mủng, giữa thân thể va chạm vào nhau, tôi cố gượng đứng vững. Tôi với tay trong bóng tối cố tìm những đứa trẻ vừa rồi ở cạnh tôi. Tôi sờ thấy một bàn tay, bèn nắm chặt lấy, và nói “Xin chờ mình với”.
      Cái đau tê buốt nơi bàn chân tôi thì vô cùng, nhưng nỗi sợ hãi bị lạc, bị nuốt chửng trong bóng tối lạnh giá này lại càng không thể đo lường được. Tôi cố kêu lên cho cái đau nơi chân bay đi. Chỉ còn nỗi đớn đau sợ bị lạc mất trong cảnh điên loạn này. Vì thế tôi cố gượng dậy và bước đi. Chúng tôi phải tiếp tục đi.
      Rồi cũng đột ngột như khi bắt đầu, cơn mưa chấm dứt. Nhưng bóng tối vẫn nấn ná ở lại, cho đến khi đêm đổ ập xuống. Những tiếng khóc xé thủng màn đêm, xen lẫn với những tiếng thút thít. Tôi buông nỗi sợ hãi nãy giờ, thầm gọi Mak trong tâm trí. Từ xa, tiếng một người đàn ông cất cao, vượt cả tiếng khóc của bọn trẻ. Tiếng nói này gợi lên một làn sóng hy vọng. Nhóm mà tôi đi cùng vội cất bước, tiến nhanh về phía có giọng nói ấy. chúng tôi bám cứng lấy nhau thành một sợi dây xích người. Càng đến gần, chúng tôi càng dễ nghe được tiếng người đàn ông cảnh báo.
      “Đừng lội qua nước! Cứ đứng đấy! Tôi sẽ giúp các em từng người một!” giọng người đàn ông ra lệnh, tuy lớn tiếng nhưng đầy lòng trắc ẩn.
      “Ôi, giúp tôi với!” Một giọng nói vang lên hổn hển. “Tôi rơi xuống nước rồi! Giúp tôi với! Athy ơi. Giúp tôi với!”
      Ai gọi lớn tên tôi vậy? Tôi lục trong trí nhớ, cố suy nghĩ. Đột nhiên một ý tưởng loé lên – đó là tiếng của Ary, một con bé tôi quen ở Daakpo. Tôi thấy nó sáng nay, lúc chúng tôi làm việc.
      “Ary! Ary! Bạn đang ở đâu?” Tôi rống lên. Tôi muốn kéo nó ra khỏi dòng nước đang tuôn chảy, nhưng tôi chẳng thấy gì trong bóng tối. Tôi cũng rất khó cử động. Thân thể tôi tê cứng và lạnh như một xác chết. Tôi dùng bàn tay để mò đường, đi xuyên qua đám trẻ, tiến lên phía trước trong bóng tối, cố gắng nắm lấy nó.
      Tôi la lớn “Bạn ở đâu? Ary? Bạn ở đâu?”
      “Mình đang ở dưới nước….Giúp mình với, Athy”, nó la lên, vừa thở hổn hển vừa ho sù sụ.
      “Ary, đợi đó, mình đến đây”, tôi chầm chậm nhúng bàn chân xuống mặt đất trơn, đầy bùn. Nước lạnh ngắt làm tôi tê cả người. Tôi sụp xuống, lấy tay mò mẫm thay cho mắt. Đột nhiên lại nghe tiếng người đàn ông gọi lớn, làm tan đi nỗi sợ bị nước cuốn đi như Ary “Đừng bước xuống nước!” Ông ta ra lệnh “Để tôi kéo nó lên cho! Đứng yên ở đó!”
      Tôi ngừng lại, lòng nhẹ nhõm và biết ơn. Có vẻ như mọi người khác đều đã bỏ rơi chúng tôi, ngoại trừ ông này. Rồi không biết cách nào ông ta kéo được Ary ra khỏi chỗ ngập nước.
      Người đàn ông hướng dẫn chúng tôi di bằng đèn bấm. Chúng tôi bấu chặt vào nhau, run lập cập. Chúng tôi đi qua một cánh đồng, tôi cảm nhận bê tông ở dưới chân – một ký ức xa vời về một thế giới văn minh hơn. Tôi biết mình đã ở trong một ngôi làng nào đó, nhưng tôi chẳng thấy gì ngoại trừ một tấm màn đen trước mắt. Có tiếng một người đàn bà hướng dẫn chúng tôi lên cầu thang gỗ để đến một toà nhà tối om. Tôi mệt lả nhưng mỗi bước đi tôi nhận ra dang bước trên tấm thảm đầy trẻ em đang nằm ngồi la liệt hoặc ép sát vào nhau.
      Tôi thu mình trong bóng tối và buông mình xuống giữa vô số những vật bằng kim loại không biết là gì, ôm sát một trong những vật đó như ôm cái gối mềm và ngủ thiếp đi.
      Đến sáng tôi thức dậy, kinh hoảng. Ánh sáng chiếu xuyên qua chiếc cửa sổ nhỏ, bẩn thỉu, mạng nhện giăng đầy nơi trần nhà, vách tường, và cả chỗ những phần tháo rời từ một chiếc xe đạp cũ vất ngổn ngang trên sàn nhà nơi chúng tôi đang nằm ngủ. Quanh tôi, bọn trẻ con nằm co quắp vào nhau như những miếng bột nhồi. Giống tôi, một số đứa khác phải ngủ ngồi, dựa vào các bộ phận của chiếc xe đạp tháo rời.
      Tôi cần dậy đi tiểu. Chân cẳng tôi tê và yếu. Tôi cẩn thận duỗi chân ra, rồi bò qua bọn trẻ đang ngủ để đi xuống cầu thang. Ở ngoài cửa tiệm này, cành cây, lá dừa, rác rưởi vất lung tung, vẫn còn ướt nhẹp sau trận mưa. Đây là một ngôi làng thật sự, nơi trước đây người ta đã sinh sống, nhà cửa, cửa hàng thật sự, không phải là lều tạm. Bây giờ thì trống rỗng.
      Tôi bước trở lên cầu thang và ngủ lại.
      “Dậy đi. Dậy đi các đồng chí. Đã đến giờ làm việc. Dậy đi!” một giọng phụ nữ réo lên từ dưới cầu thang.
      Tôi muốn vâng lời nhưng không thể làm được. Vết thương thì đau nhức còn người thì sốt hầm hập. Tôi liếc mắt nhìn ba đứa trẻ nằm ở góc nhà. Nghe tiếng chúng rên rỉ, tôi biết chúng đang bệnh rất nặng, và tôi mừng thấy mình không phải là người bệnh duy nhất.
      Phần lớn các đứa trẻ đã dậy đi làm việc, người trưởng đoàn hỏi “Các đồng chí, tại sao đồng chí không đi làm việc?”
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #50

       28/7/2011, 10:43

      Tôi trả lời “Cháu bệnh. Chân cháu sưng vù không bước nổi.”
      “Cháu thì bị sốt” một bé gái trả lời khiêm tốn, giọng nó nhỏ và nhẹ.
      Hai đứa bé kia thì quay mặt về phía bà trưởng đoàn để báo cáo về bệnh tật của mình.
      “Đủ rồi. Đủ rồi! Vậy tất cả các đồng chí ở lại đây, đừng đi đâu cả. Lát nữa sẽ có một đồng chí đến đưa vào peth (bệnh viện). Không ai được rời khỏi nơi này đấy”. Bà nhấn mạnh.
      Chúng tôi lại ngủ tiếp. Sau đó trong ngày, một tiếng nói nhẹ, dịu dàng đánh thức tôi dậy.
      “Này, dậy đi nào, dậy đi. Tôi đem em vào peth để điều trị. Dậy nào!” người phụ nữ hoà nhã lay lay vai một đứa bé gái.
      Tôi ngồi lên, đưa mắt nhìn cô ta. Mặc đồng phục đen, cô ta cắt tóc ngắn, mái tóc đen chỉ phủ xuống ngay trái tai. Trông cô dịu dàng. Một phụ nữ quý phái, một bác sĩ, nhưng mặc đồng phục Khmer Đỏ. Tay cô sờ vào cổ đứa bé như để kiểm tra nhiệt độ thân thể.
      “Tất cả các em đều bệnh cả à?” Cô đưa mắt nhìn chúng tôi, hỏi dịu dàng. Chúng tôi trả lời vâng hoặc chỉ gật đầu.
      “Vậy đi với tôi và các em ở lại peth cho đến khi khỏi bệnh”, cô trả lời.
      “Nhưng em không đi được, chân em đau lắm, sưng vù lên”. Tôi nói và đưa cho cô xem bàn chân, và cô kinh hãi khi thấy vết thương còn tươm máu. Cô ta là người đồng chí đầu tiên đã phản ứng khi thấy vết thương nơi chân của tôi bằng tình thương xót.
      Cô bèn mang tôi đến một căn lều nhỏ gần đó. Cánh tay ấm áp của cô ôm lấy tôi, áp sát tôi vào ngực, ôm tôi như thể tôi là cô em gái nhỏ của cô vậy. Trông cô còn trẻ, có lẽ chỉ ngoài năm mươi. Nước da cô sang, như thể cô chưa bao giờ lao động nặng nhọc hoặc phơi dưới ánh sáng mặt trời.
      Cô ngồi xổm bên cạnh tôi và vỗ nhẹ vai tôi khi tôi nằm trên một cái giường trông giống chiếc kệ làm bằng những thanh tre cũ. Cô hỏi “P’yoon srey (em gái), em bị vết thương này bao lâu rồi?”
      Tôi xúc động vì cách cô gọi tôi dịu dàng như vậy. Đó là một từ tôi chưa bao giờ được nghe thấy từ người Khmer Đỏ. Lần đầu tiên, tôi tự hỏi không biết có một vài người Khmer Đỏ là thật sự người tốt, họ lặng lẽ ẩn mình trong hàng ngũ những kẻ thô bạo không.
      “Em mới bị một thời gian. Vết thương đã gần làh trước khi em đến lao động ở Phnom Srais vì hằng ngày em rửa bằng nước chắt ra từ lá slark khnnarng. Cha em trước đây thường đổ bột penicillin lên vết thương ở đầu gối em khi vết thương bị nhiễm trùng. Thế bang (chị) có thuốc penicillin không?”
      Đó là một yêu cầu kỳ quặc, nếu xét hoàn cảnh hiện tại chúng tôi ở xa văn minh biết chừng nào. Cô nhìn tôi thoáng cười, có lẽ thích thú vì thấy tôi biết cái từ đó.
      “Để tôi đi xem xem. Tôi sẽ trở lại ngay” cô hứa.
      Cô biến mất vào trong căn phòng nhỏ phía bên kia lều. Rồi cô trở lại liền, tay cầm một vật gì đó.
      “Tôi có penicillin đây. Tôi sẽ rắc thuốc đó lên vết thương của em”, cô vừa nói vừa đưa tôi xem lọ thuốc.
      Tôi không tin vào mắt mình nữa. Trông giống hệt như những thứ Pa trước đây đã cất trong hộc thuốc – lọ thuốc có nắp cao su và dải kim loại sáng bọc chặt phía trên. Lần cuối cùng tôi thấy người ta dùng tân dược hiện đại là trước lúc cha tôi bị hành hình, dưới thời Lon Nol. Như ở một thế giới nào khác.
      Cô mở lọ thuốc và cầm đưa lên trên bàn chân trái của tôi. Cô nhắc “Hơi rát đấy”. Một lần nữa, tôi ngạc nhiên vì hiểu biết của cô về thuốc men. Nhưng tôi hoan nghênh cái đau vì được chữa trị. “Đừng khóc nhé, em gái”, cô ép sát người xuống, nhăn trán lại như thể cô đang giữ đau cho tôi. Cô nhẹ nhàng gõ đều đều lên miệng lọ thuốc, nhưng chất bột dính cứng trong chai. Cô gõ mạnh hơn và một tảng bột trắng rơi ra, rơi vào trong lỗ vết thương nơi bàn chân tôi.
      “Chết, tất cả thuốc rơi vào trong vết thương của em rồi! Đợi một chút, tôi sẽ xúc ra một ít cho em”, cô ù chạy đi.
      Vài giây sau tôi kêu thét lên vì đau. Tôi cào như điên quanh vết thương. “Ôi, bang, đau quá!” tôi gọi to, “Mak ơi, cứu con, Mak, đau quá!” Tay đập rầm rầm lên tấm vạt giường bằng tre và cắn chặt môi để chế ngự cơn đau xé ruột mà tôi cố chịu đựng – nước mắt tôi lại trào ra khi tôi quan sát vết thương. Cô bác sĩ chạy trở lui, dỗ cho tôi dịu lại.
      “Đừng khóc ,nào đừng khóc” cô lắp bắp nho nhỏ. Cô đưa tay chà quanh vết thương. Khi tôi im miệng, cô nhẹ nhàng cầm bàn chân tôi nghiêng đi để một số thuốc rơi vào lòng bàn tay cô. Lấy ra được chừng một phần ba số thuốc, cẩn thận, cô đổ số thuốc bột dư ra đó vào lại trong lọ thuốc – chắc chắn lúc này thuốc đó quý như vàng.
      Hằng ngày tôi đều xức penicillin vào vết thương. Chừng hai tuần sau, vết thương trông khá hơn. Mô thịt bắt đầu mọc lại, từ từ lấp đầy lỗ trống sâu hoắm trước đây. Tôi thấy biết ơn sức mạnh của thân thể tôi đã chữa lành vết thương, dĩ nhiên chưa kể đến các yếu tố khác, nhất là của thuốc men. Bây giờ hầu hết các lớp vảy đầy máu nơi vết thương đã biến mất, và tôi có thể tự bước đi nhận khẩu phần ăn rồi.
      Vị bác sĩ tử tế này tình nguyện tự tay xức bột penicillin vào vết thương hàng ngày cho tôi, nhưng tôi lễ phép từ chối vì tôi tự làm được. Việc cô tình nguyện chăm sóc đó thật ngọt ngào, đáng nhớ - một hành động bày tỏ lòng tốt cá nhân mà tôi chưa bao giờ thấy nơi người Khmer Đỏ. Thế mà, cô đã giúp tôi nhiều hơn cả tôi có thể mơ ước – bệnh viện, thuốc thang và còn tự tay đi lấy khẩu phần cho tôi – cháo gạo – lúc đó tôi chưa đi được. Cô đến kiểm tra sức khoẻ tôi hàng ngày. Chính sự tử tế của cô bắt đầu làm cho tôi thay cách hình dung của mình về Khmer Đỏ. Không phải mọi người đều có một trái tim bằng đá, chỉ sống để phục vụ Angka…Không phải ai cũng chỉ sống theo quyền lực và sự hung ác. Một số người vẫn giữ nơi mình một hạt mầm của nhân tính.
      Khi chân tôi đã gần lành, người lãnh đạo đoàn lao động ra lệnh cho tôi trở về làm việc tại Phnom Srais. Cô bác sĩ trấn an tôi. Cô bảo tôi sẽ an toàn nếu tôi nhớ rửa vết thương sau khi lao động rồi xức thuốc bột penicillin vào đó mỗi đêm. Cô xử sự như là một người mẹ của tôi, như một người bạn tốt mà bất cứ đứa bé nào cũng ao ước có được.
      Chúng tôi làm việc vất vả dưới cặp mắt nhìn chằm chằm của bọn chhlop và những người chỉ huy đoàn mặc đồ đen đứng bên bờ sông. Tuy vậy tôi đã nhìn họ bằng đôi mắt khác. Có phải sự hung bạo của họ chỉ là chiếc mặt nạ bề ngoài, che giấu tính người nằm sâu bên trong? Thế giới không chỉ màu đen như đồng phục của họ, hoặc chỉ màu trắng tinh như gạo nữa. Ít nhất ở đây tôi cũng có chỗ trú ẩn và khẩu phần ăn tốt hơn, cơm hẳn hoi chứ không phải cháo gạo như trước. Tôi chỉ ước ao mình có thể chia phần gạo này với Mak Avy hay Map.
      Ngày nào cũng giống nhau. Buổi sáng chúng tôi dậy sớm. Họ quan sát chúng tôi suốt giờ làm việc. Cả một dải trẻ em lao động dưới ánh nắng khốc liệt của mặt trời như một dây chuyền sản xuất tập thể đang cào bám mặt đất, để lại một con mương dài, rộng mỗi ngày lại chậm chạp dài thêm một tí.
      Sau đó, những người lãnh đạo Khmer Đỏ loan báo rằng một đoàn cơ động đang từ Phnom Kambour đến để giúp chúng tôi đào mương nhanh hơn. Việc đoàn này đến có nghĩa là tôi có thể gặp được chị Chea, chị Ra và dì Rin, nếu họ còn sống sót.
      Và mong ước của tôi thành sự thật. Vào lúc những người lãnh đạo gọi đến giờ ăn trưa, chúng tôi lập tức rời con mương, đứng trên đồng và đi về phía nhà bếp nằm cách đó một dặm. Đột nhiên làn sóng người phía trước tôi bắt đầu vụt chạy. Từ xa, tôi thấy một khối người đồng phục xám bạc màu bu quanh khu nấu ăn. Một số còn đứng sắp hàng, trong khi những đứa khác ngồi chồm hổm trên mặt đất.
      “Chúng mình phải vội lên mới được, trước khi họ phát hết đồ ăn cho đoàn cơ động vừa mới đến” một con bé vừa chạy vượt qua tôi vừa nói, theo sau nó là mấy đứa khác.
      “Athy ơi! Athy ơi! Đợi mình với! “ Tôi quay lại. Tôi ngừng bước khi biết đó là Ary. Nó mệt mỏi đưa tay ngoắc tôi, mặt nó vừa tối vừa trắng xanh.
      Ary hụt hơi, kể với tôi “Athy, mình mệt quá. Mình không thể chạy được nữa. Tụi mình bước đi thôi.”
      Tôi bảo Ary cố đi nhanh hơn, lo rằng thực phẩm sẽ hết vì phải phân phát cho người của đoàn cơ động.
      Tôi nghe tiếng Ary thở hổn hển, miệng mở to ngáp không khí. Cả hai chúng tôi đều đi khập khiễng, chân cứng đờ. Trong khi đó thì bao tử sôi réo.
      #51