Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?
Sau khi đăng ký xong vui lòng vào
thông tin cá nhân ở phần menu bên
góc phải diễn đàn để cập nhật thông tin !

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

xqnoel

    [Full] Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết

      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #1

       27/7/2011, 20:18

      Tác Giả: Chanrithy Him

      Cuộc hôn nhân tương lai của cha mẹ tôi đã được quyết định sẵn từ khi hai người còn bé. Cha mẹ của cả hai người bảo họ rằng ngày sau họ sẽ lấy nhau. Cả hai gia đình đều thuộc loại khá giả vì thế cuộc hôn nhân này được chuẩn bị rình rang. Có người cho rằng họ được kết đôi với nhau vì hai anh em Kong Houng và Kong Lorng không muốn tài sản của họ bị phân tán. Bằng cách đó của cải của gia đình vẫn được tập trung. Và trong truyền thống Cambodia, anh em họ lấy nhau là chuyện thường.
      May thay tình cảm của cha tôi cũng phù hợp với ý tưởng của các vị tiền bối. Khi Pa mười bảy tuổi, ông yêu Mak, bà là một cô gái sáng láng, ý tưởng mạnh mẽ. Khi còn bé, bà thường lén đến chùa để học đọc và viết tiếng Khmer, và đọc tiếng Pali, ngôn ngữ được dùng trong kinh sách của Cambodia. Lớn hơn bà còn học được tiếng Pháp nữa, vốn là một điều cấm đối với phụ nữ. Thường thì cha mẹ không muốn con gái mình học chữ vì sợ nó sẽ viết thư tình trước khi họ có cơ hội thu xếp cho con một cuộc hôn nhân thích hợp. Bằng mọi cách, Mak đã thách đố điều đó, bí mật tự học một mình.
      Đó là cô gái mà Pa yêu thương – một cô gái trẻ trung, sáng láng, dám nói ý kiến mình. Xem ra khó có vẻ là một cô dâu kín đáo, e dè theo truyền thống Cambodia. Nhưng chính Pa cũng là người biết mình muốn gì. Ông kiên nhẫn chờ cha mẹ mình thực hiện lời hứa, thu xếp để cưới Mak. Theo truyền thống, họ phải sang gia đình Mak để xin làm lễ hỏi chính thức. Nhưng nghi thức ấy kéo dài quá lâu. Pa không thể chờ đợi được. Ông bèn đến nhà người cô ông yêu mến nhất là bà Om, ở làng Srey Va. Ông xin bà đứng làm chủ hôn cho mình, để xin bà Srem và ông Lorng. Hiểu rõ cả tận đáy sâu của tình yêu và nỗi sợ hãi của đứa cháu mình – sợ bất cứ người đàn ông nào vào lúc nào đó sẽ xin cưới Mak – bà cô này liền lấy thuyền đến làng Prey Ronn. Thật ra trông bà chẳng giống sứ giả tình yêu một chút nào, nhưng bà rất hữu hiệu.
      Cha mẹ Mak đồng ý cho xúc tiến đám cưới. Nhưng truyền thống Cambodia thì phải bắt buộc tuân theo. Cha mẹ Pa, tức Kong Houng và Yiey Khmeng được yêu cầu phải có sự chấp thuận chính thức của cha mẹ Mak. Được phép, thế là vào tuổi mười bảy, cuối cùng Pa đạt được ước nguyện, ông lấy Mak, một cô dâu mới mười bốn tuổi và còn hơi bối rối.
      Pa mang vợ về Year Piar sống với cha mẹ mình. Hoặc vì sợ hãi, hoặc đơn giản chỉ vì bà còn quá trẻ không thích hợp được với cuộc sống gia đình, Mak lập tức bỏ chạy về lại với cha mẹ mình. Nhưng bà ngạc nhiên vì mẹ bà lập tức mang bà trở lại về nhà chồng ngay. Về sau Mak thường cười về chuyện này. Nhưng bà cũng nhớ rõ những nghĩa vụ nặng nề mà mẹ chồng trông chờ ở bà.
      Quả thật bà Khmeng hẳn đã chờ đợi rất nhiều ở Mak, quên bẵng là Mak còn quá trẻ. Theo phong tục Cambodia, nơi trán của những đứa bé mới sinh được đánh dấu bằng một thứ nước từ rễ cây gọi là Paley có màu vàng nghệ. Đây là nơi phần mềm trên đầu đứa bé, và người ta tin rằng nước rễ cây sẽ giúp cho sọ của nó cứng hơn. Tất nhiên khi đứa bé lớn lên thì chất bột trên trán cũng rớt đi. Khi Mak lấy chồng, có thể nói chất bột paley trên trán bà vẫn chưa rơi hết, nhưng điều đó cũng không khác biệt gì mấy. Các bà mẹ chồng thường đòi hỏi rất nhiều, và họ chi phối tất cả. Một người đàn bà không chỉ lấy chồng, mà còn lấy cả gia đình chồng. Thế nhưng Pa không nhìn theo cách đó, ông là người đàn ông có gan quay lưng với những tập tục mà ông không đồng tình. Vào thời gian đó, họ có hai người con, cả hai đều chết. Đứa con thứ ba là một đứa bé gầy nhom, ốm yếu. Pa và Mak ít hy vọng đứa bé gái này sống sót, nhưng cô bé này đã làm cha mẹ ngạc nhiên, cô có tên tục là Chea, có nghĩa là “lành”. Với đứa con thứ ba ốm yếu này, Pa và Mak rời Year Piar.
      Họ khởi đầu cuộc hành trình, bỏ lại phía sau sự bảo đảm về mặt tài chính của gia đình để đi tìm con đường riêng, để tạo ra một cuộc sống riêng của mình. Họ đi đến Phnom Penh. Cay đắng trước những đòi hỏi không nhượng bộ của cha mẹ họ, Pa và Mak thực hiện lời thề trên cầu Preah Monivong: nếu không thành công trong cuộc đời, họ sẽ không bao giờ trở lại Year Piar để gặp lại cha mẹ họ nữa. Họ sẽ tự sát, nhảy xuống dòng nước sâu đang chảy dưới chân họ.
      Và giờ chỉ trong tuổi ngoài hai mươi, họ không còn bối rối vì lời thề nữa. Họ xây một căn nhà ở Takeo. Pa là một người chồng và người cha tốt. Ở tuổi hai mươi lăm, ông đã thành công trong việc cưu mang một gia đình đang phát triển. Quả thực cha mẹ tôi không những làm ngạc nhiên cha mẹ của Pa mà cả cha mẹ của Mak nữa. Một ngôi nhà là một biểu tượng của địa vị xã hội. Ngay cả cha mẹ của họ cũng tự hỏi “Chúng lấy tiền đâu mà xây một ngôi nhà lớn như vậy?”
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #2

       27/7/2011, 20:19

      Thật ra họ không biết đến lời thề cháy bỏng trong Pa và Mak. Và ngôi nhà này là đền thờ của lời thề đó. Một thành tích mà Pa dành cho Mak, cô dâu của ông.
      Cũng chính tại ngôi nhà này mà lần đầu tiên trong đời tôi được nghe đến tiếng “chiến tranh”. Đó là một đêm không mây và bầu trời thắp đầy sao lóng lánh. Mak đi vào phòng khách và hỏi mấy chị em chúng tôi có muốn ra ngoài xem sao chổi không. Mak nói sao chổi có một cái đuôi dài và sáng.
      Tôi còn nhớ nỗi háo hức của chúng tôi. Tôi ùa chạy theo năm anh chị tôi. Họ gồm Chea, mười một tuổi, người mà trí thông minh và sự hiểu biết khiến chị được các đứa trẻ lớn tuổi hơn kính nể. Ra, mười tuổi, người chị nhút nhát của tôi, rất thích giúp Mak nấu nướng và lau chùi, cách chị làm việc nhà ngăn nắp, trật tự khiến mẹ tôi rất hài lòng. Còn Tha là anh trai lớn của tôi, chín tuổi, anh giỏi tóan và rất tinh nghịch, để biết bắp có ngọt không, anh nhặt mọi trái bắp trên bàn lên cắn thử mỗi trái một miếng! Ry, bảy tuổi, là người chị vui vẻ và dễ tính của tôi, chị thích bồng tôi và Avy, đứa em gái mới lên một của chúng tôi. Còn Than, năm tuổi, người anh trai thứ hai của tôi, tính thích trèo cây, mạo hiểm của anh làm tôi tò mò. Anh cũng là đối thủ cạnh tranh của tôi.
      Chúng tôi đi sau lưng mẹ, lúc thúc sát vào bà như sáu con gà con bám theo con gà mẹ. Mak nhấc tôi lên và tôi nhìn thấy cái thiên thể gồm một hạt nhân sáng như sao và một cái đuôi dài lấp lánh. Ánh sáng của nó tăng lên thêm trên bầu trời đêm và các ngôi sao chung quanh. Tất cả chúng tôi sững người, chen chúc bên cạnh mẹ, dựa vào hàng rào.
      Một lúc sau niềm vui của mẹ tôi dường như nhạt đi – ngay cả một đứa bé cũng có thể cảm thấy được điều đó. Mẹ kể cho chúng tôi về một điều mê tín xưa trong dân gian: khi đuôi sao chổi chỉ vào một nơi đặc biệt nào đó thì Cambodia sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh với xứ sở đó. Cái từ “chiến tranh” làm đi niềm vui háo hức của chúng tôi; ngay cả với tôi, một đứa bé không hiểu chút gì về ý nghĩa của từ đó. Tôi chỉ cảm nhận sự sợ hãi từ nơi mẹ tôi và các anh chị tôi. Tôi tự hỏi từ “xứ sở” nghĩa là gì, và cái đuôi sao chổi đã chỉ vào “xứ sở” nào đêm hôm đó.

      *
      Rồi vào năm 1969, chiến tranh đến lúc tôi được bốn tuổi.
      Những tiếng động ầm ầm đánh thức tôi dậy. Tôi sờ soạng trong bóng tối, cố mở mùng ra. Tôi chạy trong bóng tối, ra phòng khách, cố đi tìm cha mẹ. “Pa ơi! Mak ơi!” tôi gân cổ thét lên, cố tranh đua với những âm thanh khàn khàn, đùng đục bên tôi.
      Tiếng kêu như động kinh của chị Chea khiến tôi nhận thức rằng tiếng ồn điên cuồng bên ngoài hẳn có liên quan tới cái từ mà tôi đã từng tự hỏi không biết nghĩa là gì: chiến tranh. Hơn tất cả mọi điều, tôi muốn thấy cha mẹ. Thình lình ánh đèn loé lên, tôi nhìn thấy các anh chị tôi đang chạy quanh, hoảng loạn và mất phương hướng như những chú kiến trong tổ đã bị cày nát.
      Tôi thấy mẹ tôi đang ôm chặt lấy Avy, em gái tôi, còn cha tôi thì đứng sát tường nơi ông vừa mới bật đèn sáng. Tôi chạy đến bên cạnh Mak. Cha tôi vói tay nắm lấy vai chị Chea. Ông nhìn vào mắt chị và nói thật cẩn thận “A Chea, koon, đem các em con ra núp ngoài hầm cạnh ao.Nhớ khom người xuống và đi thật cẩn thận và chậm để khỏi bị trúng đạn.Nhanh lên, koon pa (con của cha)!”.
      Các anh chị tôi ùa ra khỏi cửa, trông thật thảm hại như một đàn bò bị trúng thương. Tôi nắm chặt tay mẹ, người run lên lập cập theo từng tiếng súng dội lại. Ẵm Avy và dắt tay tôi, Mak cũng vội ra cửa. Nhưng Mak không đi nhanh được vì bà đang có bầu sáu tháng. Pháo nổ bên ngoài và tôi lại gào lên rồi bật khóc. Mak lắc lắc tay tôi rồi nắm chặt lại.
      “Pa vea![1]” mẹ gọi cha, lúc đó đang chạy từ cửa sổ này sang cửa sổ khác,nhoài đầu ra ngoài và lắng nghe. “Bố nó làm gì vậy? Bị bắn đấy! Sao bố nó không cẩn thận gì cả. Giúp em với bọn nhỏ này đi!” Mak sợ cứng người và giọng nói của bà làm tôi còn khiếp hãi hơn cả tiếng pháo đang gầm rú trong bầu trời đêm.
      Từ cửa sổ Pa hét trả lời “Anh chỉ muốn biết tiếng súng từ hướng nào lại!”
      Mak cúi xuống bên tôi, giọng bà nghiêm và nhanh như giọng người bán đấu giá “A Thy [2], koon, hãy đứng đợi cha con ở đây, mẹ đem em Avy xuống lầu trước”. Tim tôi đập loạn lên khi thấy bà lo sợ cho cha tôi. Sau khi bà xuống lầu, tôi khóc, nhảy dựng lên, lo lắng chờ Pa mang tôi xuống hầm trú ẩn.
      Pa chạy đến trấn tĩnh tôi, kéo tôi ra khỏi cơn động kinh. Ông mang tôi xuống hầm trú ẩn, thật ra chỉ là cái lỗ đào nơi đất sét dầy, chung quanh chất đầy bao cát. An toàn trong hầm rồi, nhưng ông chưa thể nghỉ ngơi. Ông phải trở lại trong nhà vì còn Yiey Tot, bà nội ông, vốn đã mù và rất yếu. Ông xách theo cả chị Chea và anh Tha theo ông đê đỡ bà. Giữa tiếng súng tôi có thể nghe thấy tiếng rên của bà cố.
      “Cúi xuống, các con!” tôi nghe tiếng Pa kêu “Các con không nghe thấy tiếng đạn bay sao? Yiey, bà đừng lo, tụi cháu không bỏ bà đâu”.
      Tôi thấy nhẹ nhõm khi mọi người trong gia đình, kể cả cô Cheng, em gái Pa, cuối cùng cũng vào núp trong hầm cạnh ao. Nằm cạnh mẹ tôi trong đêm lạnh, tôi tự hỏi không biết mọi người có sợ hãi như tôi không, tiếng đạn rít vù vù trên đầu chúng tôi, tiếng xì xì, thì thào, dữ tợn và vô hình, nhanh đến mức ta không chắc là ta có nghe thấy nó không nữa. Ánh lửa vọt lên như ánh chớp, soi rõ cả bầu trời tối đen.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #3

       27/7/2011, 20:19

      Vậy ra đây là chiến tranh. Nhưng nó có dừng lại không nhỉ?
      Rồi tiếng súng ục lên âm thanh cuối cùng. Im lặng và nhẹ nhõm. Bây giờ mình có thể quay lại nhà, tôi tự nhủ, sẵn sàng thoát ra khỏi mọi lo âu về chiến tranh. Tôi mong trời sáng. Tôi muốn quên đi cái thế giới của người lớn đã kéo tôi ra khỏi những giấc mơ đẹp để đẩy tôi vào những cơn ác mộng.
      Điều tôi không biết là có một thế giới bên ngoài Cambodia – cái thế giới sẽ tác động lên tôi, gia đình tôi và Cambodia như là một quốc gia. Tôi không hề biết ai đã nổ súng trong đêm hôm đó, tôi chỉ biết rằng những họng súng đó đã nhắm vào tôi. Phải còn nhiều năm dài trước khi tôi bắt đầu hiểu được những nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh, những trò lắt léo chính trị. Nhưng kể từ chính lúc đó cả gia đình tôi sẽ trở thành những mảnh vỡ của một con tàu đắm dập dềnh trôi dạt lên xuống theo ngọn triều của chiến tranh.
      Giờ đây tôi nhìn lại quá khứ với tư cách là một kẻ còn sống sót. Tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi tôi nêu ra khi còn là một cô gái nhỏ. Cố gắng hiểu được điều gì đã xảy ra.
      Sao chổi mà chúng tôi trông thấy từ rất lâu đó hoá ra lại có nhiều hơn một cái đuôi.
      Ngày 20 tháng tư năm 1970, trong một nỗ lực nhằm vô hiệu hóa bộ đội giải phóng Việt Nam đang hoạt động ở biên giới Cambodia, lực lượng Mỹ và Nam Việt Nam tung một lực lượng hùng hậu vào Campodia, biến Campodia thành sân khấu của cuộc chiến. Thoạt đầu các nhà lãnh đạo Hoa kỳ phủ nhận mình không có dính líu vào cho đến khi công chúng Mỹ lên tiếng đòi hỏi sự thật thì mới chịu thừa nhận. cuộc chiến ở Việt Nam đã lan vào Cambodia, bất chấp sự trung lập quý báu mà hoàng thân của Cambodia là Norodom Sihanouk đã tìm cách gìn giữ trong nhiều năm trời. Rồi ngày 18 tháng ba 1970, hoàng thân Sihanouk bị loại bởi thủ tướng của ông, Lon Nol, và người anh em họ của ông, hoàng thân Sisowath Serik Matak, trong một vụ đảo chính không đổ máu do Hoa Kỳ ủng hộ. Trung Quốc mở rộng vòng tay đón Sihanouk, hăm hở giúp Cambodia thoát khỏi “bọn đế quốc Mỹ”. Sau đó các nhà lãnh đạo Trung quốc khuyến khích ông thành lập một chính quyền lưu vong chủ yếu gồm những kẻ thù của ông như Khmer Đỏ chẳng hạn.
      Khi súng nổ, gia đình chúng tôi chỉ cảm thấy mối nguy hiểm hiện diện, và tôi thì ao ước cho mọi thứ trở về bình thường như cũ. Sáng hôm sau có vẻ yên tĩnh. Chúng tôi là con tin của ý tưởng của chính mình, đặc biệt là cha tôi.
      Pa quyết định đến sở. Ông làm cho nhà nước ở Phnom Penh, kiểm soát việc vi phạm xuất nhập khẩu, nhưng ngoài ra ông còn sở hữu một số xe trẻ em, mà tháng nào cũng có người thuê. Cha tôi vốn khác với các chú. Ông thường giúp mẹ việc nhà, giặt giũ áo quần, vải vóc, cả khăn trải giường vấy bẩn sau khi mẹ tôi sinh nữa. Mặc dù theo truyền thống phụ nữ lo việc nấu nướng, tôi vẫn thấy cha tôi thường làm bếp. Ông tìm thú vui trong những công việc lặt vặt, thường giúp chúng tôi cắt tỉa móng tay, hoặc dội nước cho chúng tôi tắm – những công việc thường do phụ nữ đảm trách. Tôi hiểu tham vọng cũng như khát vọng của cha tôi: ông muốn thoát khỏi truyền thống. Là một doanh nhân trong máu, ông còn nhập cảng máy truyền hình qua ngả Việt Nam và cho thuê hai phòng ngủ dưới lầu. Hình như ông muốn nhà tôi đầy ắp trẻ em.
      Kể từ khi tôi chạm mặt với chiến tranh đến nay, chỉ mới tám tiếng đồng hồ, nhưng tôi đã bắt đầu lo âu như một người lớn. Tôi sợ gia đình mình có thể bị chia cắt với cha nếu cuộc chiến lại nổ ra. Ôi, tôi muốn nói cho Pa biết tôi đã sợ hãi biết chừng nào, nhưng tôi cũng quá sợ không thể nói với ông điều này. Tôi đã học nơi người lớn rằng mình đừng nghĩ hoặc nói ra những điều khủng khiếp nếu không những điều đó sẽ thành sự thật.
      Và chúng đã thành sự thật, Pa chưa về nhà. Chúng tôi sợ run lên khi nghe tiếng súng ầm ầm ở đàng xa. Ít nhất thì nó cũng không gần nhà tôi như đêm hôm trước. Chúng tôi núp trong nhà. Tôi ước chi tiếng ồn này của chiến tranh cứ ở yên một chỗ. Rồi tôi quá mệt không thức được nữa. Điều kế tiếp tôi cảm nhận là có ai đó đang lay tôi, chị Chea đang đánh thức tôi dậy.
      Sáng hôm đó trời nhiều mây và lạnh khi tôi đứng ngoài cổng nhà gần đống vali nhét đầy ắp. Mak bảo tôi đứng gần đó trông chừng chiếc xe buýt sẽ mang chúng tôi lên Phnom Penh. Tôi nhìn lại ngôi nhà, hàng thông, mỗi bên ba cây, mọc trước ngôi nhà lớn hai tầng trét xi măng, hầu như cây cũng cao bằng toà nhà. Dọc theo hàng rào xi măng là một hàng cây xoài, đu đủ, dừa mát rượi nhìn xuống cái đu nơi sân chơi mà tôi đã bắt đầu thấy nhớ gần bằng nhớ cha tôi vậy.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #4

       27/7/2011, 20:19

      Một chiếc xe buýt sơn xanh bạc màu chất đầy người dừng ngay trước nhà. Dường như mọi người đều có cùng một ý tưởng như nhau. Trên mui xe, vali, túi xách chất cao như núi. Từ ngoài chiếc cổng đã mở rộng sẵn, tôi chạy vào nhà tìm mẹ. Tôi vừa chạy lên bậc thềm xi măng thì cả nhà đang đi xuống. Mẹ tôi một tay bế Avy, tay kia xách một mớ đồ đạc. Mái tóc đen của mẹ được chải gọn ghẽ, ôm sát mặt, cong xuống cổ, dưới trái tai. Mak mặc một chiếc áo màu và chiếc xà rông dài in hoa, gần giống chiếc váy người ta thường mặc ở Hawaii. Bà vẫn tươm tất như bao giờ.
      Tôi hỏi Mak “Còn Pa thì sao hả Mak? Tối nay Pa về nhà mà mình không có ở đây. Không biết mình đi đâu, Pa có sợ không?”
      “Pa sẽ biết chứ. Pa sẽ tìm ra chúng ta. Đi nào. Đi ra xe đi, koon mak (con của mẹ)”.
      Khi chiếc xe buýt chuyển bánh, tôi nhìn lại ngôi nhà như để chụp lại một tấm ảnh cuối cùng. Bằng cặp mắt, tôi vuốt ve tất cả những gì tôi thấy, hàng cây tùng, cái xích đu bên cạnh hàng cây xoài im mát gần hàng rào, ban công treo những cây trường sinh lắc lư. Tôi nhớ cả nhà thường ra ngồi ngoài này cùng nhau hưởng ngọn gió ấm buổi tối. Tôi hay bắt những con đom đóm bay vù vù gần những chậu cây trường sinh này.
      Mọi người trên xe đều im lặng, kể cả mấy đứa bé. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau và thấy được nỗi lo âu lặng lẽ, đặc biệt trên khuôn mặt người lớn. Một số người cố che giấu, đưa mắt ngắm các hàng cây và phong cảnh đang vụt qua bên ngoài cửa sổ xe.
      Bằng cách nào đó Pa cũng tìm được chúng tôi ở Phnom Penh. Chúng tôi tìm được chỗ trú ẩn gọi là Bantiey Sheichaak, đại loại như một đồn lính. Chúng tôi bước vào một thế giới của thiết quân luật. Vào 11 giờ sáng, chúng tôi không được rời khỏi nhà. Máy bay tuần tra của Cambodia lượn vòng trên đầu. Nếu họ gặp bất cứ sự di chuyển nào là họ bắn ngay. Bất cứ lúc nào nghe tiếng động cơ máy bay trên không, tôi đều sợ đến ngừng thở, ngừng chơi, ngừng cả tiểu tiện.
      Chúng tôi sống như vậy trong suốt hai tháng. Rồi Pa nói chúng tôi sẽ về lại nhà ở Takeo. “Bây giờ ở đó an toàn rồi”, ông tuyên bố.
      Nhưng ở đó bây giờ không còn được như cũ nữa. Nhà của chúng tôi đã bị bom.
      Thật ngạc nhiên, con Akie, thuộc loại chó chăn cừu, đã sống sót qua mấy tháng ở một mình đó, trong lúc con Aka Hom, con chó giữ nhà, thì đã mất. Akie chịu đựng bom đạn, trung thành nằm chờ chủ bên ngoài đống tro tàn là nơi ngôi nhà đã bị hủy hoại của chúng tôi. Khi thấy Pa về, Akie nhảy chồm lên ông, liếm lia lịa. Ở Cambodia, ít khi thấy người lớn bày tỏ cảm tình với nhau nơi công cộng, nhưng đối với các con vật cưng, chúng tôi được tự do bộc lộ cảm xúc. Pa thường thích cưng chiều Akie, tắm gội cho nó và cho nó những món ăn ngon nhất.
      Thay vì ở lại nhà mình, chúng tôi đến nhà của Kong [3] Horne, cậu của mẹ tôi. Gia đình ông đã bỏ đi khỏi nhà và không trở lại. Nhưng lại là một trong những người may mắn ở Takeo, vì nhà ông không trúng bom. Ngôi nhà xây xi măng hai tầng của ông nhìn xuống sông Bassac, nằm gần trung tâm của thành phố Takeo.
      Ngồi trên xe máy, Pa bảo anh Tha theo ông về thăm lại ngôi nhà cũ, nhưng tôi cũng đòi đi nữa. Ông nhìn tôi do dự nhưng rồi cũng bằng lòng.
      Dọc đường la liệt áo quần và mảnh vụn. Tôi cố tìm người nhưng chẳng thấy một ai. Khi nghe Pa nói đã đến nhà rồi, tôi nhìn ngôi nhà cũ, nhưng phần trên đã mất. Trông nó vỡ vụn và thấp hơn trước kia rất nhiều. Cổng cũng vỡ nát. Hàng xoài, dừa và đu đủ khô cháy. Phần trên của hai cây thông gãy, khô quắt và đung đưa sắp rơi.
      Pa nắm tay tôi bước lên cầu thang. Lên đến tầng trên thì không còn gì nữa. Các mảnh kim loại cắm đầy nơi trước đây từng là tường phòng ngủ và tường ra ban công. Sàn phòng khách mất đi một phần, nhìn thấy cả phòng dưới lầu. Pa kéo tay tôi lại để tôi không tiến xa hơn. Đi văng, tủ kính đựng ly thuỷ tinh và cốc chạm bạc chạm trổ, tranh ảnh cũng như mọi thứ khác trong nhà giờ chỉ còn một đống tro tàn. Nơi để radio, ti vi và máy hát giờ chỉ còn những mảnh vụn cháy đen.
      Pa dắt tôi ra sân sau, ao nước đã cạn khô, những cây hoa súng và sen xanh rất đẹp cũng như trey pra, một loại cá trê chúng tôi vẫn thường ăn, đều đã chết. Cây cối một thời trĩu nặng trái chín giờ đây héo úa và ngả màu nâu. Ngôi nhà của chúng tôi đã chết, tôi đòi cha tôi rời khỏi nơi đó.



      Chú thích
      [1] Cách người vợ gọi chồng, có nghĩa gần như là “Bố nó”
      [2] Thy là tên thân mật của tác giả, còn tiếp đầu A là cách gọi thân thiết một người lớn dành cho một người nhỏ tuổi hơn, đặc biệt là dành cho con gái. Tuổi tác là vấn đề rất quan trọng trong việc định hình mối quan hệ ở Cambodia, và điều đó được phản ánh trong ngôn ngữ cũng như trong giới tính vậy
      [3] Từ này có nghĩa l;à “người đàn ông có nguồn gốc Trung Hoa”, mặc dù Kong Horne thật sự là cậu của mẹ tác giả. Trong cách xưng hô của người Cambodia, tuổi tác đôi khi đứng trước quan hệ gia đình thực, vì thế người cậu này, vốn là em trai của bà ngoại tác giả, được gọi là “ông” Horne. Tương tự, một người ngang tuổi với cha mẹ mình được gọi là chú, bác, cô, dì…để biểu lộ lòng tôn kính, ngay cả khi người đó không có quan hệ họ hàng gì
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #5

       27/7/2011, 20:19

      “Những vụ tấn công bí mật ở Cambodia trước năm 70 lên đến con số 3.500”
      Seymour M. Hersh
      Washington, ngày 17 tháng 7. Các nguồn tin từ bộ Quốc phòng hôm nay tiết lộ rằng các máy bay ném bom lên Cambodia trong suốt một giai đoạn 14 tháng bắt đầu vào tháng 3, 1969…Tuy nhiên, các nguồn tin quân sự đã xác nhận rằng thông tin về việc tấn công Cambodia đã trình trực tiếp lên tổng thống Nixon và các cố vấn quốc gia tối cao của ông, kể cả Henry A. Kissinger.

      Câu chuyện về cuộc đời Đức Phật có kể về chuyện một người mẹ ôm đứa con đã chết trong tay đến gặp ngài. Người đàn bà này nghe nói rằng ngài là một thần linh có thể trả lại sự sống cho người đã chết. Bà vừa khóc vừa xin ngài ban phép cho con mình sống lại. Đức Phật dịu dàng bảo bà ta rằng có thể giúp bà làm cho con bà sống lại, nhưng trước hết bà phải mang cho ngài một hạt giống mù tạt cất giữ trong một gia đình xưa nay chưa từng có người chết đã. Tuyệt vọng, bà đi tìm hết nhà này sang nhà khác. Nhiều người rất muốn giúp bà, nhưng ai cũng từng chịu đựng sự mất mát – kẻ mất em, người mất chồng, mất con. Cuối cùng bà quay trở lại gặp Đức Phật. Ngài hỏi “Con đã tìm thấy gì rồi? Hạt giống mù tạt đâu và con của con đâu? Ta không thấy con mang nó theo?”
      Bà trả lời “Con đã chôn nó rồi”.

      Từ khi còn bé, tôi chưa bao giờ biết đến sự mất mát. Anh Tha của tôi bị bệnh. Cậu con trai tững leo cây lẹ như khỉ đã sụp xuống vì bị sốt. Mẹ tôi ngồi suốt đêm bên cạnh anh, lấy khăn ướt đắp lên mặt anh. Nhưng anh vẫn không khá hơn.
      Pa cho anh uống vài thứ thuốc, nhưng chẳng có gì thay đổi. Tha không thể cử động hay tiểu tiện, và chỉ nằm yên trên giường, thở chậm chạp. Anh ngủ li bì, mặt bạc trắng. Khi Pa và Mak có nói chuyện với anh, anh nhướng mắt, mí chớp chớp, nhưng không nói được.
      Mak tuyệt vọng. Bà đi hỏi han, cầu khẩn những người đồng bóng. Câu trả lời rất đơn giản: hẳn Tha đã đái lên mộ của một người nào đó ở một nơi nào đó. Đó là lý do tại sao Tha không tiểu tiện được cũng không nói được. Linh hồn người chết tức giận đã đánh cắp linh hồn của anh để trừng phạt. Đã làm thế mà không xin lỗi, chắc chắn anh sẽ chết. Mẹ tôi cố lục lọi trong trí óc để xem ngôi mộ bị xúc phạm đó có thể ở đâu – có lẽ ở Phnom Penh, trong thời gian ngắn gia đình chúng tôi tản cư tại đó. Bây giờ bà tóm lấy bất cứ lời giải thích nào, bất cứ hy vọng mong manh nào.
      Với một thành phố bị bỏ rơi như Takeo, chẳng còn có thuốc men gì cả. Pa cố mời được một bác sĩ ở rất xa đến giúp Tha. Bác sĩ tiêm cho anh vài mũi và lấy trong túi xách một cái ống cao su mềm để rút nước tiểu của anh ra. Pa đưa tay ra hiệu cho tôi lùi xa ra giường bệnh trong khi bác sĩ cố rút nước tiểu. Tha rên rỉ. Khuôn mặt của Pa và Mak như hai tấm gương song sinh của sự tuyệt vọng.
      Khi bác sĩ làm xong, ông với Pa đi ra ngoài, tôi đi đến bên Mak đang ngồi cạnh giường anh Tha. Mak sờ bụng và nhìn chằm chằm vào mắt anh. Rồi Mak vuốt tóc anh. Tôi cũng muốn nắm tay anh để trấn an. Rồi tôi nghe một tiếng động nhỏ, đột nhiên môi anh nở ra thành một nụ cười. “Mak, anh Tha đang cười kìa”, anh Than khi đó đang đứng ở chân giường, kêu lên sung sướng. Tất cả chúng tôi đều mỉm cười.
      Mak nói dịu dàng “Than, con đưa cho anh con cầm khẩu súng đồ chơi của con một lát đi”, anh Than làm theo ngay.
      Tuy vậy, anh Tha không hồi phục. Anh nhắm mắt, không lấy gì, không nói gì. Anh chỉ còn thở. Pa và Mak luôn luôn ở cạnh anh.
      Cha mẹ tôi không bao giờ chuẩn bị cho chúng tôi ý tưởng về chuyện chết chóc. Chuyện đó không bao giờ được đưa ra thảo luận với con cái. Khi anh Tha chết, mẹ tôi khóc rất nhiều. Tiếng khóc nức nở của mẹ làm tôi sợ hãi nhưng vẫn kéo tôi lại gần. Còn Pa thì mắt đỏ quạch, đẫm nước. Ông lấy tay che mặt, bước ra khỏi nhà. Tôi rất buồn vì cái chết của người anh trai, người đã từng cho tôi ẵm một con quạ non, con chim ấm và run rẩy, hai chân bấu vào lòng bàn tay tôi. Nhưng một cách nào đó, sự buồn bã và bất lực của cha mẹ còn làm bận lòng tôi hơn nữa.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #6

       27/7/2011, 20:20

      Càng ngày, cuộc sống của chúng tôi càng không kiểm sóat được nữa.
      Chúng tôi đã đến trú ngụ tại nhà Kong Horne, chú của mẹ tôi trong một tháng, rồi ông trở về cùng với vợ con. Ngôi nhà bây gìờ đầy người. Dân chúng đang dần dần trở lại Takeo, cuộc sống đang chậm chạp trở lại trên đường phố trống vắng. Nhà bây giờ đông người nên gia đình tôi chuyển lên tầng hai, một chỗ mang câu chuyện buồn. Nhiều năm trước khi tôi ra đời, một người đàn bà đã phá cửa nhà ông chú định ăn cắp nữ trang, vàng bạc giấu trong đống củi, một cách giữ tài sản thô sơ nhưng thực dụng của nhiều người Cambodia sợ lạm phát và tiền giấy mất giá. Kẻ xâm nhập không biết bằng cách nào mà lùa được người dì lên bảy tuổi của tôi lên lầu. Chẳng ai biết điều gì đã xảy ra. Có lẽ mụ ta cố doạ dì khai ra chỗ giấu vàng và nữ trang. Cũng có thể mụ bắt nhân chứng phải câm miệng. Cuối cùng, mụ ta thắt cổ, treo lủng lẳng thân hình nhỏ bé của dì bằng sợi dây trên trần nhà. Sau đó kẻ sát nhân bị tìm thấy núp dưới giường trên lầu, không xa chỗ xác chết. Mụ ta không bao giờ tìm thấy vàng.
      Sau vụ đó, toàn bộ tầng hai của ngôi nhà bị đóng kín. Dây thừng, cây gỗ…được xếp áp vào tường để trừ tà ma. Khi nào chúng tôi thấy sợ, thì bà cố tôi tuôn một tràng những câu tiếng Pali nghe như một bài hát xin Đức Phật xua đuổi tà ma đi, dựng một biên giới vô hình mà ma quỷ không bước vào được. Còn theo truyền thống Cambodia ta có thể xua ma quỷ chỉ bằng cách đưa ngón tay giữa lên trời là đủ.
      Mẹ tôi thì thề rằng ban đêm mẹ nghe tiếng ai rót trà. Có đêm thức dậy rót nước uống, bà thấy một bóng đen đang ngồi trên võng. Một đêm nọ tôi thức dậy thét lên gọi cha tôi. Có ai đó lướt một ngón tay dọc cánh tay tôi, nhẹ như một con nhện. “Pa ơi, có ma!” Thoạt đầu Pa cố giả vờ hiểu lầm “Cái gì? Kiến hả?” ông đùa, vờ lộn hai từ mà trong tiếng Cambodia đọc tương tự như nhau. Nhưng đến khi tôi thét lên lần thứ ba, ông bèn chạy đến.
      Giữa cái nơi chết chóc và ma quỷ này, còn nhiều sự huỷ hoại khác.

      *
      Có cái gì đó rơi xuống gây nên một tiếng động ầm ĩ. Cả căn nhà rung chuyển. Tôi mở bừng mắt. Tiếng nện liên tục như một nắm đấm khổng lồ nện trên đất nhiều lần. Chị Ry chạy ra khỏi mùng. Tôi chạy theo phía sau chị. Trời tối đen. Khi chị Ry và tôi chạy ra đến phòng ngoài, Pa, Mak, cô Cheng, anh Than, chị Chea và chị Ra đã quây quần nơi cửa sổ trước nhà.
      “Putho (ơn Trời)!” Mak kêu lên, bà nhăn nhó mỗi khi có tiếng nổ.
      Tôi muốn biết mọi người nhìn cái gì, nên cố chui người chồm ra cửa sổ. Những cái lưỡi lửa và khói liếm lên bầu trời đen kịt, chiếu sáng cả phong cảnh ở xa, đâu đó phía bên kia sông Bassac. Bóng đen của các chiếc máy bay lượn vòng trong bóng tối rót những chiếc đĩa sáng xuống. Những chiếc đĩa đó phân tán, khuất đi sau những bóng cây xa xa, rồi bùng nổ dữ dội thành những ngọn lửa sáng rực trên mặt đất. Chúng tôi thấy trước khi nghe, tiếng nổ đến tai chúng tôi như một tiếng vọng bị hoãn lại. Mỗi vụ nổ kết thúc bằng một cây nấm khói khổng lồ.
      “Pa?” tôi bấm chặt tay cha tôi ngước mắt nhìn bóng tối trên khuôn mặt ông. Ông không nói gì, nhưng vẫn đưa mắt nhìn bầu trời cháy rực, run rẩy. Tôi đứng đó với Pa ngắm nhìn sau khi mọi người đã trở vào giường.
      Chưa bao giờ tôi thấy đàn ông khóc nhiều như vậy. Như cha tôi tối nay.
      Một vài ngày sau, tin tức lan truyền. Pa và những người lớn khác bàn tán về những tin tức về tai họa từ nhiều ngôi làng thuộc tỉnh Takeo. Ông kể rằng B-cinquante-deux (B-52) đã oanh tạc các vùng này, có nhiều thường dân Cambodia bị chết tại các làng nơi người cô của ông sinh sống, gần làng Srey Va. Có người trực tiếp bị trúng bom, có người chết vì sức nóng cao độ do bom tạo ra. Gia đình người em gái của Pa đã phải bỏ nhà ngay từ khi bom rơi xuống làng bên cạnh. Giống như những gia đình khác, họ chạy lên trú ẩn ở thành phố Takeo, ngụ tại một ngôi nhà gần chỗ chúng tôi. Tôi không thể hiểu rằng đó là do những chiếc máy bay từ bên kia bờ đại dương.
      Sau cuộc huỷ hoại và chết chóc này, một cuộc sống mới xuất hiện. Bosaba, ra đời vào tháng sáu, hai tháng sau trận oanh tạc. Nó được đặt tên theo tháng hai trong tiếng Cambodia, tức tháng của mùa lúa chín, khi đất đai sum suê xanh tốt, hạt lúa chín vàng và trĩu nặng sẵn sàng cho mùa gặt. Mak vuốt ve cái đầu tóc sẫm, mềm như tơ của đứa con thứ tám. “Chúng ta mất đứa con trai đầu, nhưng bây giờ ba mẹ có được đứa con này”, bà bảo chúng tôi như vậy. Mak say sưa ngắm cặp mắt nhắm nghiền của Bosaba và cái miệng nhỏ xíu của nó, đang cựa quậy như lúc bú. Những ngón tay màu hồng hồng của nó mở ra, khép lại, tôi bèn chuồi ngón trỏ của mình vào trong nắm tay nó. Nó nắm chặt, vừa khít.
      Tôi rất sung sướng thấy Bosaba ra đời vì nó làm cho Pa và Mak hạnh phúc, nhưng đứa em nhỏ này của tôi chỉ là một món quà ngắn ngủi. có lẽ do sinh sớm, sức khoẻ của nó bị tổn thương do mẹ tôi bị chấn động lúc mang bầu. Nó bệnh và khóc liên tục, không ai dỗ được. Cả Pa lẫn bác sĩ đều không giúp ích gì được.
      Sự giúp đỡ y tế lúc này càng hiếm hoi đến nỗi nhiều người phải trở lui với cách chữa trị dân gian xưa. Pa cũng bắt đầu đau dữ dội ở bụng dưới. Ông nói ông bị viêm ruột thừa. Một người bạn, hay có lẽ là một bác sĩ, cảnh báo ông “Nếu anh không mổ để lấy đi cái “cổ rùa” đó – chỗ ruột thừa bị sưng – anh sẽ chết chắc đấy”. Nhưng bệnh viện bây giờ đã bỏ hoang, chỉ còn thời gian và số phận may ra giúp ông thôi. Bằng cách nào đó, pa sống được, nhưng rất mong manh. Thuốc men thực sự đã vượt khỏi tầm tay của chúng tôi, và hậu quả là tuyệt vọng và chết chóc.
      Chỉ vài tuần sau, em trai Bosaba chết.
      Càng ngày càng có nhiều người dân làng mất nhà cửa và người tị nạn đổ dồn vào thành phố, trong đó có cả mẹ của Mak và sáu anh chị em. Ông ngoại, cha của Mak, thì ở lại làng Prey Ronn để chăm sóc ruộng vườn. Chỗ ở của chúng tôi nơi tầng hai đông đúc hẳn. Chúng tôi phải chia xẻ cho gia đình bà ngoại. Những dấu hiệu của chiến tranh đã bắt đầu lan vào thành phố. Một ngày nọ, lúc tôi đang chơi bi dọc đường cùng các anh chị em họ và trẻ con hàng xóm, bỗng chúng tôi ngước nhìn lên và thấy một đám người lớn tụ tập. Chúng tôi ngừng chơi và chạy đến xem họ chú ý cái gì, cố sức chen ra trước đám đông. Trên đường phố đặt hai cái đầu người bị chặt. Máu ở cổ của hai cái đầu khô cứng lại với bụi và cỏ khô. Mặt sưng húp và tím lại. Mí mắt sưng bầm. Một người đàn ông tuyên bố dữ dằn “Này, xem này, đầu bọn Khmer Đỏ đó. Tụi tôi bắt được chúng. Nhìn chúng xem”.
      Phản ứng đầu tiên của tôi là lảo đảo lùi lại, lưng tôi đập vào vòng người lớn đang đứng quanh. Tôi bối rối. Rouge là “đỏ”. Khmer nghĩa là “người Cambodia”. Tôi không hiểu điều tôi vừa nghe. Những khuôn mặt mất sinh khí trước mặt tôi có thể là khuôn mặt của bất cứ ai trong đám đông này. Nhanh chóng, những người lớn vội vã xua chúng tôi đi xa khỏi cái quang cảnh bạo lức trước mắt, đồng thời họ phê phán nghiêm khắc những kẻ đang kéo hai cái thủ cấp trước mặt chúng tôi như những trái dưa ở chợ. Họ chửi những người kia “Bộ các anh không biết làm điều gì tốt hơn à?”
      Pa nói rằng đã có nhiều vụ ném bom dọc biên giới Cambodia, và càng có nhiều người bỏ nhà đến Takeo. Thật lạ lùng, sau khi đưa các anh chị tôi và tôi đi học trở lại trong một năm ở đây, cha mẹ tôi lại xét đến việc di chuyển đi nơi khác. Họ quyết định mua một căn nhà ở Phnom Penh trước đây là của một gia đình Việt Nam. Pa nói rằng nhiều gia đình Việt Nam bị cưỡng bách hồi hương nên nhà cửa của họ ở Phnom Penh đang được bán gấp với giá rẻ.
      Đối với Pa, những tháng vừa qua ở Takeo thật là vô vọng pha lẫn với những bài học bạo lực. Ông đã mất hai đưá con trai, những đứa bé không chết vì bom đạn nhưng hẳn đã có thể sống sót nếu được đưa đến bệnh viện và được chăm sóc y tế. Sau những việc này, Pa trở nên câm nín, nhưng từ sự im lặng của ông, phát xuất một khát vọng bùng cháy. Khát vọng chống trả lại, không phải bằng súng đạn mà bằng trí óc. Khát vọng học hỏi.
      Bằng những cách tôi không bao giờ tưởng tượng nổi, khát vọng của ông sẽ tác động lên tất cả chúng tôi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #7

       27/7/2011, 20:20

      Hạt Cơm Trên Đuôi Chó
      Phnom Penh là một thành phố được thiế kế cho giác quan. Ở khắp mọi nơi là hoạt động, âm thanh và những mùi vị trên người. Tại đây dường như người ta không cảm thấy cái bóng tối của chiến tranh đang đè nặng lên họ. Lúc này là mùa hè 1972. Chúng tôi thì cảm thấy sung sướng vì sự bình thường đột ngột của họat động con người. Thiên hạ tản bộ suốt phố. Nhiều người quây quần trước các xe bán hàng rong, xô nhau trước các hàng bán bún chiên, những thanh xoài xanh ngâm dấm chua lè cắm trên que dài chấm với một chút muối ớt; hay các quả chuối chiên vàng dòn rụm tẩm bột mì và hạt mè. Tôi thích nhất là món săng uých pa tê, hai lớp bánh mì dày ở giữa nhét các loại thịt xắt mỏng, cùng với các lát dưa chuột xắt mỏng và hành xanh.
      Phnom Penh thật sự là một thành phố thủ đô. Khắp nơi chúng tôi thấy chợ, hiệu thuốc, tiệm ăn, trường học… Những hoạt động bình thường của cuộc sống đô thị.
      Ngay khi vừa đặt chân đến đây, chúng tôi đã đón chào một người khác vào trong gia đình: Mak sinh được một cậu bé trai khỏe mạnh, Pa và Mak đặt tên cho cậu là Putheathavin, một cậu bé trai đẹp, có lông mi dài, dài hơn bất cứ ai trong gia đình tôi, có làn da sạm mịn rất giống Pa. Chúng tôi gọi nó là Vin, dùng âm cuối của tên nó. Cũng giống như vậy, tên tôi là Chanrithy, và mọi người gọi tôi là Thy hay Athy. Chị Ra tức là Chantara, chúng tôi gọi chị là Ra, như Pa và Mak gọi chị là Ara, vì họ lớn hơn nên họ có thể dùng chữ A gọi trước tên chị. Cũng như vậy , chị Ry là Channary, anh Than là Chanthan, và Avy là Putheathavy, nhưng chị Chea thì chỉ là Chea vì đó là tên cúng cơm đặc biệt của chị, có nghĩa là “lành”, nhưng ở trường các bạn chị gọi chị là Chanchhaya. Bây giờ Pa và Mak đã có bảy người con, đông hơn gia đình người hàng xóm.
      Hàng xóm ở phía tay phải của chúng tôi là hai gia đình người Trung Hoa, lặng lẽ và nhã nhặn. Bên phía trái là một gia đình người Cambodia dễ thương. Đó là những người Cambodia thuần chủng, như Mak nói, có làn da sậm và cặp mắt to. Bên kia đường là một gia đình Cambodia khác, gồm một người cô cùng gia đình và một người cháu gái còn độc thân, làm nghề cảnh sát. Cô ta tên là Veth và tôi rất kính sợ cô này.
      Trường tiểu học Sala Santeu Mook là nơi tôi học và cũng là trường của anh Than nữa. Có những chậu hoa nhiều màu sắc đặt ở lối vào trước mỗi toà nhà trong trường, cả quanh cột cờ, nơi mỗi buổi sáng chúng tôi mặc đồng phục sắp hàng chào cờ và hát bài quốc ca:
      “Chúng ta là dân tộc Cambodia nổi tiếng trên thế giới. Chúng ta đã từng xây nên những đền đài vĩ đại. Nền văn minh, tôn giáo rực rỡ của chúng ta, di sản của tổ tiên ta đã được gìn giữ trên trái đất này. Hỡi người Cambodia, hãy đứng lên, đứng lên, chiến đấu bảo vệ nền cộng hoà. Khi kẻ thù tấn công, chúng ta bảo vệ, chúng ta chiến đấu”.

      *
      Hai năm sau khi Vin ra đời, Mak lại sinh một đứa bé khoẻ mạnh khác. Nó trông đáng yêu với cặp mắt nâu đen và làn da sáng giống như Mak nhưng khuôn mặt thì lại giống Pa. Sau khi nó ra đời, cô điều dưỡng bảo Mak rằng cuống nhau đã cuốn quanh người nó. Điều này có nghĩa là khi nó lớn lên, nó sẽ là thầy giáo, rằng nó lớn lên sẽ thông minh và có tình. Điều này làm Mak mỉm cười, đưa mắt ngắm bộ mặt hồng hào của nó. Tên nó là Phalkunarith, nhưng đôi khi Pa gọi nó là Map (có nghĩa là mập) vì hai má nó mập chù ụ.
      Bây giờ tôi đã tám tuổi ,quên hết quá khứ, kẻ thù cùng bom đạn. Tôi đã học những điều mới mẻ ở nhà trường, trong đó có lịch sử Cambodia mà tôi phải thuộc lòng. Đôi khi tôi thấy môn học này chán phèo, vì nó đầy các cuộc chiến tranh, các trận đánh với các nước láng giềng, với các vua Cambodia đã chết cùng cái tên dài thòng bằng cả tên và họ của tôi ghép lại. Có vẻ như suốt trong lịch sử, Cambodia đã không là một quốc gia hoà bình. Chị Chea bảo tôi rằng cần phải học lịch sử Khmer. Thế nhưng lúc này tôi thà học toán còn hơn, vả chăng tôi muốn biết nhiều hơn nữa về quyền năng huyền diệu của các dược phẩm chất đầy trong ngăn kéo nơi bàn viết của Pa.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #8

       27/7/2011, 20:20

      Khi không có ai ở chung quanh, tôi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như bao giờ, kéo khẽ một trong những ngăn đựng thuốc của Pa ra. Trước mắt tôi là những hộp đựng thuốc bột theo từng lọ, và thuốc dưới dạng chất lỏng màu sáng đựng trong các ống thuỷ tinh được thổi thành hình dạng khác nhau. Còn có các lưỡi cưa bằng kim loại nhỏ xíu mà Pa dùng để cưa các ống thuốc và các tấm giấy tẩm cồn để theo từng gói nữa. Tôi đứng ngây người trước các dãy kho tàng huyền diệu đang lấp lánh đó. Rồi cuối cùng mắt tôi dừng lại trên hai vật: thứ thuốc chích Pa đã cho vào người tôi và chất lỏng ông đã tiêm vào tĩnh mạch trên cánh tay tôi.
      Vậy là có một loại bùa chú trong nhà tôi: dược phẩm. Tôi không biết chắc cha tôi đã học ngành y khi nào và ở đâu , nhưng ông đã làm vậy với hy vọng rằng mình không bao giờ bất lực như thời anh Tha và em Bosaba bệnh. Pa là như vậy. Với ông, đời sống là một chuỗi vấn đề đang cần được giải quyết.
      Pa là một người cha tốt và bây giờ ông còn là một bác sĩ giỏi. Khi tôi đau ốm vì chứng suyễn, ông luôn luôn chăm sóc tôi. Khi tôi thở khó khăn, ông áp tai vào ngực và lưng tôi lắng nghe tiếng khò khè. Đôi khi ông còn mang tôi đến bệnh viện để chụp X quang và thử máu. Từ đó ông biết phải cho tôi thứ thuốc nào. Dẫu có đến bảy đứa con để chữa trị, ông vẫn sẵn sàng dành chỗ cho các bệnh nhân khác. Cũng không cần phải hẹn giờ trước. Trông ông giúp đỡ các anh chị em họ của tôi bị đau ốm và những đứa bé hàng xóm, tôi hết sức ngưỡng mộ. Tôi nắm tay Pa và nói với ông “Pa, khi con lớn con muốn giống như Pa. Con muốn chữa cho người ta. Làm cho họ khoẻ hơn”.
      Bên cạnh Pa, chị Chea là thần tượng thứ hai của tôi. Chị rất thông minh. Chị thường được nhận quà và phần thưởng vì đứng đầu lớp. Pa và Mak rất hãnh diện vì chị. Tôi muốn được giống như chị - luôn làm tóan trong cuốn sổ ghi dầy cộm và có nhiều bạn bè tốt. Chị dạy tôi hát bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Tôi thường nhớ chị tập cho tôi đếm từ một đến mười “bằng tiếng Mỹ”. Thấy tôi ham mê ngoại ngữ, chị hứa khi tôi lên mười, chị sẽ nói với Pa ghi tên cho tôi vào một trường tư thục Anh ngữ tên là Engloria.
      Chắc chắn Pa sẽ cho tôi học. Cha mẹ tôi rất vui lòng khi thấy anh chị em chúng tôi đều được đi học. Điều này khiến tôi nghĩ đến bài thơ có lần chị Chea đọc cho tôi nghe;
      “Tri thức không thể để cho mối mọt huỷ hoại…
      người ta có thể dùng và đừng bao giờ để cho nó bị cạn”
      Nơi ở của chúng tôi lại bị xáo trộn thêm một lần nữa. Pa giúp tổ chức đám cưới cho cô Cheng, rồi đưa cô và chồng cô về ở chung nhà với mình. Họ ở với chúng tôi cho đến khi tìm được nhà riêng. Thật vui khi có cô Cheng ở bên cạnh. Thật lạ khi thấy cô lấy một người cô không quen biết. Tôi rất nhớ cô, người cô tôi biết trước khi cô lấy chồng.
      Cuối cùng thì cô Cheng cũng chuyển đi ở nơi khác, nhưng chú Seng, em trai út của Pa, ở với chúng tôi từ khi chúng tôi mua nhà, thì ở lại. Tôi rất thích chú, chú là người hay cù vào bụng tôi. Chú Seng còn độc thân và rất là bảnh trai, nhất là sau khi chú mang kính mát và mặc bộ đồ đồng phục phi công. Có lần Pa bảo với các bạn ông khi họ đến ăn tối rằng chú Seng bay với nhiệm vụ do thám cho Không lực Cambodia. Ông bay đi tìm Khmang, tức kẻ thù, Pa giải thích nhẹ nhàng. Tôi biết ông muốn nói đến Khmer Đỏ.
      Tôi bắt đầu chú ý đến thế giới bên ngoài và điều mà người lớn quan tâm. Tôi thường ngồi yên lặng trên chiếc đi văng màu gụ xem tin tức truyền hình cùng với Pa hoặc lắng nghe radio. Tôi không hiểu nhiều lắm nhưng tôi biết là quan trọng. Có những tin tức về cuộc chiến với Khmer Đỏ, về hoàng thân Sihanouk, vị “vua thần” mà nhiều người Cambodia lớn tuổi tin rằng có quyền năng thần thánh, người mà bằng cách nào đó đã để mất quyền lực và đang liên minh với Khmer Đỏ. Pa nói, chính bằng giọng của ông ta, Sihanouk, đã kêu gọi trên radio ở Bắc kinh, Trung Quốc, khẩn thiết hô hào dân chúng Cambodia liên kết với Khmer Đỏ trong rừng, kêu gọi chúng tôi liên kết với “vua cha” và chống lại những kẻ “ủng hộ đế quốc Mỹ”. Người phát thanh tường thuật vô số tai hoạ, chết chóc của binh sĩ và thường dân, chỉ ra những tỉnh ở xa thủ đô, nơi những cuộc đụng độ đã xảy ra. Những tin tức đó dẫu sao cũng còn quá xa vời.
      Mặc dù tôi tốn nhiều thì giờ với tin tức của người lớn, tôi vẫn quay lưng lại với chuyện đó, tôi vẫn hướng mình vào công việc chính của một đứa trẻ - đó là chơi đùa. Khi anh Than và bạn anh đang sửa soạn chơi trò đá lon, tôi vội băng ra mở cổng. Tôi hy vọng họ vẫn chưa chia phe xong. Tôi chen người vào giữa đám con trai “Này, em chơi với được không?”
      Từ phía sau anh Than gọi “Athy, em đến đây” Anh vẫy tay làm hiệu cho tôi ra khỏi đám bạn của anh.
      “Sao?”
      “Đừng chơi với bọn con trai, mày là con gái mà. Đi mà chơi với bạn của mày. Đi!”
      “Nhưng em muốn chơi đá lon cơ! Anh có thể chơi với mấy anh ấy được, còn em thì tại sao lại không?”
      “Nhưng tụi nó là bạn của tao. Nếu mày chơi, tao sẽ mách với Mak. Mak sẽ đánh mày vì tội chơi với con trai”. Anh trừng mắt với tôi rồi bước tới chỗ đám bạn.
      Tôi nói với sau lưng anh “Coi kìa, bạn anh đâu có bảo em không chơi được!”
      Tôi không thể không chú ý đến phong tục hay Mak sẽ làm hoặc nói với tôi như thế nào. Tuy nhiên các bạn của anh Than có vẻ không phiền gì khi tôi chơi với họ. Thế là tôi nhập cuộc. Trong suốt cuộc chơi, tôi chạy nhanh không thua gì họ. Tôi vui thú và quên đi tất cả những điều anh Than đã cảnh cáo.
      Anh Than chạy về nhà. Tôi chạy theo. Tôi đi ngang qua Mak đang ngồi trên đi văng còn Pa thì ngồi ở bàn giấy, kính đeo mắt, đang nghiên cứu cái gì đó.
      “Athy, con đi đâu về mà người ướt đẫm mồ hôi vậy?” Mak hỏi tôi.
      “Con chơi”.
      “Mak, nó chơi với tụi con trai đó. Con đã bảo là không được nhưng nó ngoan cố lắm”.
      “Athy, tại sao vậy?”
      Tôi quay lui lại phòng khách để tự biện hộ.
      “Athy, chúng không muốn con chơi, tại sao con không nghe?”
      “Tại sao con không chơi được? Bạn anh Than không hề nói con không được chơi. Chỉ có anh Than là bảo con không được chơi mà thôi!” Tôi cãi.
      “Vì nó là con gái mà, Mak!”
      “Nhưng tụi bạn em tối nay có chơi trò gì đâu. Thế tại sao em không chơi trò đá lon với bạn anh được? Anh ích kỷ lắm!” Tôi vặn lại “Anh chỉ muốn mình anh được vui chơi mà thôi!”
      Mak bật cười, thú vị nghe chúng tôi cãi nhau. Bà quay qua Pa, đang ngồi ở bàn làm việc, và nói “Ba nó, nghe các con ông kìa”.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #9

       27/7/2011, 20:20

      Tôi ngước mắt nhìn Pa, hồi hộp xem Pa sẽ nói gì. Tôi tự hỏi không biết ông sẽ bắt tôi quỳ trên bàn giấy để phạt, như ông đã làm thế khi tôi lén chuồn ra ngoài coi tivi tại nhà bạn sau khi ông bảo tôi ngừng xem tivi tại nhà vì đã đến giờ đi ngủ. Bây giờ thì chắc Pa đã biết rằng loại kỷ luật như thế chẳng bao giờ có tác dụng với tôi. Lúc đó tôi cố khóc hết cỡ, chầm chậm leo lên ghế để lên bàn chịu hình phạt. Tiếng khóc chói tai của tôi có lẽ đối với Pa còn khó xử lý hơn là việc bắt tôi quỳ trên bàn giấy nữa. Chính vì thế bây giờ tôi không biết Pa sẽ làm gì khi ông chầm chậm ngước đầu nhìn lên. Ông quay sang Mak, nhìn bên trên cặp kính đang treo tòn teng ở chóp mũi. Tôi nhẹ nhõm khi thấy ông nhoẻn miệng cười.
      Bản án thế là rõ rồi. Tôi được thoát tội.
      Thật lạ, nằm ngoài sự hiểu biết của tôi, điều giống như vậy, điều tiếp tục nơi trò chơi đá lon thời thơ ấu của chúng tôi đã leo thang trên khắp đất nước, trên một quy mô chính trị lớn lao và nguy hiểm hơn nhiều. Giống như các bạn tôi và tôi thách thức nhau lẻn vào và đá chiếc lon thiếc qua làn ranh chiến thắng, chính phủ Cambodia và các đạo quân thường dân cũng thách đố nhau, xô đẩy nhau giành chiến thắng. Cũng giống như các đứa bé hàng xóm tăng cường đội bóng của mình, chiêu mộ những đứa chơi giỏi nhất, phe Khmer Đỏ cũng tăng cường đồng minh của mình. Ở ngay giữa tất cả những lực lượng đó, Cambodia đã trở thành cái lon thiếc được thèm muốn. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy tiếng dội của trò chơi vượt ra khỏi tầm tay của chúng tôi.
      Cuộc chiến trên khắp đất nước đang leo thang. Khi Khmer Đỏ bắt đầu chiếm được các tỉnh ở vùng xa, hàng ngàn, hàng ngàn gia đình rời bỏ nhà cửa, tìm cách tị nạn ở Phnom Penh. Chỉ trong vài tháng, dân số ở thủ đô tăng lên trên gấp ba lần, từ 600.000 lên đến gần 2 triệu người.
      Với một số dân đông như thế sống tại đây, vật giá tăng vọt lên trời. Và sự tham nhũng của các viên chức chính phủ cũng tăng nhanh như vậy.
      Khi chồng của cô tôi, một sĩ quan trong quân đội Cambodia bị bắt vì đã lén bán vũ khí cho Khmer Đỏ, cha tôi choáng váng.
      “Thật tham lam, ngu ngốc biết chừng nào. Nó đã bán cả đất nước!” Pa thì thầm, không thể hiểu nổi tại sao dượng tôi lại phản bội. Cô tôi khóc, nói với Mak và Pa về án tù và tiền bảo lãnh. Không biết bằng cách nào đó, cuối cùng dượng tôi cũng được phóng thích.
      Tệ hơn nữa, hoạt động khủng bố cũng len lỏi vào thành phố. Chất nổ được cài đặt ở những nơi công cộng như rạp hát, chợ. Chúng tôi nghe tin này trên đài phát thanh làm Mak luôn luôn nhắc anh Than phải cẩn thận “Than, con nghe chưa đấy?” Báo chí cũng nói rằng Khmer Đỏ đang khủng bố cả đất nước, đặc biệt là chính quyền Lon Nol.
      Hàng đêm Pa cập nhật cho Mak nghe về những gì đã xảy ra tại nơi ông làm việc hoặc các tin tức ông đọc trên báo. Ông nói về những gia đình từ bỏ quê đi tản cư. Càng ngày càng có nhiều người ăn xin trong thành phố và bây giờ thêm những gia đình không nhà, không cửa. Trẻ con lẻn vào tiệm xin khách hàng thức ăn thừa. Chủ hiệu đuổi chúng đi, nhưng chúng chỉ biến mất một lát rồi lại xuất hiện.
      Tối hôm ấy Pa kể cho tôi về một câu nói thông dụng của Cambodia. Pa bảo tôi “Rồi đến một ngày khi có một hạt cơm dính vào đuôi chó, mọi người sẽ giành giật hạt cơm đó”. Ông nhìn tôi ,vẻ nghiêm trọng, mẹ tôi cũng vậy, họ chờ phản ứng của tôi. Nhưng tôi không hiểu gì cả.
      “Đừng kén ăn, koon,” Mak nói thêm “Hãy ăn những gì mình có”.
      “Koon, có nhiều người đói khát ngoài kia đấy” Pa bảo.
      Trong mắt ông, tôi thấy hết nỗi quan tâm của ông đối với tôi. Chỉ đến lúc đó tôi mới bắt đầu nhận thức rằng cha mẹ tôi yêu tôi biết chừng nào, họ muốn dạy dỗ tôi, chuẩn bị cho tôi trước năm mới, năm Mão, trước những điều bất ngờ mà nó mang lại.
      Rồi đã đến thời của các Thiên thần mới. Năm mới của Cambodia đã đến, ngày 13 tháng tư. Đó là lúc mọi gia đình trên khắp đất nước bắt đầu chào đón các lễ hội kéo dài theo truyền thống đến tận ngày 15. Trên đài phát thanh, tôi nghe các bài nhạc kể chuyện các thiên thần cũ được đưa trả về trời, thay thế bằng các thiên thần mới có nhiệm vụ chăm sóc người phàm trần. Thường thường, gia đình tôi đi đến Wat Phnom, một ngôi chùa đẹp đẽ xây trên một đỉnh đồi ở Phnom Penh, hoặc đến Đài kỷ niệm độc lập, một đài tưởng niệm quốc gia giống như một công viên. Ở nhà thì chúng tôi dâng thức ăn thức uống lên bàn thờ Phật để chào đón các thiên thần mới bằng gạo, nến, hương và trái cây.
      Nhưng năm nay, 1975, không có thần linh của năm mới nào cả. Nỗi sợ hãi, chứ không phải thần linh, bay đầy trên không trung. Khmer Đỏ đã lớn mạnh và nguy hiểm. Chúng đã chiếm phần lớn các tỉnh bên ngoài. Từng tấc một, họ áp sát Phnom Penh. Chúng pháo kích vào thành phố. Tuy bom đạn chưa làm chết ai trong gia đình chúng tôi, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi nghe tiếng pháo rit lạnh người trên đầu. Mọi gia đình đều hối hả đào đất, xây những hầm dã chiến và hầm trú bom trong sân nhà mình, sử dụng bất cứ khoảng không nào có được. Trường học đóng cửa chờ thông báo. Riêng trường tôi thì biến thành một bệnh viện dã chiến, nơi ở tạm của hàng trăm người lính, đa số đều bị thương. Chúng tôi phải ở rịt trong nhà, không dám đạp xe đi chợ nữa. Vào lúc đó, chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho những người thân yêu của mình được an toàn.
      Mặc dù tôi chỉ mới chín tuổi, trí óc tôi thường xuyên niệm kinh Phật, điều mà chỉ những người lớn mới thường làm, nhưng tôi đã thấy, lắng tai nghe họ và đã thuộc lòng. Khi dân chúng đông đảo ở Phnom Penh phơi mình trước đạn pháo, tôi đọc đi đọc lại lời Phật dạy nhiều lần:
      “Sadtrow mok pa mol ay romlong. Sadtrow mok pe croay ay rarliey”.
      “Nếu kẻ thù đến trước mặt con, hãy tránh nó đi, nếu nó ở phía sau, hãy làm cho nó tan biến”.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #10

       27/7/2011, 20:23

      Khi Mảnh Chai Bắt Đầu Nổi
      The New York Times
      Ngày 6 tháng 5, 1975
      “Hoa Kỳ giờ đây tin rằng những kẻ chiến thắng đã lùa dân ra khỏi những thành phố ở Cambodia”.
      Washington, 5 tháng Năm – Các viên chức Bộ Ngoại giao ngày hôm nay nói họ tin rằng những người Cộng sản Cambodia đã ngầm bắt buộc toàn bộ dân ở Phnom Penh di tản ra khỏi thành phố ngay khi họ nắm quyền ở thủ đô đầu tháng qua.

      Hai ngày sau năm mới, ngày 15 tháng Tư năm 1975, chú Seng về nhà, xô bật cổng mở rộng. Không nói một lời, chú chạy vội vào nhà. Chú ùa đến phòng ngủ của mình, ném túi xách quân đội xuống giường, rồi vội vã nhét quần áo vào. Thấy thế, tôi ben phóng sang tìm Mak ở nhà bếp.
      “Mak ơi! Poo (chú) Seng làm rất lạ. Chú chạy ùa vào và tống quần áo vô túi xách. Mak, sang mà xem”.
      Mak nhíu mày. Im lặng một lát, bà cúi xuống tôi, nói “Con đi nói với ba con đi. Đi nhanh đi, koon!”
      Tôi bảo Pa đúng những gì tôi vừa bảo với Mak, nhưng lần này bằng một tốc độ nhanh gấp đôi lần trước. Pa vùng ngay dậy và rảo bước đi xuyên qua nhà để tìm chú Seng. Khi đó chú đã xong việc và đi ra khỏi nhà. Pa và tôi chận chú ngay gần cổng.
      “Seng! Em đi đâu vậy?” Pa hỏi.
      “Em sắp rời Cambodia đây”, chú Seng trả lời. Chú tránh cặp mắt Pa, chăm chăm nhìn xuống đất như thể không còn cần phải bàn cãi gì nữa.
      “Nhưng em không đi đến gặp Yom [1]sao? “ Pa lắp bắp, ông tức giận vì chú ấy quyết định ra đi mà không hỏi ý kiến người lớn hơn.
      Chú Seng buồn bã trả lời “Lok bang![2], bọn Khmer Đỏ là kẻ thù thứ nhất của em. Em không thể ở lại để nhìn mặt chúng” Lời chú rơi ra từ miệng như những viên đá dẹt. Chú nói một cách cương quyết “Em sẽ bay đến Kampong Chharng để gặp các bạn em, rồi từ đó bay sang Thái Lan. Lok bang, em đi đây”.
      Chú Seng bước ra khỏi cổng. Pa không nói một lời. Ông nhìn tôi, tôi thấy Pa đầy nước mắt. Thường thì người anh cả hiếm khi mất nghị lực tự kiềm chế, thế nhưng trước khuôn mặt của chiến tranh, ông không còn khả năng ấy nữa.

      Giống như nhiều gia đình khác có nhà cửa xây liền nhau, chúng tôi cũng không có khoảng trống nào để làm hầm tránh bom. Chúng tôi phải nhờ đến dì Nakry, em gái của mẹ tôi, dì có hầm tránh bom ở cách chúng tôi chừng hai căn nhà. Trong cái khoảng khắc kinh hoàng sau khi bom rơi xuống một nơi nào đó trong thành phố, cả trẻ con, đàn ông, đàn bà đều ua ra khỏi nhà, ngửng cổ lên nhìn xem nguy hiểm đến từ đâu. Chúng tôi cũng làm như vậy, gồm anh chị em chúng tôi, cha mẹ tôi và chú Surg, em của ba tôi (chú này lớn hơn chú Seng) mà gia đình đã đến ở với chúng tôi từ vài tháng nay. Nguy hiểm từ đâu? Chúng tôi đưa mắt thăm dò vùng chung quanh. Ít nói lên được điều gì. Liếc nhìn qua hàng xóm, chúng tôi tự hỏi bom sẽ đánh vào đâu. Sẽ có nhiều quả thả xuống nữa không? Khmer Đỏ sẽ dội bom xuống phần nào của thành phố? Chẳng ai biết cả. Còn bây giờ, tôi thấy nhẹ nhõm vì bom đã đánh trượt chúng tôi.
      Sáng hôm sau, ngày 16 tháng tư năm 1975, Pa đến sở làm. Đó là một cố gắng tuyệt vọng để cố tỏ ra mọi việc bình thường. Mặc dù ông biết rằng chẳng có nhân viên dưới quyền ông đến làm việc, và cũng chẳng có tàu nào đến cảng ngày hôm đó, ông vẫn cảm thấy mình phải có mặt để coi sóc các thiết bị. Trong khi Pa đến sở, mọi người đều ở nhà. Từ một tháng nay, các trường học đều đóng cửa.
      Cho đến khi bóng đêm phủ xuống nhà và trải xuống đường phố, Pa vẫn chưa về nhà. Đột nhiên có một tiếng nổ lớn phía sau nhà chúng tôi. Một quả đạn pháo làm rung chuyển nền nhà, gần như cùng một lúc bắn tung những mảnh đạn pháo rào rào lên mái ngói, như thể đất đá đang tuôn một trận mưa rào xuống đầu chúng tôi vậy. Từ trong bếp, Mak đang chạy ùa ra với hai đứa em trai nhỏ tuổi của tôi. “Koon, nấp vào nơi nào đó đi! Nấp đi! Dưới giường chú con đấy. Nắm lấy em này!” Mak gào lên với chị Ry và anh Than.
      Chúng tôi nhanh chóng chui vào dưới tấm nệm giường chú Seng. Một tiếng nổ khác làm tôi giật nảy người, trán húc vào lò xo giường. Lại một tiếng nổ khác, nó khiến cho tôi văng thành một đống co quắp với chị Ry, anh Than, Avy, Vin và Map. Âm thanh lớn đến điếc tai. Tôi quá sợ đến nỗi không còn đủ sức để niệm kinh Phật nữa.
      Cuộc pháo kích ngừng. Một lát sau Mak bảo có thể chui ra được rồi. tôi thấy nhẹ cả người và có cảm giác mình thở được bình thường trở lại. Mak, chị Chea và anh Ra chui đầu nhìn chúng tôi và đưa tay vào giúp chúng tôi duỗi thân thể ra, vì chúng tôi co quắp lại như những trái banh nhỏ xíu.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #11

       27/7/2011, 20:23

      Sáng hôm sau, 17 tháng tư năm 1975, tôi thức giấc vì một tiếng nói. Tiếng radio nổ ra vang tai. Chân tôi đạp vào tấm nệm. Trong một giây tôi có cảm giác như mình được đánh thức ra khỏi cái chết, vì thân thể tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt lả đến như vậy.
      Một giọng nam khác thường vang lên trong không trung. Không phải là tiếng nói mà là tiếng hét “Đầu hàng đi! Phnom Penh đã bị chiếm!” Tôi nhảy ra khỏi giường chạy đi tìm mọi người. Mak, Chea, Ra, Ry và Than đang tập trung quanh chiếc trường kỷ lắng tai nghe đài phát thanh. Tiếng nói đe doạ tuôn ra từ radio: “Nếu ai không buông vũ khí và treo cờ trắng, các đồng chí của chúng tôi sẽ xem đó là hành động nổi loạn chống lại chúng tôi!” giọng nói thật trang trọng.
      “Chea, tất cả các con, Ra nữa, đi làm lá cờ! Nhanh lên!”
      Các chị Chea, Ra và Ry chạy đi ngay khi những lời đó rời miệng Mak. Chị Ra đến tìm trong một chiếc tủ nhỏ trong khi ch. Chea cùng chị Ry chạy đến một tủ khác. Trong một giây tôi kinh hoảng, nóng lòng muốn làm một điều gì đó. Nhưng rồi tôi thấy chị Ra đang lục lọi tủ. Mak thì phóng vào phòng ngủ. Anh Than thì mở cửa trước, tôi bèn theo. Than hé cổng và tôi lách ra ngoài đường.
      Trời buổi sớm vẫn tối sầm khi tôi đi ra đường. Tôi chưa thấy có lá cờ nào, nhưng tôi chú ý một vài người phụ nữ cuống quýt chạy qua nhà hàng xóm. Trông họ cũng hoảng hốt như mẹ tôi. Bằng giọng the thé, họ báo động cho các người khác lo treo cờ trắng, và nhắc nhau lắng nghe tin tức trên đài.
      Càng lúc người ta ra khỏi nhà nhiều hơn, rồi đường đầy người. Người ta hỏi nhau về tin tức những người khác, và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Không ai biết được sự thay đổi đột ngột này rồi sẽ tác động lên họ như thế nào. Ơn trời, tôi thấy Pa đang tiến lại trên chiếc xe gắn máy màu xanh nhạt. Ông đột ngột dừng ngay giữa đường, chống chân xuống đất gần một vài người. Pa nói điều gì đó trong khi tay vẫn nắm chặt ghi đông xe. Một trong mấy người đó nói gì lại với ông và ông gật đầu. rồi mấy người này tản đi, cũng nhanh như khi họ tụ tập lại. Nhưng khi Pa sắp đi tiếp thì nhiều khác tiến lại, họ nóng lòng hỏi thăm tin tức.
      “Pa!” vừa kêu tôi vừa chạy, mừng quá đỗi khi thấy ông bình yên.
      Khi tôi chạy đến đám đông vây quanh Pa, tôi kêu lớn thêm một lần nữa. Pa ngừng nói, quay lại và ngạc nhiên thấy tôi. Ông nói nhanh “Athy, tại sao con không ở nhà? Trở về nhà ngay đi, koon. Đi!”
      Tôi vâng lời. Tôi không thể không chú ý đến vẻ rã rời, nhàu nát của Pa. Mắt ông đỏ ngầu, đầy gân máu, và trông sưng hơn thường ngày. Tôi cũng chú ý thấy ông không mặc bộ đồng phục thanh tra thường mang. Thay vào đó, ông mặc một chiếc sơ mi màu ngà và quần nâu đậm.
      Khi tôi chạy về nhà, tôi nghe tiếng Pa gào lớn “Treo lá cờ trắng trước nhà! Họ thắng, chúng ta thua rồi!”
      Một người đàn bà cũng la lớn từ trên ban công “Lok! Chúng tôi không có cờ! Kiếm đâu cho ra lá cờ trắng?”
      Rời chú ý vào đám đông, Pa ngước nhìn lên “Không cần phải là cờ trắng gì cho đẹp đâu. Một bao gối màu trắng hoặc một tấm vải trải giường màu trắng là được rồi. Bất cứ cái gì màu trắng để cho họ thấy chúng ta đầu hàng!”
      Tôi lo lắng báo tin cho Mak biết Pa đã về. Tôi như bay xuyên qua cánh cổng đang mở, la to “Mak! Pa về nhà rồi! Con thấy Pa đang bảo mọi người treo cờ trắng. Pa về kia kìa!”
      Mọi người lo âu ùa ra khỏi nhà. Chúng tôi vây quanh Pa như một bầy ong quanh tổ mật khi ông vừa bước qua cổng. Ông thở một hơi dài, nói “Phe Khmer Đỏ đã chiếm đất nước này. Chúng ta đang gặp khó khăn đây”.
      Đó là một lời thừa nhận không ai có thể chối cãi. Pa lắc đầu và chậm chạp bước vào nhà. Mọi người nôn nao muốn nghe ông nói về Khmer Đỏ. Ông ngồi xuống đi văng và thở dài. Không nói một lời, chúng tôi ngồi xuống quanh ông.
      Pa nói, chọn từng từ một cách chính xác “Srok Khmer (Cambodia) đã rơi vào tay Khmer Đỏ. Đời sống chúng ta sẽ không giống như trước nữa. Họ đã ra lệnh cho lính của Lon Nol hạ vũ khí và đầu hàng. Ai từ chối buông vũ khí sẽ bị bắn ngay”.
      Pa thở dài thật mạnh, mặt ông bạc trắng. Ông tiếp, “Họ đã bắt Lon Non [3]và thân quyến của ông ta. Ba không nghĩ rằng họ sẽ cho những người đó sống. Họ cũng không tha cho thường dân. Họ đe doạ những người dân vẫn còn nấp trong hầm tránh bom. Họ thét gọi vài lần bảo người ta chui ra. Rồi họ cũng không cho những người dân đang sợ hãi đó có cơ hội để đi ra nữa. Họ ném lựu đạn vào hầm trú bom. Không ai có thể sống sót, một con kiến cũng không.”
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #12

       27/7/2011, 20:24

      “Tại sao bố nó tối hôm qua không về nhà?” Mak hỏi. “Em cứ tưởng có một chuyện gì đó khủng khiếp đã xảy ra cho bố nó. Mấy đứa nhỏ sợ hãi và cứ hỏi bố luôn miệng.”
      “Thì tôi đã muốn về ngay khi ở sở người ta nhận định rằng quân Khmer Đỏ vừa vượt qua sông từ Phnom Penh. Nhưng tụi tôi không được phép rời sở. Khmer Đỏ pháo kích khắp nơi trong đường phố. Vì thế người tuyệt đối cấm rời khỏi sở”. Rồi ông giật mình. “Mà chúng ta đã treo cờ trắng trước nhà chưa vậy?”
      “Chưa, Pa ạ” chị Chea trả lời. “Con lo chạy ra xem ba và chưa làm xong lá cờ.” Chị có vẻ xin lỗi – điều này khá lạ đôi với người chị lớn bạo gan này. Nhưng trước những tin tức xấu như thế này thì ai cũng thuần đi.
      “Không cần phải làm cho đẹp đâu, koon. Lấy cái bao gối trắng treo đâu đó cho người ta thấy là được rồi. Nhanh lên! Quan trọng là để cho Khmer Đỏ thấy chúng ta sẵn sàng hợp tác”.
      Pa nhỏm dậy khỏi đi văng và mọi người đều làm theo như vậy, gần như đồng loạt. Ông quay sang Mak. “Tôi đi xem hàng xóm đã treo cờ chưa. Nếu mình không giúp nhau, Khmer Đỏ sẽ cho rằng chúng ta không muốn đầu hàng. Họ sẽ làm hại tất cả chúng ta. Tôi sẽ trở lại ngay.”
      Tôi chạy theo sau ba tôi. Tôi gọi “Pa, con cũng muốn đi với ba nữa” Tôi chạy đến níu cánh tay phải của ông.
      Ông dừng lại và nói “Athy, ở nhà với má con! Ba về ngay mà”.
      “Nhưng con muốn đi với ba!” Tôi nói mà cúi mặt xuống đất.
      “Được rồi, thì đi!” ông nắm lấy cánh tay tôi.
      Tôi nhẹ nhõm, cảm thấy an toàn chỉ vì có sự hiện diện của ông . Pa và tôi dừng lại trước một ngôi nhà chưa có cờ. Ông nhắc với chủ nhà, nhấn mạnh đến việc cần thiết phải treo cờ. Tôi hãnh diện vì thấy cha tôi là người đầu tiên đã lo lắng cho hàng xóm như thể họ là gia đình của ông vậy.
      Sáng hôm sau tôi rời nhà ngay sau khi ăn sáng. Bây giờ Pa bình yên rồi, trong trí tôi nghĩ đến trường học. Tôi bèn chạy sang nhà Thavy bạn tôi, chỉ cách nhà tôi chừng bảy căn nhà. Tôi lo lắng muốn biết trường tôi có bị phá huỷ không kể từ sau khi Khmer Đỏ bỏ bom gần đó nhiều lần.
      Thavy còn mang theo đứa em trai sáu tuổi của nó như thể chúng tôi đi ra tiệm thực phẩm mua bánh kẹo vậy. Chúng tôi đi, mỗi người nắm một tay cậu bé. Chúng tôi kể cho nhau nghe những nỗi sợ hãi của cái đêm bị ném bom. Cứ như kể chuyện ma vậy. Trước khi chúng tôi nhận ra, chúng tôi đã đứng trên con đường của trường học, hay đúng hơn, những gì còn lại của nó.
      Chúng tôi cứng người, lặng lẽ bước đi như những pho tượng nhỏ, mặt bạc trắng như phấn nụ vì kinh hoàng. Mắt chúng tôi chăm chăm nhìn vào cái hố sâu như miệng núi lửa do một trong mấy quả bom mới đào, chỗ hàng rào phía trái của trường học trước đây. Chúng tôi chầm chậm bước qua hàng rào bị xé nát. Mảnh hàng rào vỡ, cành cây gãy vụn tạo thành một đống hỗn độn. Cơn gió nhẹ quạt vào mặt tôi, mang theo mùi nồng khó chịu. Tôi nói “Có mùi gì hôi thối ở đây”
      Sự huỷ diệt của một cái gì đó rất quen thuộc đã kéo chúng tôi lại gần hơn. Chúng tôi chạy về phía các toà nhà đổ nát, mùi hôi thối càng gắt hơn. Trên mặt đất dọc theo lối đi, chúng tôi thấy chiếc mũ rằn ri của một người lính và những mảnh gỗ cháy đen từ các phòng học bị vất ra. Đến gần hơn nữa, mùi hôi bốc nồng nặc, ruồi nhặng bay vù vù.
      Trước mắt chúng tôi những xác lính chết chồng lên nhau trong một căn hầm tránh bom đã bị bom phá nát, căn hầm trước đây đã được xây nơi mỗi góc vuông dùng để trồng các luống hoa, giữa các bậc cấp dẫn lên mỗi phòng học. Lũ ruồi lớn với đầu và mắt xanh lè bu lúc nhúc lên các vết thương sâu hoắm nơi xác các người lính đang thối rữa. Một cái chân đứt lìa khỏi thân thể nằm bên cạnh bậc cấp của lớp học đầu tiên, nằm lạc lõng một cách đơn độc và bệnh hoạn. Xác quặt quẹo của một người lính nằm chồng lên phía trên các xác khác, cái miệng cứng đờ há rộng ra trong một cơn đau khủng khiếp.
      Tôi mới được chín tuổi.
      Trong đời tôi chưa bao giờ thấy nhiều cái chết đến như vậy. Trong một lúc tôi như bị thôi miên, ngây người trước những người lính bị giết. Tôi quên mất cả Thavy và tay của đứa em nó mà bàn tay tôi vẫn còn nắm chặt. Tôi che miệng và nhìn trừng trừng vào đống thây người: những lớp máu đông đặc, những phần thân thể thối rữa, bầy ruồi nhặng xanh lè đói khát đang rút tỉa các vết thương mở lớn trên thi thể. Bao tử tôi bắt đầu chuyển động, bữa ăn sáng mới nuốt vào bụng đang tìm đường vọt lên trên họng, tiếp theo đó là một cơn choáng váng cả người. Chỉ lúc đó tôi mới cố kìm giữ mình lại và cảm thấy được cái kéo, giựt liên tục từ bàn tay của em Thavy.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #13

       27/7/2011, 20:24

      “Thy, mình đi đi!” Thavy kêu lên, tiếng nó vo ve như một tiếng vang chậm chạp. Tiếng nó đến tai tôi như từ một nơi rất xa vọng lại. Thavy và em nó đã kéo tôi ra khỏi cơn hôn mê.
      Chúng tôi chạy về phía lỗ hổng trên hàng rào nơi chúng tôi chui vào. Tôi đang chạy bỗng nghe tiếng kêu thét bật ra từ lồng ngực cậu bé. Cậu em của Thavy vấp chân và té khi hai chị em đến hàng rào. Thì ra tôi quên bẵng không nắm tay nó và chạy lên phía trước hai người. Thavy kêu thét lên khi nó cố nhấc cậu em mặc quần ngắn màu xanh và mang giầy săng đan như thường khi nó chơi ở sân trường, như thể trong một ngày bình thường. Tôi chạy lại giúp Thavy. Tôi ngoái lại nhìn ngôi trường, hầu như mong đợi thấy được một bóng đen, cái hồn ma của người lính đau khổ chạy theo chúng tôi.
      Hai đứa chúng tôi nắm lấy hai bàn tay nhỏ xíu của cậu bé rồi dắt nó chạy về nhà. Chúng tôi cẩn thận phủi sạch bụi đất trên người nó, chùi sạch tay và đầu gối của nó để xoá sạch bất cứ chứng cứ nào, để khỏi bị người lớn ở nhà đặt ra những câu hỏi ngờ vực. Chúng tôi cố dỗ nó và hối lộ nó bằng cách hứa cho nó kẹo, bánh…bất cứ thứ gì chúng tôi nghĩ ra được. Bất cứ thứ gì để gạt ra khỏi tâm trí hoảng loạn của nó cái hình ảnh ngôi trường và các xác chết thối rữa, đưa nó trở lại trạng thái tâm trạng bình thường khi chúng tôi về gần đến nhà.
      Hai chị em rời tôi khi đến trước nhà tôi, tôi nhìn theo Thavy bước đi, tay choàng qua người cậu em, vừa đi vừa thì thào những lời trấn an. Tôi nhìn những cái lưng nhỏ xíu của chúng di chuyển trên đường phố. Một cuộc chia tay hiếm hoi. Đây có lẽ là lần cuối cùng tôi thăm ngôi trường. Và có lẽ là lần cuối cùng tôi thấy Thavy.
      Vào nhà, tôi cố tỏ ra bình thường, hành động như chỉ vừa sang thăm nhà một người bạn rồi về. Không ai nghi ngờ gì về việc tôi đã lén đi “do thám”, cũng không ai nhận ra vẻ kinh hoàng của tôi. Tôi giữ nó cho riêng mình và hình như nó đã gậm nhấm, nhai nuốt tôi từ bên trong ra ngoài.
      Ngày hôm sau tin tức đến với chúng tôi. Khmer Đỏ ra lệnh mọi người phải rời khỏi thành phố. Người ta bảo chúng tôi rằng bọn Mỹ sẽ thả bom chúng ta. Chúng tôi phải ra khỏi Phnom Penh ba ki lô mét để tránh bom. Vì chúng tôi không rời xa thành phố, chúng tôi được khuyến cáo đừng mang theo quá nhiều đồ đạc, chỉ đem vừa đủ cho đến khi được phép trở lại.
      Vừa nghe tin phải rời khỏi thành phố, lập tức, Pa bèn nhờ chú Surg với anh Than đi đón mẹ ông, tức Yiey Khmeng, và gia đình người em gái ông gần chợ Olympic. Kế hoạch của Pa là cả đại gia đình cùng rời thành phố một lần. Nếu chúng tôi không được trở về thành phố, chúng tôi sẽ về làng Year Piar, quê quán của ông và là vùng đất Khmer Đỏ đã “giải phóng” từ trước, nơi ông nội tôi là Kong Houng sống. Chuyện đi đón bà nội tôi không lâu, chỉ mất chừng mười phút. Chỉ mất độ một hoặc hai giờ để gói ghém vật dụng. Vậy mà cuối cùng cũng mất hết ba tiếng đồng hồ, ngày đã trở thành đêm, vậy mà chúng tôi vẫn không thấy hay nghe tiếng xe của Than hay chú Surg về. Không có gì cả.
      Mọi người đều lo lắng, đặc biệt là Pa và vợ của chú Surg, thím Heak. Mak lo cho anh Than, nhưng cũng hơi yên tâm vì anh đi với chú Surg. Pa quyết định đi tìm họ. Mak nài nỉ Pa cố đợi đến sáng. Pa không nói gì với Mak nhưng đã sẵn sàng, ông mặc áo sơ mi và quần. Ông lấy chìa khoá và bảo tôi ra mở cổng. Chiếc xe gắn máy giật một cái và gầm gừ rồi chuyển bánh, đèn trước đèn sau chớp lên trong vài giây và Pa biến mất trên con đường tối đen.
      Chỉ một lát sau ông trở lại “Bọn Khmer Đỏ này thật khó thương lượng. Chúng chĩa súng vào tôi và bắt tôi quay lui!”
      Sáng ngày hôm sau, 19 tháng Tư, Pa đi bộ sang đường phố bên cạnh xem xét tình hình. Vài giờ sau ông về nhà và bảo chúng tôi nhiều quân Khmer Đỏ hơn đang tràn vào thành phố. Da họ đen sạm vì ánh nắng mặt trời, trông họ nhếch nhác, thô sơ như nhiều ngày chưa tắm. Đầu họ quấn khăn như nông dân. Ngồi ngạo nghễ trên xe tắng, xe quân sự, xe vận tải, họ tạo thành cuộc diễu hành chiến thắng lạ mắt. Đúng là một đoàn xe hoa trang hoàng bằng những kẻ khố rách áo ôm. Đồng phục của họ trông giống áo ngủ màu đen. Nhiều người mang khăn rằn màu đỏ trắng quàng quanh cổ. Dép của họ cũng kỳ cục, đế thì cắt từ vỏ xe hơi, còn dây buộc thì cắt từ ruột bánh xe ra. Kiểu trang phục này phù hợp với quan điểm dùng tay không chiến đấu của họ.
      Thật ra điều này không làm cha tôi quan tâm lắm. Điều đập vào mắt ông chính là tình trạng sức khoẻ, thân thể thiếu dinh dưỡng của họ. Tuy họ có vẻ hung hăng với súng lúc bên hông và súng trường đeo bên vai, nhưng làn da vàng ủng của họ nói lên tất cả. Pa không nhìn họ bằng mắt mà bằng cả trái tim. Tối đến Pa lấy một chai vitamin cho những người Khmer Đỏ thiếu ăn kia. Dưới mắt họ, hẳn ông trông giống một nhà buôn người Hoa.
      Giờ ông là một người có lòng tôi cầm một chai thuốc và một cây đèn bấm. Ông không có gì phải sợ hãi những người mà ông muốn giúp đỡ. Trong khi những người kia chỉ biết rằng mảnh đất mà họ vừa mới nắm giữ đang bị người ta bước lên, họ bèn gầm rống lên như sơn cẩu, gồng mình lên với một vẻ hung hăng giả tạo, cố làm cho ông phải sợ. Họ chĩa súng vào ông và tiến lại gần.
      Pa bèn chiếu đèn pin vào chai vitamin màu trắng và giải thích thiện chí của mình. Nhưng giải thích thôi thì không đủ. Họ không tin ông, họ buộc tội ông đang cố đầu độc họ. Một người đưa tay gạt chai thuốc ra. Để làm họ hết nghi ngờ, Pa bèn đổ luôn hai viên màu đỏ vào miệng và nhai như nhai kẹo. Chỉ đến lúc đó bọn Khmer Đỏ mới chìa tay ra và Pa cảm thấy mình giống như một đứa trẻ đứng chia kẹo cho đám con trai hung hăng vây chung quanh.
      Bây giờ lấy được lòng tin của họ rồi, ông mới hỏi thăm xem Hou Youn và Hu Nim [4], thành viên cao cấp của Khmer Đỏ đã đến Phnom Penh chưa. Cha tôi biết hai người này từ khi ông còn bé. Có lẽ ông nghĩ rằng họ sẽ giúp được ông, cho phép ông đi đến chợ Olympic để tìm chú Surg, anh Than, mẹ ông và gia đình những người em gái trước khi chúng tôi rời thành phố. Nhưng không ai trong số những người Khmer Đỏ này biết họ. Pa sau đó mới biết – từ những người Khmer Đỏ khác trên đường phố - rằng Hou Youn và Hu Nim không đến Phnom Penh. Tim của Pa chìm xuống.
      Buổi sáng hôm sau còn mang lại nhiều thất vọng hơn. Chúng tôi phập phồng chờ đợi những điều chưa biết. Khmer Đỏ ghé lại nhà thúc giục chúng tôi phải rời thành phố. Họ hỏi Pa có vũ khí gì không, ông trao cho họ một khẩu súng vốn được cấp cho ông đã lâu vì công việc. Pa hưá với họ chúng tôi sẽ rời thành phố ngay ngày mai, ngày 21 tháng Tư, cố nán lại lâu chừng nào hay chừng nấy với hy vọng rằng anh Than và chú Surg sẽ về kịp. Bây giờ thì chúng tôi phải gói ghém đồ đạc. Mỗi người đều có một việc và chúng tôi làm đúng nhiệm vụ của mình: chuẩn bị bữa ăn dọc đường, dấu tiền và đồ đạc có giá trị, đồng hồ, nữ trang, giấy tờ nhà, giấy khai sinh, vân vân.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #14

       27/7/2011, 20:24

      Chị Ra thì vội vã tập hợp những ruột tượng bằng vải, có phân chia từng ngăn, nơi đó chúng tôi sẽ dấu tiền. Một số người lo gấp quần áo và gói lại. Người khác thì lo nấu cơm, cắt rau, luộc một nồi đầy trứng do đàn gà nhà chúng tôi đẻ. Pa phải giết gà cho chúng tôi ăn, có mười con cả thảy.
      Đêm nay là đêm cuối cùng chúng tôi hôị ngộ dưới mái nhà của gia đình, thoáng mong manh cuối cùng của chúng tôi. Đêm tối đè nặng lên chúng tôi. Cơn mệt mỏi lan ra khắp người tôi. Tôi chìm vào giấc ngủ sâu, bồng bềnh trong tiếng chặt rau, thịt sửa soạn cho bữa ăn dọc đường.
      Ngày đến. Buổi sáng sớm phủ lên chúng tôi một vẻ xanh xao u ám nặng nề. Như thể cả trời đất đang để tang. Thời tiết trở nên đáng sợ kể từ khi Khmer Đỏ chiếm trọn đất nước. Mây đen kịt phủ khắp bầu trời Phnom Penh.
      Rời nhà sáng hôm nay gồm Pa, Mak, Chea, Ra, Ry, tôi, Avy bảy tuổi, Vin, ba tuổi, Map, một tuổi, thím Heak, vợ chú Surg, Atek, đứa con hai tuổi, cùng đứa con mới đẻ của chú thím, và con chó Akie của chúng tôi. Chúng tôi là một trong những gia đình cuối cùng rời thành phố, đi bộ. chúng tôi khóa cổng lại phía sau lưng và bắt đầu cất bước.
      Tôi giật mình thấy chúng tôi di chuyển quá chậm chạp, người như bị kéo lại bởi sức nặng của nỗi buồn phiền. Pa bỗng ngừng đẩy chiếc xe máy như bị ai đột ngột kéo lại. Ông quay lui về ngôi nhà không nói với ai một lời. Tôi bước theo ông trong khi những người khác đứng lại bên đường chờ đợi.
      Pa mở cổng, lao vào cửa trước mở khóa. Cửa bật mở ra.
      Pa lẩm bẩm “Mình để phấn ở đâu nhỉ? Ở đâu nhỉ?...”
      “Pa…”
      Tôi định nói cho ông biết phấn để ở đâu nhưng ông đã biến vào trong nhà. Chúng tôi chỉ mới rời khỏi nhà được vài phút mà trông nó như bị bỏ hoang.
      Pa xuất hiện với những vết nhăn trên trán. Ông nhảy lên sàn và bắt đầu viết nguệch ngoạc tên chú Surg bằng nét lớn trên tường nhà. Rồi tên anh Than tiếp theo, sau đó là lời nhắn họ đến gặp chúng tôi ở Year Piar. Trong “bức thư tường” đó, ông bảo chú Serg đừng lo lắng gì về thím và hai đứa con – Pa đang trông coi họ, mang họ theo chúng tôi đến Year Piar. Họ đều khoẻ và chú sẽ sớm gặp.
      “Thôi mình đi, con” Pa nhẹ nhàng nói khi bước xuống sàn.
      Cuộc di tản lại tiếp tục. Các đường phố lớn đều bị chận, có lính Khmer Đỏ canh gác. Gia đình chúng tôi đi thành một nhóm áp sát vào nhau, gia nhập vào dòng người đang di chuyển chầm chậm như một dòng thuỷ triều. Quanh tôi, mọi người đi lừ đừ, nặng nhọc, như thể phải cất bước trong lớp bùn dày. Mọi người đều phải mang vác một vật gì đó, ngoại trừ những đứa bé nhỏ nhất. Pa dắt chiếc xe máy, bánh xe xẹp xuống dưới sức nặng của valy, túi xách buộc ở phía sau. Map và Vin đứng trước xe, ở chỗ để chân. Chị Chea và Ra thì dắt hai chiếc xe đạp chất đầy chén bát, nồi bọc trong khăn. Bên dưới áo ngoài của Chea, Ra và Ry là ba cái ruột tượng chứa đầy tiền của chúng tôi. Còn Mak và Ry thì mang theo thức ăn nấu sẵn. Thím Heak đeo một cái xách đầy quần áo trẻ em trên vai, một tay thím ẵm đứa con nhỏ, tay kia nắm tay đứa lớn hơn. Thím nhíu mày nhìn đăm đăm vào khoảng không, sững sờ trước một cái vô hình nào đó.
      Ra khỏi trung tâm thành phố, dọc đường Khmer Đỏ đóng khắp nơi. Chúng thẩm vấn, tra xét mọi người, chỉ chỗ cho chúng tôi đến. Tiến vào một đường phố lớn đông đúc, gia đình chúng tôi hoà nhập vào một khối nhân loại hỗn loạn. Tôi chưa bao giờ được thấy số người đông như vậy, chen chúc trên lề đường lát đá trước đây chưa bao giờ chứa đựng chừng ấy con người. Chúng tôi ở trong một đoàn người gồm hai triệu dân Cambodia bị lùa ra khỏi thành phố trong chỉ vài ngày. Bây giờ đoàn người tụ lại nơi cầu Sturng Mean Chey giống như một chất đặc trôi đến nơi cổ chai. Từ nơi miệng cầu ùn lại một dòng sông người khổng lồ với đồ đạc lỉnh kỉnh buộc vào xe gắn máy, xe đạp, xe ba bánh, xe hơi, xe bò…bất cứ xe gì người ta có thể kiếm được. Quá đông người cho nên không còn lái xe được nữa. Cho nên bất cứ xe gì có động cơ thì cũng phải đẩy. Dòng sông người đó cứ tiếp tục trôi xa như mắt thường còn thấy được. Quanh mình tôi thấy người thành phố người thôn quê, tức những người mới đây từ nông thôn vào thành phố tị nạn. Những người này có ít đồ đạc hơn. Những người không có xe để chuyên chở thì mang, vác đồ đạc, đặt trong thúng, hoặc bó thành hai bó đặt vào đầu đòn gánh lắc lư trên vai. Đối với tôi, quang cảnh này như từ một trang nào đó của lịch sử, mặc dù đối với tôi lúc này sách vở và bài học ở trường là những cái gì đó rất mơ hồ và xa vời.
      Hoà với đám người là đám heo, chó, gà hoảng loạn. Tôi thấy được nỗi sợ hãi trong tiếng kêu thét không ngừng của lũ heo, tiếng vùng vẫy hoảng hốt của lũ gà bị kẹp trong nách hoặc bị buộc vào thúng. Đứng trấn tại ngã ba, và trên các xe tải quân sự đỗ dọc theo đường là lính Khmer Đỏ trẻ, phần lón là nam giới. Tất cả đều mặc đồng phục đen, mang khăn kẻ ô màu xanh thẫm buộc trên đầu hay quấn quanh cổ. Quanh lưng họ là chiếc nịt chùng xuống vì đạn và lựu đạn dắt đầy. Trên tay hay trên vai là khẩu súng máy. Họ chĩa súng vào chúng tôi, ra lệnh cho chúng tôi tiến về phía trước, tiếp tục đi, về phía cây cầu, không được quay trở lại thành phố. Chỉ được đi ra, không được vào.
      Ở giữa cái khối người hỗn độn ấy là một bé trai, chừng ba tuổi, mặc sơ mi và quần sọoc xám. Nó khóc đến se phổi. Nó di chuyển dọc theo đám đông tay giơ lên trời để tự bảo vệ trước đám đông đang băng qua nó. Khi chúng tôi tiến lên phía trước, tôi không còn thấy nó ở đâu nữa, nhưng tiếng khóc của nó vẫn xé không trung khiến tôi nghĩ mãi về nó và cặp chân trần của nó.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #15

       27/7/2011, 20:24

      Tôi chú ý một cặp vợ chồng đang chống chọi với đám đông, cố chen chúc giữa họ đi ngược đường trở lại thành phố. Họ ăn mặc đàng hoàng, chắc vừa từ một văn phòng nào đó tìm đường về nhà. Nhưng họ bị lính Khmer Đỏ chặn ngay lại trên đường. Súng trường chĩa về phía họ như những ngón tay buộc tội. Hai vợ chồng liền chắp hai lòng bàn tay lại, một cử chỉ biểu lộ lòng kính trọng và sự van xin. Họ van xin những người lính kia để cho họ đi qua về nhà tìm mấy đứa con của họ.
      “Các đồng chí không đi qua được!” một tên Khmer Đỏ sủa “Không được phép! Đi đi!”
      Đồng chí! Từ đó thật lạ đối với tôi. Những người lính đó, vốn trẻ hơn cặp vợ chồng mà họ đang ra lệnh, đã không dùng cách nói lễ phép thích hợp hơn để gọi người lớn tuổi hơn, không gọi họ là “cô” hay “chú”. Cách chúng gọi cặp vợ chồng nọ ngầm nói rằng chúng xem mình là ngang hàng. Đó không phải là cách chúng tôi chào hỏi người lớn, nhất là trong lúc chúng tôi đang có khủng hoảng như thế này. Sự thiếu lễ độ đó làm cho tôi chấn động. Chỉ có quyền lực là được duy trì. Giờ đây súng đạn quan trọng hơn tuổi tác và sự hiểu biết rất nhiều.
      “Athy! Athy!” Mak gọi tôi “Tiếp tục đi đi con!”
      Chân tôi bước nhanh hơn như được đẩy nhanh vì giọng nói của Mak.
      “Đi bên cạnh ba ấy. Đừng nhìn lui, koon!”
      Mak nhăn mày khi bà hất đầu ra hiệu. Tôi thấy bà đưa mắt liếc trộm một cái về phía cặp vợ chồng khốn khổ đó, rồi bà đi sát phía sau lưng tôi như thể để che chở cho tôi.
      Cuối cùng chúng tôi cũng lên đến cầu, nhưng đám đông vẫn còn di chuyển rất chậm. Gia đình tôi bị cắt ra bởi rào chắn bằng kim loại nơi cầu. Không thấy được phía trước do bức tường người chắn trước mặt, vì thế tôi bèn nhìn xuống sông. Dòng sông chảy chậm rì vào mùa này trong năm. Nhiều thứ nổi lều bều giữa dòng, kể cả xác người.
      “Pa, nhìn kìa!” tôi kéo tay cha tôi nhè nhẹ.
      “Athy, đến đây!” Cha tôi ra hiệu bằng đầu.
      Chúng tôi nhìn về phía trước, chỉ phía trước mà thôi. Dòng người tuôn ra khỏi Phnom Penh, dưới sông, nước cũng mang đi những rác rưởi của chiến tranh. Như thể mọi thứ đều bị quét sạch.
      Rồi tôi bỗng nghe thấy tiếng chó sủa liên hồi. Tiếng sủa vang lên như thất vọng, như tiếng gọi giúp đỡ. Tiếng sủa quen thuộc khiến tôi giật mình quay trở lại với thực tế.
      “Pa ơi, Akie đâu rồi?” Tôi bật ra “Con không thấy nó đâu cả?” Tôi cúi xuống, cố tìm nó giữa rừng chân người đang chuyển động. Rồi tôi thấy Akie đang rên rỉ, cố chui qua đám chân dày đặc. Đầu nó loay hoay cố tạo một khoảng trống giữa hàng chân chuyển động.
      “Pa ơi! Mak ơi! Akie đang ở phía sau chúng ta đó!”
      Pa nhẹ nhàng nói “Athy, tiếp tục đi đi, đừng nghĩ về nó nữa”. Ông nhìn thẳng về phía trước, không quay đầu lại. Akie đã từng là một phần của gia đình chúng tôi và tôi không muốn bị mất nó thêm một lần nữa.
      “Mak, Akie không còn ở phía sau chúng ta nữa” tôi nói nhỏ, mắt đẫm lệ.
      “Có lẽ nó đã bị lạc mất rồi, koon. Thôi đừng lo lắng cho nó nữa. Tiếp tục đi đi con”. Giọng Mak có vẻ ưu tư. Tiếng mẹ tôi làm cho tôi dịu lại, và tôi vâng lời.
      chúng tôi đi qua sông, vào một xa lộ trải nhựa, cũng phủ đầy các hàng người, hàng ngàn, hàng ngàn, bước đi như một đàn chim khổng lồ trong cuộc di trú bắt buộc, vội vã để tránh cơn bão sắp đến gần. Bây giờ chúng tôi đã ra khỏi thành phố, bầu trời xanh và mặt trời chiếu sáng, tiếng trẻ em khóc thét. Tiếng khóc đau đớn và rối loạn tạo thành âm thanh nền cho tiếng bước chân rầm rập.
      Bọn Khmer Đỏ ở khắp nơi. Chúng tôi đi qua một cánh đồng mở rộng và thấy chúng đang chất người lên xe tải. Ở các ngã ba xa lộ, bọn Khmer Đỏ đứng gác, súng trên tay. Chúng nhìn đám đông đang di chuyển một cách ngờ vực, mắt soi mói nhìn từng khuôn mặt chúng tôi.
      Ở đàng xa tôi thấy cái gì giống như xe tải quân sự và những người mặc đồng phục khác nhau di chuyển trên cánh đồng nằm phía bên tay phải của xa lộ. Khi chúng tôi đến gần hơn, mọi người đều tò mò nhìn.
      “Pa, xem kìa! Lính Khmer Đỏ đang trói những người lính của Lon Nol!” Chea thông báo.
      “Pa biết”, Pa nói thật nhỏ như sợ có ai nghe thấy.
      Giọng ông khiến tim tôi đập thình thịch. Việc trói người như thế này nghĩa là gì? Điều gì sẽ xảy ra cho những người ấy? Có khoảng độ một trăm người lính trong bộ áo rằn ri màu xanh lục. Họ bị trói, tay quặt ra sau lưng. Đi phía sau họ cũng là những hàng người bị trói, trong đó có một số người mặc thường phục. Trong số họ cũng có những người phải đưa tay lên đầu, khi lính Khmer Đỏ trong bộ đồ màu đen chĩa súng vào họ.
      Pa vội vã đẩy chiếc xe gắn máy lẫn vào trong khối người dày đặc đang di chuyển, cố gắng hoà lẫn vào đám đông. Trong số họ, ông là người cao lớn nhất. Ông bèn vội khom lưng và vai xuống, mắt chú mục vào bảng ghi tốc độ trên chiếc xe máy. Mak chú ý đến thái độ của Pa ngay và mọi người trong gia đình cũng vậy. Nỗi lo âu lướt qua chúng tôi như một cơn lạnh bất ngờ.
      Chúng tôi vượt qua cánh đồng, qua trạm gác, và tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Pa cũng vậy, ông đẩy chiếc xe gắn máy bình thường trở lại, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. Ateck, đứa con trai hai tuổi của thím Heak, khóc thảm não.Ông bèn cho nó đứng lên xe cùng với Vin và Map, thế là yên. Nó thôi khóc ngay.
      Phía trước chúng tôi, đoàn người chậm lại. Từ xa tôi nhìn thấy cán bộ Khmer Đỏ đang chận từng gia đình lại. Pa dừng xe gắn máy, ông thì thào điều gì đó, bảo tôi đứng yên, rồi ông tròng hai chiếc đồng hồ vào cườm tay tôi, kéo tay áo tôi che lại. Mak nhìn ông vẻ mặt không yên. Ông trấn an Mak “Họ không lục soát trẻ con đâu”.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #16

       27/7/2011, 20:24

      “Đừng nói gì hết! Achea, Ara, giấu đồng hồ của tụi con đi, để ba nói chuyện với họ”.
      “Đồng chí, có đồng hồ không?” một người Khmer Đỏ hét lên với người đàn ông phía trước chúng tôi. “Nếu có, đưa cho tôi ngay! Có hay không nào?” người đàn ông đứng trước chúng tôi lục tung giỏ áo quần, cố chứng tỏ cho người lính đang giận dữ trước mặt là ông không có chiếc đồng hồ nào. Với vẻ bực bội, người Khmer Đỏ ra lệnh cho ông tiến về phía trước, và gia đình ông ta lặng lẽ đi theo sau như những người nô lệ phục tùng.
      Đến phiên chúng tôi đi qua trạm gác. Trạm này có năm lính Khmer Đỏ mang súng máy. Pa tiến lên, như thể ông tiến đến phòng bán vé để mua vé vào xem chiếu bóng vậy?
      “Tôi có một cái đồng hồ. Ông có thể giữ lấy”. Pa tuyên bố. Ông dừng xe lại và cẩn thận dựng gần bên mình, rồi ông tháo chiếc đồng hồ ở cổ tay và đưa qua cửa sổ trạm gác. Pa biết luật chơi. Ông cố gắng hợp tác với họ.
      “Đồng chí còn nữa không?” người lính hỏi một cách dữ tợn trong khi trao chiếc đồng hồ của Pa cho một cán bộ trẻ đứng sau lưng, người này nhìn đông hồ của Pa một cách thích thú. Cổ tay hắn đã đeo rất nhiều loại đồng hồ khác nhau. Hắn cười trơ tráo, giống như một đứa trẻ tham lam đòi ăn thêm.
      Tôi đứng bên cạnh Pa, cúi nhìn xuống đất, cố tỏ ra bình tĩnh.
      Pa lễ phép nói “Tôi chỉ có mỗi một cái đồng hồ này thôi, không còn cái nào khác”.
      Người lính vẫy tay cho chúng tôi đi qua.
      Phía trước chúng tôi, trên vành đai xa lộ, năm người nông dân đang đứng cầm những khúc thịt heo tươi, mới mổ, còn đầy máu. Họ rao lên với chúng tôi “Thịt heo tươi đây!”. Họ nói giá, Pa và Mak đồng ý mua một ít thịt heo. Ông bà thấy nhẹ nhõm và ngạc nhiên khi biết rằng vẫn còn có một cái chợ tạm thời lúc cần thiết. Chúng tôi cần thêm thực phẩm cho những ngày sắp tới. có lẽ một tuần, khi chúng tôi đi đến làng Year Piar.
      Đến hồ Sturng Khartort, chỗ chúng tôi ngủ qua đêm, tôi thấy hàng đã có hàng trăm người đến trước mình. Những cột khói lửa trại bốc lên khắp nơi. Là những người đến sau, chúng tôi phải cắm trại cách xa hồ đến nửa dặm. Sau khi ăn xong, cha mẹ tôi, thím Heak và những người lớn cắm trại gần chỗ chúng tôi, ngồi lại với nhau và bàn về chuyện tương lai. Không giống các anh chị trong nhà, tôi chen vào đám người lớn đó. Nhiều suy nghĩ, dự đoán…
      “Còn những người lính bị trói tay thì như thế nào?” Mak ngắt lời ông. “Những người ta đã thấy dọc đường đó. Điều gì sẽ xảy ra cho họ?”
      “Tôi không biết người ta sẽ làm gì với họ. Nhưng tôi không nghĩ rằng Khmer Đỏ không chỉ chiếm lấy đất nước. Tôi nghĩ rằng một chính quyền chiến đấu cho quốc gia là để giải phóng cho dân tộc của mình”. Pa triết lý. Ông muốn tin rằng Khmer Đỏ sẽ tha thứ, rằng nó sẽ trở thành chính quyền của nhân dân Cambodia.
      Sau buổi tối đó ở hồ Sturng Krartort, chúng tôi lại tiếp tục đi qua nhiều ngôi làng và dừng lại ở nhiều chặng. Sinh hoạt hàng ngày của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi đi hầu như suốt ngày và ngủ lại vào ban đêm. Bầu trời trở thành mái nhà của chúng tôi, và ánh sao thay thế cho đèn nê ông. Chúng tôi quây quần lại trên tấm chăn hay tấm vải nhựa trải trên nền đất, dùng mùng thay lều nhưng không hữu hiệu mấy. Muỗi tha hồ chè chén máu của chúng tôi, để lại những vết đỏ bầm nhức nhối trên khắp tay chân.
      Sau một tuần chúng tôi đến nhà của Yiey [5] Narg, cô của Pa, ở tại Srey Va, một ngôi làng nhỏ nằm giữa cánh đồng cát khô, nằm trên đường đến Year Piar. Tôi thấy khát và đói rã họng, hăm hở muốn được ăn ngon và được nghỉ ngơi thoải mái trên một chiếc giường êm ấm như chiếc giường mà tôi đã bỏ lại ở Phnom Penh.
      Nhưng đó chỉ là một giấc mơ. Yiey Narg và chồng bà, những người nông dân nghèo khổ nhất đã từng sống trong vùng Khmer Đỏ kiểm soát từ năm năm nay. Ngôi nhà gỗ của họ thì nhỏ xíu và chật ních. Nhà không có ghế, chỉ có sàn nhà bằng đất nện và một cái quầy tre đặt gần sát vách. Thay vì là một màu xanh tươi tốt, toàn bộ quang cảnh ở đây là một màu nâu buồn tẻ. Tôi ngắm nghía mấy cây chuối và đu đủ còi cọc trồng trên sân cát khô ở sau nhà. Đất đai ở đây đã bị cạn kiệt, khô héo như vẻ mặt của cố Narg và chồng của cố.
      Yiey Narg cho chúng tôi biết gia đình của họ bị hạn chế tự do đến mức nào kể từ khi Khmer Đỏ đến đây. Trước đây họ rêu rao hư’a hẹn bình đẳng, tuy nhiên, gia đình cố không thể đánh cá hay buôn bán với những người khác như trước đây họ vẫn thường làm. Họ không được đi ra ngoài phạm vi các nhà hàng xóm của mình. Kết quả là họ rất khốn khó. Dường như họ cũng không có đủ muối để mà nấu ăn. Vì thế họ phải nghĩ ra sáng kiến dùng tro nấu bếp để bảo quản số cá mà họ đánh bắt được.
      Sau khi ăn một bữa ăn đạm bạc kiểu nông thôn, Pa muốn đi Year Piar ngay lập tức, nhưng Yiey Narg nài nỉ tất cả chúng tôi ở lại qua đêm tại nhà cố. Pa trả lời lễ phép nhưng rất cương quyết rằng ông phải đi Year Piar để gặp cha mình ngay.
      “Thế thì để vợ con của mày ở lại, cả con Heak và con cái của nó nữa. Được rồi, chúng bây ở lại. Hãy nghỉ ngơi đi”. Bà quyết định cho tất cả chúng tôi, đó luôn luôn là cách của người lớn tuổi Cambodia. “Tidsim (tên của Pa)”, cố nói tiếp “Nhớ cẩn thận. Ta nghe người ta đồn đại nhiều lắm. Có nhiều gia đình phải bỏ đi nơi khác, ra khỏi tỉnh nhà vì bọn Khmer Đỏ không thể tin cậy được. Chúng sẽ hỏi mày về nghề nghiệp của mày trong quá khứ. Ai mà biết chúng sẽ làm gì mày? Cẩn thận, đừng tin chúng”. Cố nhắc Pa.
      Cẩn thận, đừng tin chúng. Những lời này có vẻ đe doạ và mơ hồ, một lời cảnh báo vừa đóng vừa mở. Dẫu sao thì sự sợ hãi của tôi bây giờ đã trở nên hiện thực hơn, nhất là khi tôi nghe lời khuyên từ một người thân đã từng sống dưới chế độ Khmer Đỏ trong năm năm.
      Pa mang tôi theo ông đến Year Piar. Tôi rất mệt nhưng thấy nhẹ người khi rời khỏi nơi này. Giống như Pa, người vốn tin vào điều tốt của con người, tôi vẫn tin rằng cuộc sống rồi sẽ trở lại như trước đây. Vì thế sắp rời đây để đến Year Piar, tôi trông đợi một điều gì đó đỡ khắc nghiệt hơn.
      “Athy, koon, đừng ngủ, con có nghe không?”
      Mắt tôi nhắm lại, má áp vào cái lưng ấm áp của Pa, tôi vẫn cảm thấy một cơn mệt nhoài bao phủ khắp người. Tuy thế tôi vẫn muốn rời khỏi nơi này. Tôi thấy sung sướng được ngồi như thế này, đeo vào lưng Pa như một con khỉ con mệt mỏi.
      Sợi dây xích mệt nhọc của động cơ xe quay chiếc bánh xe dọc theo con đường đầy bùn khô khi cặp mắt mệt mỏi của tôi cố nhướng lên.
      “Pa, gần đến nơi chưa Pa?”
      “Gần đến rồi, koon. Con cố đừng ngủ nhé?”
      “Con không ngủ đâu” tôi nói nhỏ.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #17

       27/7/2011, 20:25

      Tôi nói dối. Mắt tôi chỉ hé mở. Tay ôm hông Pa trượt xuống. Tôi đã bắt đầu ngủ gục. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy tay Pa quặt lui, lay lưng tôi liên hồi. Tôi nghe ông nói “Đừng ngủ, koon. Chúng ta sắp tới nơi rồi”. Tôi cố mở mắt ra nhưng rồi khép lại ngay.
      Rồi tôi nghe tiếng bọn con nít. Âm thanh hợp xướng ấy dần dần trở nên lớn hơn. “Coi kìa, coi nó chuyển động kìa!” Những tiếng cười reo liên tiếp theo đó. Rồi cả một làn sóng trẻ em ùa đến chỗ chúng tôi như thể chúng tôi là một gánh xiếc rong về làng vậy.
      Pa chạy chậm rồi đột ngột dừng lại, làm thân hình chúng tôi chúi về phía trước. Trẻ con không biết từ đâu ùa đến vây lấy chúng tôi, lởn vởn như đám ruồi quanh miếng thịt. Chúng chạy theo, chỉ chỏ vào bánh xe rồi cười rúc rích như những thằng điên. Có đứa còn vói tay sờ vào vỏ bánh xe cao su như bị thôi miên.
      Đoàn trẻ con trần truồng này, tuổi từ hai đến chín, trông không giống bất cứ cái gì tôi được nhìn thấy. Chúng là những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Quần áo chúng rách nát, quá cũ, bạc màu đến mức không thể nhận ra nổi màu gì. Quá nhiều miếng giẻ vá chằng, vá đụp lên nhau khiến áo quần chúng dày cộm lên và cồng kềnh. Đây không phải là hình ảnh trẻ con nông thôn điển hình, mà là một sản phẩm hậu cách mạng. Sự dơ bẩn chính là đồng phục của chúng, và tất cả mọi đứa đều cần phải tắm. Những đứa nhỏ nhất tiến lại gần với những chiếc mũi đầy mồ hóng và cứt mũi.
      Sự bẩn thỉu và cùng khổ của chúng, cộng với vẻ say sưa của chúng đối với chiếc vỏ xe đã khiến cho tôi thất thần. Trước hết, tôi bực bội vì thấy chúng xử sự một cách ngu ngốc trước một vật thông thường như vỏ chiếc xe gắn máy. Tôi co rút, lùi lại trước đám trẻ ấy. Một số bằng tuổi tôi, trong khi chúng vẫn tiếp tục chạy theo chúng tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng đối với nhiều đứa trong số bọn trẻ con này, đây là lần đầu tiên chúng được trông thấy một chiếc xe gắn máy.
      Chú Thích
      [1] Cha –từ dùng của người con đã từng là tu sĩ Phật giáo
      [2] Từ kính trọng để gọi người anh hoặc một người lớn tuổi hơn mình
      [3] Lon Non là em của Lon Nol. Lon Nol là thủ tướng, tổng tư lệnh và là người đứng đầu của nhà nước Cộng hoà Khmer từ năm 1970 đến năm 1975. Ông chạy sang Hawaii ngày 1 tháng tư, 1975
      [4] Cả hai người này là mac xít Cambodia đã rời Phnom Penh vào bưng chiến đấu từ năm 1967
      [5] Vì tuổi tác và vì lẽ bà là em của Kong Houng, chúng tôi gọi là “bà”, mặc dù về mặt sinh học, bà là bà cố của chúng tôi
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #18

       27/7/2011, 20:25

      Không Có Lời Từ Biệt
      The New York Times
      Ngày 2 tháng Năm 1977.
      “Những người tị nạn miêu tả một nước Cambodia bị vây hãm bởi nạn đói”.

      David A.Andelman
      Theo những người đưa tin, các cuộc thanh trừng đã lấy đi hàng trăm ngàn sinh mạng sau khi Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh vào ngày 17/04/1975, rõ ràng đã kết thúc phần lớn. Nhưng người ta nói rằng hệ thống chính trị mới hoạt động chủ yếu trên sự sợ hãi, dưới sự lãnh đạo tự làm cho mình, trước các cấp địa phương, thành một cái được gọi là “tổ chức”.

      Chúng tôi gặp lại cái mùi quen thuộc của thôn quê, và tôi bị quăng trở lại về quá khứ. Tôi thở mạnh, hít lấy cái mùi hôi thối ngọt ngào của nước tiểu, mùi của phân súc vật và mùi cỏ khô – một hợp chất mạnh mẽ nhắc tôi nhớ lại thời gian Pa mang tôi về thăm Kong Houng, Yiey Khmeng và Yiey Tot. Tôi cụp mắt xuống và nhận ra mình đã xa Phnom Penh biết chừng nào.
      Dọc theo lối đi là những hồ cạn và những ngọn đồi nhỏ xanh tươi, những đống phân ướt nhẻm do trâu bò để lại. Tôi nhìn đống phân trong khi Pa uốn lượn xe quanh chúng. Cảnh đồng quê thô sơ. Nơi đây, bùn, bụi và phân súc vật là một phần của đời sống. Nhà cửa được cất trên các cây cột cao. Trẻ con không chơi đùa trên đường phố bụi bặm và trên đồng lúa. Còn đường là nơi chúng đi thu thập các đống phân súc vật để bón cho đồng ruộng.
      Pa và tôi đến nhà Kong Houng trước hoàng hôn. Tiếng rù rì của chiếc xe máy báo hiệu chúng tôi đến. Chờ đón chúng tôi là cô Cheng cùng với những người dân làng khác mà tôi không quen. Cô cẩn thận bước xuống bậc thang dốc bằng gỗ sồi và nở nụ cười tươi quen thuộc, chào đón, hầu như đó là thương hiệu riêng của cô vậy. Mái tóc dày đen nhánh của cô hình như ngắn hơn lần trước tôi thấy cô – dài từ cằm đến thắt lưng. Cũng như lúc ở Phnom Penh, cô mặc một chiếc áo trắng với chiếc xà rông hoa. Cô nhìn tôi cười rạng rỡ, hỏi “Athy, mọi người đâu rồi? Mẹ cháu đâu?”
      “Mak của cháu hiện còn ở nhà Yiey Narg. Ngày mai mọi người mới đến đây.”
      Tôi nhanh chóng đo lường mọi thứ xung quanh trước đây chưa có. Một vựa lớn dùng làm nơi chứa hàng núi thóc khổng lồ chưa xay, các bó cỏ khô chất gần đó, và giữa đám cây ăn trái là một hàng me thân lớn, toả nhánh lên tận trời, cao bằng vựa lúa.
      Tôi đứng trên bậc thang, nhìn vào nơi trước đây từng quen thuộc, nhưng bây giờ lại có vẻ xa lạ, bởi tôi đã không đến đây năm năm rồi, bằng một nửa của tuổi tôi bây giờ. Nhà được xây bằng cột lớn. So với nhà cửa của người dân thôn quê khác, nhà của ông nội tôi khá lớn, với cầu thang và tay vịn buông xuống bên trái. Theo tiêu chuẩn địa phương thì ông bà nội tôi là những người tương đối khá giả. Họ có nhiều gia súc và đất đai ở quanh Year Piar và các làng khác nữa. Trong chuyến đến thăm lần trước, tôi còn nhớ bà nội giải thích rằng Kong Houng phải đi đến các làng ở rất xa để thu tiền cho thuê đất. Thường thì người ta trả bằng lúa. Sự thành công của ông là do làm việc cần cù vốn là truyền thống trong gia đình. Cha mẹ ông trước đây đã có được đất đai này do bằng thời gian và lòng kiên nhẫn.
      Khi Khmer Đỏ đến, họ ra lệnh cho ông cũng như người em trai của ông là Kong Lorng, phải từ bỏ tài sản. Cả hai từ chối nên bị trói tay và lên án tử hình. Ở bất cứ xã hội nào, mối liên hệ quen biết bao giờ cũng có giá trị, họ được một người bà con cứu, người này có quen biết một người nào đó biết Ta Mok, người cụt chân khét tiếng là một trong những viên chức quân sự cao cấp nhất của Khmer Đỏ, là người coi sóc các vụ hành quyết.
      “Athy, Athy”
      Tôi tìm xem ai gọi tôi khẩn thiết như vậy và thấy một khuôn mặt quen thuộc đang mỉm cười với tôi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #19

       27/7/2011, 20:25

      “Anh Than!” Tôi reo lên. Tôi không biết mình yêu quý anh ấy đến chừng nào mãi cho đến khi chúng tôi xa nhau như vừa qua.
      Trông anh khác so với lần cuối khi tôi trông thấy anh ở Phnom Penh, dù chỉ mới hai tuần trước. Hình ảnh cuối cùng của tôi về Than là khi anh rời nhà với chú Surg đi tìm các cô và bà nội, và các anh em họ trong suốt những ngày hỗn loạn trước khi ra khỏi thành phố.
      Tôi nhìn kỹ anh. Tóc anh ngắn hơn, da đen hơn vì đã đi dưới ánh mặt trời thiêu đốt suốt nhiều ngày. Tôi nghĩ, đó là màu da của nông dân, giống như màu da của những người dân quê ở đây.
      Anh Than bước xuống thang, tay nắm tay vịn, nhìn xuống bước đi của mình và cười rạng rỡ. Tôi đến bên chân thang, sung sướng nhìn đối thủ cũ của mình, bất chấp trước đây chúng tôi thường chống đối nhau. Tôi rất nhớ anh, và điều này làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận ra rằng tôi đã từng tưởng sẽ không bao giờ còn gặp được anh nữa, và khi nhận ra điều này, tôi hết sức xúc động.
      Nếu văn hóa của chúng tôi cho phép anh em ôm nhau, hẳn tôi đã quàng tay ôm cổ anh. Nhưng trong văn hóa của chúng tôi, chỉ có người lớn mới bày tỏ cử chỉ thân ái đối với người nhỏ tuổi hơn như vậy. Cho nên thay vì ôm lấy nhau, anh Than chỉ nhắc tôi vịn vào thanh cầu thang, anh bẽn lẽn cố che giấu nỗi yêu thương dẫn tôi đi vào nhà. Ngay trong nhà là hai cái thúng tròn đựng các thức ăn tráng miệng kiểu Cambodia khác nhau được bọc trong lá chuối. Ngoài ra còn nhiều dĩa thép đủ màu đựng cơm nếp trên có rắc dừa nạo và mè. Sau bữa ăn đạm bạc ở nhà Yiey Narg, những thứ thức ăn này thật là xa hoa. Đây cũng là truyền thống của Cambodia, luôn chào đón khách bằng cánh tay rộng mở. Có anh Than ở bên, cơn thèm ăn của tôi như được thúc giục. Anh vốn là thầy thuốc giỏi mà.
      “Thy, em cứ ăn chừng nào thì ăn. Họ làm những món tráng miệng này cho chúng ta đó. Họ làm vô số kể từ khi anh và chú Serg đến đây đó”.
      Lời của anh Than làm tăng súc mạnh của tôi, giống như chất đường đang tan trong lưỡi của tôi vậy.
      Anh giục tôi “Tụi mình ra xem mấy cây chuối đi. Nhanh lên, nhặt món gì đó mang theo đi!”
      Việc anh xa cách chúng tôi hai tuần dường như không ảnh hưởng gì đến anh, hoặc bây giờ anh sung sướng vì thời gian đó đã chấm dứt. Anh nài nỉ “Athy, em có muốn đi xem dứa và chuối không nào?” mắt anh mở lớn “Trong vườn sau nhiều lắm. Để anh dắt em ra đó, có một cái giếng nữa, rất sâu. Em có muốn đi không nào?”
      Trước khi tôi kịp trả lời, anh giúp tôi nhặt món tráng miệng và chúng tôi vội vã ra vườn.
      Tôi bàng hoàng trước rừng dứa tươi tốt mọc sum suê khắp nơi dưới bóng mát của hàng cây ăn trái, và dọc lối đi dẫn đến giếng nước. Bụi dứa ở đây còn lớn hơn một đứa trẻ, nhô lên giữa đám lá dài, đầy gai, là những trái dứa non, một số chỉ bằng nắm tay, trong khi những trái khác lớn gấp ba lần. Tôi chưa bao giờ trông thấy một vườn dứa như vậy.
      Tôi đang ngỡ ngàng vì vẻ đẹp và sự phong phú của vườn dứa, thì anh Than đã đến bên giếng, như một con chó vui mừng vẫy đuôi khi khám phá ra một cái gì hấp dẫn thú vị, anh gọi tôi “Nhìn đây này Athy, vào ban ngày em có thể nhìn thấy bóng mình trong nước đó”.
      Chung quanh giếng còn có nhiều dứa hơn nữa, rồi những cây chuối mọc thành hàng, lá dài xanh ngắt, và những nụ hoa chuối mọc ra từ thân. Từ vựa đến giếng là những hàng cây lamút cành dài, đầy trái vỏ xù xì, có màu và hình trái xoan như trái kiwi. Trái còn xanh nhưng rất nhiều.
      “Em hái mấy trái được không?” Tôi hỏi anh Than.
      “Em có muốn không?” Anh Than nhướng mày, mắt toả sáng.
      “Ừ”, tôi mở to mắt. Suốt dọc đường đi đến đây, không tìm thấy trái cây, mà loại trái này tôi rất thích.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #20

       27/7/2011, 20:25

      Tôi và Than lại chạy vội vào nhà để anh chỉ cho tôi chỗ anh giấu đồ, tức chỗ anh dú trái cây vào trong thúng gạo cho trái cây mau chín.
      Ngày hôm sau là ngày cả đại gia đình họp mặt. Má tôi, thím Heak, hai đứa con trai của thím, các chị cùng anh em tôi đến Year Piar trên những chiếc xe bò ọp ẹp, gặp mặt các bà con họ hàng đã đến từ trước. việc cuối cùng gia đình tôi đến như đánh dấu cho cuộc hội ngộ của cả đại gia đình ông bà nội tôi và điều này làm ông bà cảm thấy nhẹ nhõm. Giờ đây năm trong bảy đứa con của ông bà đã trở về nhà cùng với gia đình của họ. Riêng gia đình tôi đã có tới mười người. Gia đình các cô, các chú, anh em họ của chúng tôi tổng cộng lên đến hai mươi chín người, kể cả ông bà chúng tôi. Bây giờ chúng tôi chia nhau ba phòng rộng. Đông thì vui, nhưng việc không có điện làm phiền tôi rất nhiều.
      Đến cuối tuần, có thêm người đến tụ hội. Lần này là phần lớn phía gia đình bên phía Mak. Cha mẹ của má tôi cùng với anh chị em của bà và gia đình riêng của họ. Tất cả là mười bốn người, quá nhiều cho Kong Houng thu xếp chỗ ăn ở, ngay cả trong ngôi nhà rộng lớn của ông. Nhạy cảm trước hoàn cảnh này, cha mẹ Mak và mấy người con chọn cách biến biến kho chứa thóc thành nhà ở tạm thời. Mọi người phải học cách xoay sở trong lúc này.
      Sau bữa ăn tối, các anh chị Chea, Ra, Ry và tôi nghỉ ở trong, chung quanh để đầy đồ đạc dựa vào tường, trông như những khách du lịch mệt nhọc. Lắng nghe các anh chị nói chuyện thật là thư thái. Chị Chea đột ngột chồm dậy, đi đến chỗ chiếc cặp và lục tìm đồng hồ.
      “Này mấy đứa, đến đúng giờ đài Tiếng nói Hoa Kỳ rồi đó” mắt chị mở lớn “Ra, chiếc radio đâu rồi?”
      Chị Ry và tôi bật dậy khi chị Ra chỉ chiếc radio để gần mấy cái vali quần áo.
      Chị Chea nói vẻ bồn chồn: “Athy, em chạy đi gọi Pa đi!”
      Một phút sau tôi quay lui cùng với Pa, có cả Mak, anh Than, các cô, các chú, cả bà nội. Tất cả chen chúc nơi cửa phòng. Chea đang lóng ngóng tìm tần số của đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Có tiếng lách tách lớn.
      “Achea, vặn âm thanh nhỏ lại” Pa nói, mày nhăn tít.
      Điệu nhạc Mỹ bằng kèn đồng vẳng ra – bài nhạc chính của đài Tiếng nói Hoa Kỳ.
      “Đây là đài Tiếng nói Hoa Kỳ ở Khmer” Giọng nam báo hiệu bằng tiếng Anh, rồi tiếp theo là giọng nữ nói bằng tiếng Cambodia “từ thành phố Washington. Tôi là…Thưa quý vị, xin lắng nghe những biến cố vừa xảy ra tại Cambodia…”
      Thoạt tiên tôi cảm thấy dễ chịu nghe giọng nói này, vì cô ta nối kết chúng tôi với thế giới bên ngoài, khui mở các sự kiện, hay những gì mà đài phát thanh tuyên bố là đã xảy ra. Nhưng cái cảm giác nhẹ nhõm này rất ngắn ngủi. Tôi lo lắng khi thấy Pa chau mày. Rồi tất cả mọi người – chị Chea, chị Ra, các thím, các chú – tất cả đều có vẻ lo âu buồn bã. Họ đưa mắt liếc Pa khi nghe ông thở dài. Ông như cái hàn thử biểu đo nỗi lo sợ của chúng tôi.
      “Achea, tắt máy đi” Mak ra lệnh “Chúng sẽ nghi ngờ chúng ta đấy”
      Chị Chea liếc mắt nhìn Mak nhưng tay vẫn không nghe lời. Mak bèn bước tới trước chiếc radio với tay định tắt.
      “Khoan đã” Pa kêu lên, lấy tay chặn Mak lại.
      Rồi cái đầu của Kong Houng từ ngoài cửa thò vào. Ông nội hốt hoảng thì thào “Có một người đang đứng dưới nhà lắng tai nghe đó. Anh ta đứng ngay phía dưới căn phòng này” Ông chỉ, chọc xuống sàn nhà có nhiều lỗ hở rộng “Đó là một tên chhlop [1]. Con phải cẩn thận”.
      Pa quay người về phía ông nội, Mak bèn vội vã với tay tắt radio. Bà làm chúng tôi đứt đoạn với thế giới bên ngoài nhưng lại nối kết chúng tôi bằng chiếc mặt nạ của nỗi sợ hãi trên mặt. Chỉ đến lúc đó cha tôi mới hiểu hết những điều ông nội tôi vừa nói.
      Ngày hôm sau một cán bộ Khmer Đỏ đến tịch thu chiếc radio, chẳng cần đưa giấy tờ hay đeo phù hiệu gì cả, chỉ cần bộ đồng phục đen đủ biểu hiện cho quyền lực rồi. Ông ta bảo cái máy này bây giờ thuộc về Công xã. Tất cả những gì tôi hiểu được là nỗi sợ hãi. Vào ban đêm, sợ cái ông chhlop nghe trộm, tôi không dám mở miệng nói chuyện với mấy chị, dầu chỉ thốt ra một vài tiếng như “Đưa em cái chăn”, như thể chỉ cần thì thầm bất cứ điều gì cũng đều gây nên phiền phức hay tai hoạ.
      Ban đêm, tôi nhấc chiếc nệm ngay chỗ nằm lên, nhìn xuyên qua các kẽ hở của tấm ván sàn để xem có chhlop đang lẩn quất dưới gầm nhà như một con ma hay không. Khá chắc, tôi thấy một bóng người đứng trong một góc tối của căn nhà, ngay dưới phòng ngủ của chúng tôi. Tôi sợ quá, buông vội tấm nệm xuống, rụt người lại như thể vừa chạm ngón tay vào thép bỏng. Tôi rúc sát vào người chị Chea.
      Sau khi chúng tôi đến đây một vài ngày, lãnh đạo Khmer Đỏ của làng Year Piar – trước đây từng là công nhân hay tá điền của ông bà tôi – ra lệnh cho cha tôi và các chú phải đi làm việc nhân danh Angka Leu. “Văn phòng” của Pa bây giờ là một cánh đồng trống. Một cái cuốc, một cái rổ tre và cái đòn gánh thay cho bút giấy. Họ ra lệnh cho những người đàn ông mới đến đi đào đất để xây các con kênh dẫn nước mà chẳng trả tiền công gì cả, để thúc đẩy cuộc cách mạng tiến lên.
      Sau bữa ăn tối, một cơn gió mát khiến đại gia đình và tôi tới ngồi trên tấm phản bằng gỗ sồi thật nặng – vừa mới mang từ bên ngoài vào, ngay từ cầu thang lên. Cả ngày chịu sức nóng và công việc ngoài đồng, mấy người đàn ông bây giờ tìm cách xả hơi, cố đón lấy cơn gió mát như thể người sắp chết khát đón một bát nước.
      Chính ở đây mà Pa chia xẻ tư tưởng và tình cảm của mình về ngày đầu tiên ông lao động cho Khmer Đỏ. “Bọn này câm hết cả rồi” ông lắc đầu thốt lên “Chúng sử dụng người có học để đi đào đất, loại công việc để cho những người không có học làm”.
      “Trong thời này” ông vừa nói vừa toét miệng cười “tất cả những gì mình cần để thi đậu là biết cách đào đất”.
      Một trong số chúng tôi tham gia bằng cách cười vang.
      Mak đưa mắt nhìn quanh “Bố chúng mày nói năng thật vô ý tứ”, bà báo động “Nếu họ nghe được những gì bố nói, chúng ta sẽ bị phiền phức đấy. Đùa mà không nghĩ gì cả”. Mak nhìn Pa bằng một cái nhìn phản đối nghiêm khắc. Mọi người đều biết điều đó có nghĩa là gì.
      Lời của Mak làm nụ cười của chúng tôi tan biến. Pa đưa mắt nhìn quanh “ Chúng ta đừng nói chuyện nữa” ông nói nhỏ “Thời này vách có tai đấy”.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #21

       27/7/2011, 20:25

      Khmer Đỏ, nguyên là bóng ma của rừng rậm, giờ đây dường như ở khắp mọi nơi. Chúng giống như ruồi bay quanh chúng tôi, ở khắp nơi nhưng lại vô hình. Chúng giống như cơn gió thổi tung tàu lá chuối, không thấy được nhưng đầy quyền lực.
      Angka bây giờ là ông chủ của số phận chúng tôi. Sáng hôm sau Khmer Đỏ ra lệnh cho chúng tôi tham dự một cuộc mít tinh. Mít tinh đón chào “con người mới”, chúng tôi được bảo như vậy. Là những người mới đến, phần lớn gia đình chúng tôi phải tham dự, ngoại trừ Mak phải ở nhà để trông nom Vin, Map và Avy.
      Chúng tôi ăn mặc như đi lễ chùa hay đi học. Tôi nắm tay cha tôi đi bộ đến dự cuộc mít tinh. Pa mặc áo sơ mi tay ngắn, quần tây, còn tôi thì mặc đồng phục học sinh. Đi chừng bốn dặm, chúng tôi đến một cánh đồng rộng, trống trải, có đầy người mặc y phục mùa xuân, họ không phải là người làng địa phương. Có đến hàng trăm người, tất cả đều ngồi chồm hổm hoặc ngồi bệt lên tấm vải hoặc tấm nhựa trải trên đất. Tất cả chúng tôi đều như những đứa trẻ lạc bầy ăn mặc tề chỉnh, ngạc nhiên thấy mình ăn mặc quần áo đẹp vào chỉ để được ngồi trên đất bụi.
      Tôi lay tay cha tôi “Pa, xem người ta ngồi trên đất kìa!”
      “Pa biết” .
      Khối người ngồi trên đất lổm chổm như nấm rơm này thu hút sự chú ý của chúng tôi. Ánh nắng mặt trời chiếu gay gắt khiến chúng tôi loá mắt, phải lấy tay che trên mắt, trông giống như đang đưa tay chào vậy. Tôi nhìn sững cái khối người đó, đưa mắt quét đi quét lại nhiều lần toàn cảnh như một cái máy quay phim quan sát, cố chụp ảnh những kẻ lạ. Ngay cả trong những trong những giấc mơ hoang dại nhất của mình, tôi cũng không bao giờ hình dung nổi một cuộc mít tinh như thế này, một cuộc tụ tập ngu ngốc, man dã như thế này, như một cuộc hành trình đi ngược lại thời gian về quá khứ vậy.
      Tôi đưa mắt liếc nhìn Pa. Tại sao chúng tôi phải ngồi bệt xuống đất và vâng lời Khmer Đỏ? Chúng tôi không thể chỉ tuân lời chúng. Chúng tôi không thể để cho chúng thiếu tôn trọng chúng tôi như vậy. Tự sâu trong lòng tôi bùng lên một ngọn lửa. Tôi có cảm giác rằng nếu tôi ngồi xuống, tôi đã đầu hàng bọn Khmer Đỏ mãi mãi. Tự trong lòng mình, tôi la lớn, các ngươi không thể bảo ta phải nghĩ gì!
      Lần đầu tiên tôi giận dữ và thách đố bọn Khmer Đỏ, những kẻ đã đẽo gọt đời sống của tôi cũng như của gia đình tôi. Tôi không còn thấy buồn và sợ hãi nữa. Giờ đây tôi đã biết mùi vị của giận dữ, vì tôi biết tôi không muốn rơi vào cái vòng xoáy của tăm tối, không lý trí, tuy nhiên tôi vẫn bị nó nuốt chửng.
      Đứng sau cả một dặm người, Pa ngồi xuống trên gót chân, còn tôi đứng bên cạnh ông. Cả gia đình tôi cũng ngồi chồm hổm xung quanh. Pa bảo tôi ngồi xuống, tôi trả lời chỉ bằng một cái lắc đầu mạnh mẽ.
      Con không muốn làm bẩn áo quần, con không muốn nghe chúng, con không thích chúng. Cơn giận dữ sôi lên sùng sục trong người tôi. Từ trong thâm tâm, tôi muốn báo cho cha tôi biết khi tôi bướng bỉnh đứng trước cái sân khấu tạm thời, liếc mắt nhìn bọn Khmer Đỏ trong bộ đồng phục màu đen ngu xuẩn, chân đi những đôi dép cao su xấu xí. Tôi càng căm ghét cuộc cách mạng lạc hậu của chúng chừng nào vì nó đe doạ cuộc sống an toàn của tôi, thì tôi càng căm ghét cái sân khấu của chúng hơn nữa. Đó là một cái sân có mái che màu xám, có hai cái xà phía trước, mỗi bên treo một cái loa phóng thanh hình quả chuông. Trông giống như bàn thờ ảo của quyền lực.
      Cuối cùng loa phóng thanh cũng gào lên the thé, tiếp theo là giọng ra lệnh của một người đàn ông “Các đồng chí, bây giờ chúng ta bình đẳng, không còn có người giàu, người nghèo. CHÚNG TA BÌNH ĐẲNG. TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU MẶC ĐỒNG PHỤC MÀU ĐEN!”.
      Đen? Tôi nhìn áo quần mình rồi lại nhìn Pa, miệng ông vỡ thành một nụ cười.
      “Chúng ta chống “đế quốc Mỹ” với hai bàn tay không, và đã chiến thắng họ. Chúng ta dũng cảm…Chey yo (hoan hô) Cambodia Dân chủ, chey yo, chey yo…Para chey (đả đảo) bọn đế quốc Mỹ, para chey, para chey.”
      Vì chúng tôi là những con rối của Khmer Đỏ nên chúng tôi cũng làm như vậy, gào lên “chey yo” và đưa nắm đấm lên trời, rồi “para chey” với nắm tay dứ xuống đất.
      Ngay cả chỉ mới chín tuổi đầu, tôi đã nhận ra rằng cuộc mít tinh này là gian trá. Làm thế nào mà những lãnh đạo Khmer Đỏ đó mù quáng nói những điều mà nhiều người trong số chúng tôi, kể cả trẻ con, đều biết là gian trá? Ý định của chúng là gì?
      Sau vài tiếng đồng hồ lắng nghe những bài hát vô hồn dưới ánh nắng mặt trời oi bức, tôi chỉ biết một điều là mình cảm nhận một mầm mống thách đố bật lên từ trong thâm sâu của lòng mình. Suốt thời gian đó, tôi nhất quyết không sụm xuống đất vì mỏi chân. Đó là một thái độ chống đối nhỏ, nhưng rất quan trọng.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #22

       27/7/2011, 20:26

      Ngày hôm sau cơn suyễn của tôi trở lại. Như mọi khi – Pa là bác sĩ của tôi – ông luôn ở đó vì tôi, kiểm soát hơi thở của tôi, lắng nghe phổi tôi, cố làm cho tôi khá hơn khi ngực tôi phồng lên xẹp xuống, cố hít lấy không khí. Đêm đến, trước khi đi ngủ, Pa lại áp tai vào ngực lắng tai nghe hơi thở mệt nhọc của tôi một lần nữa, rồi cho tôi thêm thuốc uống. Bao giờ cũng vậy, Pa luôn có cách sắp xếp mọi thứ. Pa thật là một người cha tốt. Ông cười ấm áp rồi nói “Koon, khi thuốc của con hết, đừng bệnh nữa, nghe?”
      Tôi nhìn vào mắt Pa và hiểu ông muốn nói gì.
      Từ khi tôi bị bệnh, Pa để tôi ngủ bên ngoài, dưới cầu thang. Tôi nằm trên tấm phản gỗ sồi, chen giữa ông và Kong Houng. Tối hôm sau khi tôi bắt đầu ngủ, tôi nghe tiếng ông gọi tên tôi và tay ông chạm nhẹ lên mặt tôi.
      “Athy, koon, có khó thở không? Nếu con muốn thì ngồi thẳng lên”.
      Tôi mở mắt và thấy bóng Pa bên cạnh tôi. Ông vỗ đầu tôi rồi đặt tai áp vào bộ ngực đang khò khè của tôi cố nghe tiếng phổi. Biết có Pa ở gần, tôi rên lên một tiếng chỉ để cho ông biết tôi đã nghe ông rồi tôi nhắm mắt lại. Khi tôi mở mắt ra, Pa đã đi đâu mất, và tôi chìm trở lại trong giấc ngủ bồn chồn.
      “Xin mời ngồi. Xin mời” tôi nghe một giọng nói.
      “Vâng, vâng” ba giọng nói khác đồng loạt trả lời.
      Tôi mở mắt ra và kia, đối diện với tôi nơi mép đàng kia của tấm phản là hai người đàn ông và một người đàn bà mà tôi chưa từng gặp. Cả ba đều mặc đồng phục đen, cổ quấn khăn rằn màu trắng đỏ. Đón họ chính là Kong Houng, mà giọng nói tôi nghe thấy đầu tiên khi mở mắt. Ông ngồi bên cạnh tôi, một ngọn đèn dầu mờ để bên cạnh. Sợ hãi và lo lắng tôi ngồi bật dậy. Tôi nhìn thấy Pa đang đi từ trên thang xuống.
      “Pa!” tôi kêu lên, người tôi run và nóng.
      “Cứ ở yên đó, Pa đến đây”
      Sau khi chào mấy người lạ, Pa ngồi xuống gần tôi, cạnh ông nội, đối diện với khách, chân xếp trên tấm phản. Ông đưa tay vỗ nhẹ lên đầu tôi và bảo tôi tiếp tục ngủ. Tôi vâng lời và nhắm mắt, nhưng tôi không thể nào ngủ lại được nữa. Ba người này đến gặp Pa để hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến chú Seng hiện đang ở đâu và nghề nghiệp trước đây của Pa cũng như của chú Serg và chú Sorn. Tôi nằm đối diện với họ, cuối cùng hiểu được mục đích của cuộc gặp mặt này.
      Kong Houng đã báo trước cho Pa và các chú của tôi về những người ở địa phương muốn gặp họ. Trước đây thì đó là chuyện bình thường, hàng xóm láng giềng gặp mặt nhau vậy thôi. Nhưng bây giờ điều này có vẻ là điềm xấu. Những người này không phải là khách thăm mà là những người thẩm vấn. Họ nhìn chằm chằm, trực tiếp như muốn đốt cháy Pa – một tiếp xúc bằng mắt khắc nghiệt không thường thấy trong văn hoá ứng xử của người Cambodia – trong khi Pa vâng lời giải thích về những công việc đã làm và những công việc trước đây của các chú.
      Khi Pa vừa nói xong, người phụ nữ đột ngột tấn công, hỏi Kong Houng về chú Seng “Thế người con trai kia của ông hiện ở đâu? Cái người lái máy bay ấy?”
      “Tôi không biết tại sao thằng Seng lại không về nhà. Hầu hết các con tôi và con cái của chúng đều về đây hết cả” Kong Houng nói, nhỏ nhẹ và có vẻ thật sự ngạc nhiên. Ông quay sang Pa và nói “Atidsim bảo rằng rằng chúng rời nhau trên đường về đây. Tôi cũng chẳng biết gì khác để nói với quý vị”.
      Pa bèn lao vào cứu nguy. Ông giải thích rằng chú Seng tách khỏi chúng tôi trong lúc tháo chạy hỗn loạn ra khỏi Phnom Penh và thất lạc nhau trong những ngày cuối cùng đó. Đó là lời nói dối duy nhất của Pa.
      Ông bảo rằng chúng tôi đã cố chờ chú Seng nhưng mãi không thấy. “Tôi nghĩ nó có thể tìm đường tới đây, vì thế sau khi lạc nó chúng tôi vẫn tiếp tục đi. Tôi chẳng biết tại sao bây giờ nó vẫn chưa đến đây. Tôi hy vọng nó đến để gặp đông đủ bà con họ hàng” Cha tôi trả lời nhã nhặn và thuyết phục.
      Câu chuyện Pa dựng lên bỗng dưng làm tái hiện trong tôi những ký ức về ngày chú Seng rời nhà và sự bất lực của Pa khi ông đứng nhìn chú bỏ đi. Khi tôi nhìn những người Khmer Đỏ trước mặt, những lời nói cuối cùng của chú Seng hôm đó lại hiện ra trong trí tôi “Bọn Khmer Đỏ là kẻ thù thứ nhất của em. Em không thể ở lại để nhìn mặt chúng”. Đây chính là quyền năng thú vị của trí óc. Chúng không thể ngăn chặn được tư tưởng không nói ra thành lời của tôi. Chúng cũng không thể thẩm vấn ký ức tôi.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #23

       27/7/2011, 20:28

      Một ngày khác, lại một điều mới để học hỏi. Vì bây giờ không có chợ búa chúng tôi thường xuyên phải ứng biến với tình thế. Đây là Trật Tự Thế Giới Mới vô vọng, cách của Khmer Đỏ. Chị Ra và Ry được phái ra hồ để bắt cá nấu canh ăn hàng ngày. Chúng tôi không hề có lưới bắt cá thích hợp, cho nên Mak đề nghị họ dùng vải mùng thay cho lưới. Lần đánh cá duy nhất họ đã làm để chơi là ở Takeo, lúc đó họ dùng dây gấc và lưỡi câu quăng xuống nước để bắt những con cá bạc gần nhà chú tôi. Việc này chỉ có một khó khăn lớn nhất là cầm giun. Bây giờ việc các chị làm là đi bộ qua hồ với miệng lưới mở rộng quét trong nước để bắt cá và các đồ phế thải.
      Khi tôi đã khá hơn, tôi cũng được yêu cầu đi theo để giúp đỡ các chị. Tôi không muốn nhưng chị Ra và Ry bảo việc này rất dễ. Tất cả những gì tôi phải làm là mang một cái rổ đi theo hai chị bắt cá. Sáng hôm đó trời phủ mây, hơi lạnh. Chị Ra và chị Ry đứng trên bờ nhìn ra hồ, giờ đây thu nhỏ lại vì sức nóng của mùa hè, tự hỏi sẽ lội ra hồ như thế nào. Chị Ra và Ry hỏi nhau “Mình sẽ bắt đầu đi từ đâu?” Họ ngắm nhìn mặt nước còn tôi thì ngắm nhìn những chiếc lá màu xanh nhỏ nổi bồng bềnh trên mặt hồ, rồi vào các cây cỏ nước cao mọc ở giữa hồ và những cành cây khô nhô lên như những bộ xương. Bây giờ thì xem ra nhiệm vụ của tôi không còn dễ dàng nữa. Tôi sẽ phải theo hai chị lội ra giữa hồ và tôi rất hãi khi phải bước lên những vật mà tôi không thể nhìn thấy và còn sợ dẫm phải vào gai nữa.
      Chúng tôi bắt đầu ở phía bờ thấp, nơi có nhiều cỏ nước cao. Nước mát lạnh và tôi nhón chân trần đi xuống. Có cảm giác thật lạ khi lòng bàn chân tôi chìm vào trong bùn, ép vào giữa các ngón chân giống như bột gạo nhão và mát. Tôi sợ đi xa hơn nữa nhưng vẫn phải đi theo hai chị, lúc đó đã bỏ xa lên phía trước, đang nhắc lưới lên trên đám cỏ nước. Chị Ra và chị Ry cố gắng một cách vụng về để hành động nhịp nhàng, quyết định khi nào thì hạ lưới xuống để bắt cá, khi nào thì quay lại. Giống như tôi, tính hai chị tuy câu nệ nhưng cương quyết. Hình như trách nhiệm để sống còn đè nặng lên tất cả mọi người.
      Vào lúc đó tiếng của họ lặng đi và âm thanh duy nhất tôi nghe được là tiếng xì xụp của chân chúng tôi bước đi trong làn nước yên tĩnh, làm khuấy đảo lớp cặn từ đáy hồ lên như một vũ khúc điên rồ. Cũng như mấy mẩu cặn ở đáy hồ, tôi hầu như cảm nhận được sự va chạm ngẫu nhiên, cơn lốc xoáy chính trị tác động đến tất cả chúng tôi, huỷ hoại tương lai. Cũng như những mảnh cặn, tôi biết rằng đời sống không bao giờ rơi trở lại vào cái trật tự như trước nữa.
      Và tôi bắt đầu học cách để sống còn, học bắt cá, từ con cá nhỏ xíu như cá cấn đến con cá to bằng trái dưa chuột. Tôi co rúm người lại khi những vật lạ, mảnh quét qua bàn chân. Bước từng bước một, tay mang thúng, tôi hồi hộp nhìn những con cá nhỏ lấp lánh, nhảy nhót trong lưới. Giữa lúc đang hồi hộp ấy, có con gì cắn vào chân tôi. Tôi nhấc chân lên và thấy một con vật đen mềm, to cỡ bằng trái đậu đũa đang bám vào dưới đầu gối tôi, thân mình cong lại thành một vòng hình bán nguyệt.
      “Con gì bám vào chân em vậy?” Tôi tò mò hỏi chị Ra và Ry.
      “Ôi chị Ra, con đỉa!” chị Ry kêu rú lên, líu lưỡi. Chị nhấc chân mìn lên xem liên tục để có thấy con đỉa nào bám vào không.
      Tôi bật ra một tiếng kêu dài “Ô!” ngay khi chị Ry vừa nói ra từ “đỉa”. Thật ra tiếng này không có nghĩa gì đối với tôi nhưng bộ mặt khủng khiếp của chị và cái điệu nhảy choi choi trong nước, dậm chân thình thịch giống như một đứa bé nổi cơn tam bành làm tôi sợ hãi. Tôi gào lên, dậm chân và tóe nước, nhảy lung tung như hình ảnh phản chiếu cơn động kinh của chị.
      “Giúp em với! Lấy nó ra khỏi em đi!” tôi chạy về phía hai chị.
      Chị Ry bèn bỏ chạy “Ái ái, đừng lại gần chị!” Chị Ry la lớn.
      “Đừng cử động!” chị Ra hét “Đứng yên!”
      Tôi vừa khóc vừa nhìn ra xa trong khi chị Ra dùng lưới lấy con vật đang hút máu ra khỏi chân tôi.
      Sau cơn động kinh đó, chị Ra quyết định rằng chúng tôi đã đánh cá xong. Trên đường về lại nhà Kong Houng, tôi hỏi hai chị về loài đỉa. Các chị bảo cho tôi biết loài đỉa hút máu – máu người, trâu bò. Chị Ry cười, mặt đỏ bừng. Bây giờ chị vui khi nhớ lại vẻ ngu ngốc của tôi, vừa dẫm chân trong nước vừa gào đến rách phổi. Chỉ bấy giờ mới thấy vui. Tôi cũng tủm tỉm cười trước hình ảnh chị Ry cố chạy xa khỏi tôi ra. Giống như những cô học trò, chúng tôi cười vui trước sự ngốc nghếch, trước kinh nghiệm mới, trước cách sống mới của mình.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #24

       27/7/2011, 20:28

      Giờ thì đã trở thành chuyện bình thường. Mỗi sáng, sau khi đánh cá xong, tôi ra rửa ráy ở ngoài giếng. Tôi đã học cách để không còn sợ giếng nữa. Tôi hạ chiếc gàu xuống rồi múc lên một lượng nước vừa với sức mình xách. Sau khi đánh cá rồi rửa ráy xong là tôi vội vã đi ăn sáng. Thường tôi ăn với Mak, các anh chị, các cô; Pa Kong Houng và các chú ăn riêng nhưng đôi khi phụ nữ trong nhà cũng ăn với họ.
      Đã hai tuần kể từ khi chúng tôi bước vào cái thế giới lạ lùng và cuộc sống mới này. Pa và các chú được yêu cầu đi báo cáo về “định hướng” của mình với Angka Leu. Người ta bảo rằng họ sẽ được học tập về chính quyền mới, và sẽ đi học tập trong một thời gian. Chính xác là bao lâu thì không ai biết. Họ sẽ phải đợi và có xe bò chở họ đi. Tin này làm mọi người bồn chồn và không ai nói nhiều về chuyện này. Giờ đây chúng tôi đã học được cách giấu nỗi lo âu của mình vào một góc thầm lặng của riêng mỗi người.
      Buổi sáng đi “định hướng” cuối cùng cũng tới và tôi đã dự định cùng ăn sáng với Pa trước khi ông rời khỏi nơi đây. Dù ông không chia xẻ kế hoạch này với ai, tôi nghĩ rằng đó là một cách bày tỏ cho ông biết tôi sẽ nhớ ông đến chừng nào.
      Đi bắt cá xong, tôi vào nhà bếp và đặt phần thức ăn kiếm được trong ngày bên cạnh lò. Tôi thất vọng thấy Pa đã ăn sáng cùng với các chú và ông nội. Âm thanh của muỗng, đĩa, bát chạm nhau. Mỗi người khi đưa muỗng lên miệng đều đăm đăm nhìn vào muỗng. Tôi cảm thấy được sức nặng của ý tưởng họ, dù không nghe họ nói gì. Dù ngồi cùng nhau họ trông thật cô độc, như là những người lạ chỉ vừa mới gặp mặt. Sự bất động của họ như một làn khí lạ thổi qua nhà, một nỗi buồn nặng nề đến nỗi nó toả ra như một làn khói dày khiến tôi ngạt thở. Đột nhiên tôi cảm thấy thật cô độc, như có ai lấy đi một cái gì đó ra khỏi người tôi vậy. Từ nhà bếp, tôi vọt xuống cầu thang chạy ra giếng. Tôi vội vã rửa qua loa nước bùn, nước hồ bám vào chân, rồi chạy trở lên nhà bếp. Mấy người đàn ông đã đi rồi, nhà bếp trống không. Tôi muốn đi tìm Pa, nhưng nghĩ mình còn thời gian xới một bát cơm chan với canh ăn cho đỡ đói. Với chén cơm trong tay, tôi vừa chạy tìm ông khắp nhà vừa đút cơm vào miệng. Nhưng tôi chỉ thấy Mak cùng các chị và các cô.
      “Mak! Pa đi đâu rồi?” Tôi hỏi, lòng vô cùng sợ hãi.
      “Họ mang xe bò đến đón Pa và các chú đi rồi” Mak đang ngồi trên s`nó nhà xếp quần áo, nói nhỏ.
      Tôi ùa ra, xuống cầu thang, một tay cầm chén cơm, tay kia vịn vào tay vịn. Tôi muốn bắt kịp Pa, muốn thấy lại ông. Tôi chạy theo lối đi sau nhà, nhưng không tìm thấy ông đâu cả. Các chú tôi cũng ra đi rồi. Không nhìn thấy xe bò, cũng chẳng thấy ai cả.
      Miệng tôi không còn nhai cơm, chỉ phát ra một âm thanh buồn bã vô hạn. Tôi chạy ra vườn chuối, rồi ngồi bệt trên nền đất. Chỉ một giây trước đây mình nhìn thấy Pa, vậy mà bây giờ Pa đã đi rồi! Tôi nức nở, úp mặt và nỗi thống khổ vào lòng hai bàn tay.
      Rồi nhìn lên toàn là chuối, tôi van nài “Pa ơi, trở lại đi! Trở lại, Pa. Trở lại với koon của Pa đi…”
      Trong từng hơi thở, tôi đều cầu xin cho Pa trở lại. Không, còn quá sớm mà! Pa đi quá sớm. Pa không đợi con. Không, đừng đi.
      Tôi chưa bao giờ thấy đau đớn đến thế trong thân thể của mình. Cả ngực. Cả mắt. Cả cổ họng. Nỗi đau phủ khắp mọi tế bào, chạm đến mỗi chân tay, mỗi bộ phận trong người. Trước đây Pa chưa hề rời tôi lấy một ngày. Chưa bao giờ. Thế mà giờ đây ông đã đi khuất, và trong trực giác sâu thẳm tôi biết có một điều gì đó không ổn.
      Cùng với nỗi buồn là những cảm xúc thất vọng và phẫn nộ. Dẫu chỉ mới lên chín tôi đã thấy giận dữ điên cuồng bọn Khmer Đỏ vì đã đem cha tôi đi mất. Tôi trút cơn giận vào các tàu lá chuối: tôi xé nát những lớp vỏ mỏng như giấy nơi thân chuối, vât đi rồi dùng nắm tay đấm liên hồi vào thân cây. Tôi điên lên vì Khmer Đỏ. Tôi khóc đến cạn nước mắt cho đến khi người tôi rã rời vì mệt. Tôi dựa vào cây chuối mà tôi vừa mới hành hạ, đầu gục xuống trên đầu gối. Tôi cảm thấy hoàn toàn trống rỗng.
      Nhiều ngày trôi qua kể từ Khmer Đỏ đem Pa và mấy chú của tôi đi. Tôi đã đếm từng ngày cho đến khi cha tôi trở về, cẩn thận ghi bằng giấy bút. Tôi gạch bút lên cuốn lịch riêng, ghi những ngày không có ông. Mak bảo tôi là một tháng, đó là điều Khmer Đỏ nói với bà. Hàng ngày tôi ra sau vườn cây, đứng khóc một mình và gọi Pa. Giống như mặt đất thiếu mặt trời, tôi trôi dạt trong bóng tối, nghĩ về Pa, tự hỏi ông đang ở đâu, đang làm gì. Pa có nhớ đến chúng tôi, nhớ đến tôi không.
      Khi ánh mặt trời đã đầu hàng bóng tối, tôi vẫn nghĩ về Pa. Tôi không còn sợ cái gã chỉ điểm núp dưới sàn nhà tôi nữa. Tôi ngồi lên chiếc xe gắn máy của Pa vẫn để dưới gầm nhà nơi gã chỉ điểm thường núp để nghe trộm chúng tôi. Nắm lấy tay cầm bọc cao su đen, nơi còn in dấu tay cuối cùng của Pa, tôi lại trở về cái thế giới như khi Pa còn ở với chúng tôi. Đau đớn, tôi đi ngược lại thời gian, trở lại cái quá khứ khi cặp mắt ướt của tôi cứ đăm đăm nhìn vào bảng chỉ tốc độ nơi xe, cái kim màu đỏ rực chỉ nơi số không.
      Tôi hồi tưởng về thời gian đẹp đẽ xưa kia, khi Pa dẫn chúng tôi đến tiệm ăn và đến cung điện nơi gia đình hoàng gia sống. Tôi nhớ những đêm ở Takeo. Pa đánh thức mọi người dậy để ăn món bánh mì kẹp pa tê. Ông bế tôi từ giường ra bàn ăn. Ông đút cho tôi cho đến khi tôi tỉnh hẳn, tôi mở mắt ra để nhìn thấy một đĩa lớn đầy thịt, dưa chuột và bánh mì Pháp ở trước mặt. Kỷ niệm trong tôi lên tiếng cho đến khi nó làm cho tôi đau đớn. Cho đến khi tôi sụp đổ.
      Đại ka Forum
      Vip Member

      Gender : Nữ

      Posts : 7493

      Points : 116345

      Liked : 7676

      : 18/04/1993

      #25

       27/7/2011, 20:29

      “Athy, tại sao em khóc? Em không sao chứ?” Chị Chea đến cứu tôi.
      “Chị Chea, em nhớ Pa. Em nhớ Pa lắm”.
      “Nín đi, p’yoon srey, chị cũng nhớ Pa như em vậy”.
      Chị vói tay ôm lấy tôi, kéo tôi vào lòng. Trong vòng tay chị, tôi càng khóc dữ hơn, buông xả hết mọi nỗi đau đớn lâu nay tôi vẫn giấu kín trong lòng trước gia đình. Chị Chea siết tôi thật chặt. Tay chị xoa xoa đầu tôi ,và sự đụng chạm nhẹ nhàng ấy làm dịu nỗi đau trong tôi. Nó làm tôi ngủ được, nằm cạnh các chị tôi, tay ôm cứng chiếc áo sơ mi của Pa. Tôi vừa ôm lấy ông trong tâm trí vừa hít lấy mùi của ông từ chiếc áo. Tôi hít sâu – tôi yêu Pa – những tiếng tôi chưa bao giờ thật sự thốt ra khỏi miệng. Tôi nhớ Pa như nhớ một mảnh của thân thể mình. Rồi tôi bồng bềnh thiếp đi.
      Một tháng đã trôi qua, Pa vẫn chưa về. Bây giờ thì Khmer Đỏ triệu tập Mak dự cuộc mít tinh với những người phụ nữ khác cũng có chồng bị đem đi xa. Trong cuộc họp, Khmer Đỏ hỏi mọi người phụ nữ ở đó có muốn đến chỗ chồng của họ để cùng làm việc ở đó trong một “văn phòng” không. Tất cả những người kia đều trả lời có. Ai lại không muốn ở cùng với chồng? Nhưng Mak thì không. Bà trả lời với Khmer Đỏ rằng bà muốn ở lại trong làng và làm việc cho Angka Leu hơn. Đúng ra đáng lẽ Mak đã nói ngược lại nếu không vì Som, người phụ nữ có chồng trước đây làm công cho Kong Houng trước khi Khmer Đỏ “giải phóng” Year Piar. Som đã bí mật đến gặp Mak ngày trước cuộc mít tinh và dăn bà phải nói như thế nào. Mặc dù bà Som không nói lý do nhưng Mak vẫn nghe lời, lập lại đúng lời bà ta dặn trước lãnh đạo Khmer Đỏ. Trực giác của Mak khi tin vào lời của bà Som đã cứu cả gia đình chúng tôi. Ngay sau đó những người phụ nữ tình nguyện đi theo chồng được mang đi ngay.
      Mấy ngày sau, đi trong làng, Mak thấy một người đàn ông mặc chiếc áo sơ mi của Pa – chiếc áo màu kem, ngắn tay với một túi áo ở phía trước. Nơi ngôi làng nghèo khổ này, một chiếc áo sơ mi văn phòng đơn giản cũng nổi bật. Không hề sợ hãi, Mak đi theo người đàn ông đó và đòi hỏi ông ta phải nói cho bà biết ông ta đã lấy chiếc áo đó từ đâu. Bối rối vì chạm trán Mak đột ngột, ông ta ấp a ấp úng rằng áo ấy do người ta phân phối cho ông. Mak điên lên vì cái ý nghĩ rằng người ta đã phát tán áo quần đồ đạc của chồng mình. Tuy nhiên, cố nuốt cơn giận, bà đi đến nhà bà Som để biết sự thật. Mak nghĩ rằng bà Som biết vì chồng bà là một trong những người địa phương giờ đây đang làm việc cho Khmer Đỏ, những người đã mang Pa và các chú đi “định hướng”.
      Bà Som nói nhỏ và khẩn cấp cho Mak, sau khi yêu cầu Mak hạ giọng thật thấp. Trong túp lều chỉ được soi sáng bằng ánh nắng mặt trời xuyên qua kẽ vách, bà thì thào kể cho Mak nghe điều gì đã xảy ra cho Pa – sự thật làm lay động đến cốt lõi cái tâm hồn vốn đã khô héo của Mak.
      Pa, chú Serg, chú Sorn và những người đàn ông khác thật ra không được mang đi “định hướng” gì cả. Họ bị mang đến một cánh đồng xa ngoài làng Year Piar để hành hình. Đến nơi, họ bị lôi xuống khỏi xe và bị bắt buộc đào mộ cho chính mình. Sau khi đào xong, cán bộ Khmer Đỏ trói chặt họ lại rồi giết mỗi người bằng một nhát cuốc. Thân xác họ được xô xuống những cái hố họ đã đào sẵn.
      “Chồng chị chống cự lại khi bị trói” bà Som thì thầm. “Ông gọi chúng là dối trá, phản bội. Thế là họ giết ông ngay tức khắc”.
      Máu dồn cả lên mặt Mak, như nung nấu bởi đau khổ và giận dữ. Những phụ nữ muốn được làm việc cùng chỗ với chồng, ra đi cùng với con cái và cha mẹ đều bị hành hình. Thân thể họ được vùi trong cánh đồng trống, nhưng những đồ đạc cá nhân của họ được mang trở lại Year Piar để phân phối cho dân làng, đồ đạc của Pa cũng như của các chú tôi cũng vậy. Sở hữu của người chết được truyền lại như một phần thưởng khủng khiếp cho người sống.
      Mak về nhà và lập tức kể hết cho chúng tôi nghe. Mẹ trấn tĩnh, thuật lại tin xấu một cách cẩn thận. Mẹ không lộ ra nỗi đau, không gào khóc, ngay cả trong gia đình. Giống như các tình cảm khác, nỗi đau này phải được giấu kín. Mak báo tin này cho các con bằng một giọng nhẫn nhục, chịu đựng và nói rằng do Som đã kể lại cho bà nghe. Nghe xong, không ai hỏi gì thêm, và riêng tôi, một cách thẫn thờ, tôi không hề thấy ngạc nhiên.
      Nhưng trong tôi, những câu hỏi bùng dậy. Hỗn loạn hơn là giận dữ. Pa đã làm gì để bị giết như vậy? Ông đã không bao giờ là gì khác hơn là một người cha chăm chút, một người chồng có trách nhiệm và một người con tận tuỵ. Nhớ như vậy, thoạt tiên tôi bối rối vì việc giết người vô nghĩa này hơn là thấy buồn. Trong thời đại này, mọi luật lệ đều bị vặn vẹo: có giáo dục là một tội lỗi, sự thành thật không được trả giá. Vậy cái gì sẽ được trả giá? Tôi tự hỏi. Và tôi tự trả lời lấy câu hỏi này. Tôi nhớ một câu ngạn ngữ Cambodia mà tôi nghe người lớn khi nói chuyện với nhau thường dẫn “Đừng bỏ cuộc trước con đường quanh co, nhưng cũng đừng giẫm lên con đường thẳng”.
      #26